Xem Nhiều 6/2023 #️ 10 Dấu Hiệu Báo Động Bệnh Ung Thư # Top 8 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 6/2023 # 10 Dấu Hiệu Báo Động Bệnh Ung Thư # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Dấu Hiệu Báo Động Bệnh Ung Thư mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 1. Sút cân không rõ lý do

Bạn không làm việc hay tập luyện vất vả hơn trước, bạn cũng không ăn kiêng và vẫn ăn nhiều như mọi khi, vậy mà vẫn bị sụt cân đáng kể, ví dụ 4 hay 5kg trong vòng một tháng. Sụt cân không rõ nguyên nhân theo kiểu này nhất thiết không được coi thường. Nó có thể là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng hoặc các bộ phận khác của đường tiêu hóa.

Bạn nên đi khám bác sỹ và mô tả càng chi tiết càng tốt về thời gian bắt đầu bị sụt cân và đã bị sụt mất bao nhiêu cân. Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để loại trừ bệnh của tuyến giáp và đề nghị bạn đi chụp CT để xem xét các cơ quan bên trong.

2. Chướng bụng

3. Chảy máu bất thường

Mọi hiện tượng ra máu bất thường ngoài chu kỳ “đèn đỏ” quen thuộc đều cần được quan tâm. Bạn cần hiểu rõ về cơ thể cũng như chu kỳ của mình để biết khi nào sẽ đến kỳ đèn đỏ, bạn sẽ mất bao nhiêu máu và sẽ cảm thấy thế nào. Về cơ bản, không nên bỏ qua bất cứ tình trạng ra máu bất thường nào ngoài kỳ đèn đỏ. Ví dụ, nếu chu kỳ của bạn vốn dĩ rất đều, nhưng đột nhiên trở nên lộn xộn, hoặc chu kỳ thông thường rất nhẹ nhàng, nhưng đột nhiên có những kỳ bạn mất rất nhiều máu và rất đau, thì đó là những bất thường cần đi khám. Những triệu chứng khác có thể đi kèm với tình trạng ra máu bất thường là khí hư có mùi khó chịu, ra máu sau khi quan hệ hoặc có máu trong nước tiểu. Tất cả những dạng chảy máu bất thường này đều cần được kiểm tra vì chúng có thể là những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tiết niệu.

Chảy máu cũng có thể bắt nguồn từ đường tiêu hóa hoặc các phần của hệ tiết niệu, như bàng quang hoặc thận. Nếu thấy có máu trong nước tiểu hoặc trong phân, thì có thể do nhiều nguyên nhân, như bệnh trĩ, hoặc máu từ âm đạo, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, thận hoặc đại trực tràng, vì thế nên đi khám bác sĩ để loại trừ.

Ung thư bàng quang, thận hoặc đại tràng cũng có thể gây ra những triệu chứng như thay đổi về đại tiểu tiện. Nên chú ý nếu thấy có dấu hiệu hoạt động bất thường của ruột và bàng quang, như táo bón, tiêu chảy hoặc đau bụng liên tục. Đi tiểu nhiều lần hơn, hoặc đau trong khi đi tiểu hay đi ngoài, cũng là những dấu hiệu cần để ý.

Cuối cùng, nếu ho ra máu quá một lần, bạn cần đi khám ngay.

4. Thay đổi ở ngực

Mọi người phụ nữ đều cần biết rõ về bộ ngực của mình và cần tự kiểm tra ít nhất một lần mỗi tháng để phát hiện những u cục hoặc những thay đổi khác trong mô vú, trên bề mặt da cũng như trên và xung quanh núm vú. Cần đi khám ngay nếu thấy da trên vú đỏ và dày vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm, là dạng ung thư vú rất hiếm gặp nhưng rất ác tính. Da nổi ban đỏ, bong vảy hoặc ngứa kéo dài vài tuần cũng cần được kiểm tra. Những thay đổi trên bề mặt da cũng bao gồm sưng, lõm (lúm đồng tiền), nhăm nhúm hoặc những nốt sần sùi. Cũng cần quan sát đầu núm vú và tìm những thay đổi bất thường về hình thức. Nếu núm vú đột nhiên tiết dịch (khi không nuôi con bú), bị bẹt ra, nhô lên hoặc tụt xuống (ngược với bình thường), thì tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa phụ sản ngay.

5. Thay đổi ở da

Những thay đổi về kết cấu da, mụn cơm, nốt ruồi hoặc sạm nám, đều có thể là những dấu hiệu của ung thư da. U hắc tố là loại ung thư da phổ biến và có triệu chứng giống như những nốt trên da thay đổi bất thường về màu sắc, kích thước, hình dạng hoặc bờ mép. Nếu có một số nốt trên da trông có vẻ “buồn cười” hoặc khác với màu da bình thường thì nên đi khám. Cũng cần để ý những thay đổi của nốt ruồi hoặc mụn cơm, như to nhanh hơn, mọc lông, thay đổi về màu sắc hoặc hình dạng. Cảnh giác nếu đột ngột bị chảy máu ở da hoặc bong vảy quá nhiều. Hãy quan sát những thay đổi này trong một hai tuần và nếu vẫn không thấy cải thiện thì nên đi khám.

6. Nuốt khó và thường xuyên bị khó tiêu

7. Đau, sốt hoặc ho dai dẳng

Đây là 3 triệu chứng phổ biến và mơ hồ nhất gặp trong rất nhiều bệnh. Cực kỳ khó biết được chúng là do ung thư hay là do một bệnh nào khác, nhưng cũng không được coi thường. Đau không rõ nguyên nhân, dù ở chỗ nào của cơ thể, cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Nếu đau dai dẳng qua một thời gian, và không thể lý giải được bằng vết thương hay bệnh nào khác, thì cần đi khám bác sĩ và mô tả tình trạng đau càng cụ thể càng tốt. Hãy để ý thời gian đau xuất hiện, kiểu đau và điều gì làm đau trầm trọng thêm.

Sốt thường là dấu hiệu của một nhiễm trùng, như cúm, nhiễm vi rút và nhiễm khuẩn, nhưng nó cũng có thể báo hiệu một số loại ung thư. Hội Ung thư Mỹ cho biết sốt là một trong những triệu chứng xảy ra với ung thư máu giai đoạn sớm như bệnh bạch cầu hoặc bệnh lympho. Tất nhiên là không cần chạy ngay đến chỗ bác sĩ mỗi khi bị sốt. Điểm quan trọng là nếu sốt kéo dài và không giải thích được thì cần đi khám, chứ không được bỏ qua.

8. Sưng hạch

9. Thay đổi và loét ở miệng

Nếu có hút hoặc sử dụng thuốc lá, thì nên để ý các dấu hiệu của ung thư miệng. Triệu chứng bao gồm những mảng trắng ở niêm mạc miệng, những chấm trắng trên lưỡi, hoặc mụn loét trên môi hoặc trong miệng. những nốt loét ở da và vùng sinh dục không liền, hoặc gây bầm tím hay chảy nhiều máu, cần được bác sĩ kiểm tra.

10. Mệt mỏi và suy nhược

Cuối cùng, triệu chứng tiềm ẩn của bệnh ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất chính là mệt mỏi. Mệt mỏi là triệu chứng quá thường gặp trong rất nhiều tình trạng đến mức không thể kết luận rằng đó là do ung thư gây ra. Tuy nhiên, mệt mỏi do ung thư có lẽ sẽ không giống với sự mệt mỏi sau một ngày làm việc. Nó khiến bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ hoặc không hề gắng sức chút nào. Mệt mỏi kéo dài, không hết khi nghỉ ngơi và có thể đi kèm với tình trạng suy nhược không giải thích được.

Tất cả 10 triệu chứng và dấu hiệu đượcmô tả ở trên đều là những chỉ báo khó thấy và mơ hồ về một bất ổn nào đó. Không dễ phân biệt các triệu chứng của ung thư và không nên hoảng hốt chỉ vì đột ngột có một cái nốt ruồi ở cánh tay hay cảm giác mệt mỏi đôi chút. Chỉ cần nhớ rằng nếu những triệu chứng này tồn tại dai dẳng hoặc xuất hiện mà không vì một lý do nào, thì cần bày tỏ mối băn khoăn của mình với bác sĩ. Có thể đó chỉ là nỗi lo lắng vô ích, nhưng đó cũng có thể là cách cứu sống tính mạng của bạn.

Cẩm Tú

Theo Asiaone – Nguồn Dân trí

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Bị Ung Thư Phổi

Tỷ lệ ung thư phổi có dấu hiệu gia tăng trong những năm qua. Các yếu tố góp phần thúc đẩy sự gia tăng này là thuốc lá, hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí…

Theo một nghiên cứu gần đây, 25% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cho biết họ không gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm.

Các chuyên gia cho biết, căn bệnh nào cũng sẽ phát ra tín hiệu dù sớm hay muộn. Ung thư phổi cũng vậy, nó biểu hiện ra bên ngoài nếu bạn chú ý theo dõi sức khỏe của mình. Phát hiện sớm có thể giúp bạn có cơ hội điều trị tốt hơn.

Khó thở

Gặp khó khăn trong hơi thở cũng là một dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư phổi. Nếu gặp bất kỳ các biểu hiện như bỗng nhiêu khó thở, hệ thống hô hấp có vấn đề thì không được bỏ qua mà nên đi kiểm tra để biết rõ được nguyên nhân chính xác.

Đau ở vùng ngực

Đau ở ngực hay khu vực vai là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về phổi mà bạn không nên bỏ qua. Trong thực tế, các chuyên gia khuyên rằng, bất kỳ cảm giác khó chịu hay cơn đau bất thường xảy ra liên tục trong khu vực này không được xem nhẹ.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân đột ngột có thể là một dấu hiệu của căn bệnh đe dọa tính mạng này. Sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể có thể tàn phá hệ thống nội bộ, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Thay đổi giọng nói

Nếu có sự bất thường đột ngột trong giọng nói thì nghĩa là bạn đã có vấn đề về sức khỏe. Thay đổi giọng nói có thể do viêm họng, tuy nhiên nếu điều này diễn ra liên tục, kéo dài hơn 3-4 tuần, bạn cần phải đi kiểm tra cụ thể.

Thường xuyên ốm vặt

Thường xuyên ôm đau cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu. Nhưng nếu việc này xảy ra bất thường và liên tục thì nên đi kiểm tra bác sĩ bởi có thể một khối u đang hình thành trong cơ thể khiến sức khỏe của bạn tụt dốc.

Ăn không ngon

Không thèm ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng… là dấu hiệu xấu của cơ thể. Các tế bào ung thư hình thành là lý do khiến bạn mệt mỏi và chán ăn. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua triệu chứng quan trọng này.

Cơ bắp yếu đi

Cơ bắp mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân như tập gym quá mức. Bạn đang hoạt động bình thường mà thấy xương và cơ bắp đau đớn, yếu đi thì hãy cẩn trọng.

Nếu ung thư bắt đầu lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, cơn đau sẽ lan tỏa đến khắp nơi.

Lớp Yoga Cười Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Yoga cười (Hasyayoga) là một khái niệm mới trong các bài tập liên kết giữa tinh thần và thể xác. Nó bao gồm những bài tập mô phỏng nụ cười kết hợp với kỹ thuật thở nhịp nhàng, giúp cơ thể làm quen với việc có thể cười một cách thoải mái mà không cần dựa vào những trò đùa hay những câu chuyện tiếu lâm.

Lợi ích tuyệt vời từ yoga cười

Như ông bà ta thường nói “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Thật sự là như vậy! Khoa học đã chứng minh, việc cười nhiều sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều hormone endorphin và serotonin (hay còn được biết đến với tên “phân tử hạnh phúc”), tâm trạng chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp, tích cực hơn, mọi buồn lo, trầm cảm vì thế cũng giảm thiểu. Bên cạnh đó, việc kết hợp với kỹ thuật thở trong yoga cười còn giúp tăng lượng oxy đưa vào trong máu đưa đi khắp cơ thể, giúp cải thiện tuần hoàn máu, mạch máu, cũng như là giảm thiểu các vấn đề về huyết áp.

Một chuyên gia Yoga cười cho biết, với 20 năm kinh nghiệm của mình, ông đã nhận ra những tác dụng to lớn của yoga cười:

Cơ thể: Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và đầy năng lượng, căng thẳng, mệt mỏi đều tan biến

Tinh thần: Trí não bạn sẽ trở nên nhạy bén, chuẩn xác hơn

Cảm xúc: Bạn sẽ cảm thấy mình lý trí hơn, không còn bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc

Cộng đồng: Bạn thấy mình có sự gắn bó tốt hơn với mọi người xung quanh

Tâm hồn: Yoga cười giúp bạn tự tin cũng như là yêu bản thân mình hơn

Tập yoga cười như thế nào?

Với yoga cười, bạn không nhất thiết phải tham gia một lớp yoga cố định. Và nếu không có thời gian, bạn vẫn có thể tự tập Hasyayoga. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép, bạn nên tham gia một lớp yoga cười để gặp gỡ nhiều người bạn mới cũng như là chia sẻ và tạo động lực cùng nhau tập luyện.

Một bài tập Yoga cười thông thường có 4 bước:

Bước 1: Làm nóng cơ thể bằng cách vỗ tay.

Hầu hết mọi bài tập yoga cười (Hasyayoga) đều bắt đầu với việc vỗ tay với hai bàn tay song song với nhau, mang lại hiệu quả tương tự bấm huyệt lòng bàn tay và giúp tăng nhiệt huyết cho những bài tập tiếp theo. Khi vỗ tay, bạn nên thực hiện theo một nhịp nhất định như 1-2, 1-2-3 kết hợp với việc đưa tay lên xuống, từ bên này sang bên kia, kèm theo việc hít thở sâu từ bụng và hô “ho-ho, ha-ha-ha” theo từng nhịp vỗ.

Bước 2: Luyện tập hít thở sâu trong khi cười

Một bài tập không thể thiếu trong luyện yoga cười chính là việc hít thở sâu. Đặt tay lên trên cơ hoành (ngay dưới xương sườn), tập trung vào việc hít và thở thật sâu bằng mũi, mở rộng cơ hoành. Bạn hãy đếm từ 1 đến 4 khi hít vào, từ 4 về 1 khi thở ra và kết hợp với 1-2 tràng cười phát ra từ bụng khi kết thúc nhịp thở. Lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bước 3: Thực hiện những bài tập vui đùa

Thả lỏng tinh thần với những bài tập vui vẻ để khuyến khích tiếng cười và sự vui tươi. Mục tiêu của bài tập là tạo động lực cho bạn có thể cười sảng khoái. Bạn có thể hát những bài hát hài hước kết hợp với động tác và nhịp thở sau mỗi câu hát.

Bước 4: Học cách cười trong Hasyayoga

Bài tập này giúp bạn có thể cười và mang lại nguồn năng lượng tích cực từ những tình huống và cảm xúc nhất định. Trong bài tập này, bạn sẽ phải đối diện với những cảm xúc mạnh mẽ nhất và học cách cười và tìm ra những điều vui vẻ trong những cảm xúc tiêu cực đó. Bắt đầu với việc tập cười khi nhớ lại những tình huống làm bạn xấu hổ, kể lại bằng những từ vô nghĩa như em bé và kết hợp với việc vỗ tay. Tiếp theo là bài tập vỗ tay, bạn cười càng to thì vỗ tay càng lớn.

Cuối cùng là bài tập “Tha thứ – Xin lỗi”, bạn nghĩ đến một người bạn cần nói xin lỗi hoặc tha thứ, nói “Tôi xin lỗi/tha thứ cho bạn” và kết thúc bằng một tràng cười.

Ai cũng biết sức khỏe thể chất là vô cùng cần thiết, nhưng sức khỏe tinh thần cũng không hề kém quan trọng, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà con người có quá nhiều thứ để lo toan, tính toán. Yoga cười (Hasyayoga) chính là một “phương thuốc” cực kỳ hiệu quả giúp tinh thần, cơ thể chúng ta được thả lỏng và có thể nhìn nhận mọi sự vật xung quanh theo một chiều hướng tích cực hơn.

Bài Tập Thể Dục Cho Bệnh Nhân Ung Thư

Theo chúng tôi (trang tin của Hội Ung thư lâm sàng Mỹ), khi tập thể dục thường xuyên, cơ thể sẽ trải qua hàng loạt thay đổi, trở nên rạng ngời, trẻ trung hơn. Với người bệnh ung thư, hoạt động thể chất đúng khoa học giúp giảm mệt mỏi, nguy cơ trầm cảm và lo lắng, ngăn ngừa mất cơ bắp, cải thiện giấc ngủ, góp phần ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư khác, bệnh tim, tiểu đường…

Một loạt bài tập khác nhau là chìa khóa cho một chương trình tập thể dục hiệu quả trong và sau khi điều trị ung thư.

Các bài tập thở

Một số người bị ung thư có thể khó thở, Điều này khiến họ lười hoạt động thể chất. Lúc này, các bài tập thở giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi, cải thiện sức khỏe người bệnh. Những bài tập cũng giúp giảm căng thẳng, lo lắng, đồng thời khiến cơ bắp săn chắc.

Bài tập thăng bằng

Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe, khả năng vận động linh hoạt trở lại. Duy trì sự cân bằng tốt cũng giúp mỗi người ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã.

Aerobic

Aerobic còn được gọi là cardio, một loại bài tập làm tăng nhịp tim, có thể giúp người bệnh cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể di bộ, duy trì 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.

Bài tập thể lực

Mất cơ bắp thường xảy ra khi người bệnh điều trị ung thư. Việc rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, xây dựng cơ bắp. Đồng thời, thực hiện các bài tập tăng lượng cơ giúp cải thiện sự cân bằng, giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Hoạt động cũng giúp chống loãng xương, làm suy yếu xương do phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị, mỗi người dành 2 ngày tập luyện sức mạnh toàn thân mỗi tuần. Các bài tập với tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng lực là gợi ý cho người bệnh.

Duy trì động lực tập luyện là điều khó khăn khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu. Trước tình huống này, bệnh nhân có thể tự thúc đẩy bằng cách đo số bước chân đi được hàng ngày bằng đồng hồ, tạo một cuốn nhật ký tập luyện để đặt mục tiêu trong thời gian ngắn.

Người bệnh ung thư phải thận trọng khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi kế hoạch tập luyện tùy thuộc vào tác dụng phụ của quá trình điều trị. Ví dụ, nếu điều trị gây mất xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng thẳng ở cổ, tăng nguy cơ nga quỵ.

Lưu ý giúp tập luyện an toàn

– Ngay cả khi bạn đã hoạt động thể chất trước khi điều trị thì vẫn nên xây dựng chế độ tập luyện với cường độ nhẹ rồi tăng dân, điều này giúp tránh chấn thương, không nản lòng trong thời gian đầu.

– Tập thể dục trong môi trường an toàn: nếu điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, hãy tránh các phòng tập thể dục bí bách, vệ sinh kém, nơi vi khuẩn lây lan dễ dàng.

– Lắng nghe cơ thể: Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ tập.

– Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện để tránh mất nước.

– Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học: Các loại thực phẩm phù hợp, giàu protein, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập thể dục. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ: Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong quá trình điều trị. Người bệnh duy trì kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng như: số lượng máu để biết nếu nó đáp ứng để tập thể dục.

Ngọc Thi

Bạn đang xem bài viết 10 Dấu Hiệu Báo Động Bệnh Ung Thư trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!