Xem Nhiều 6/2023 #️ 9 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Đang Tăng Cân # Top 10 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 6/2023 # 9 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Đang Tăng Cân # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Đang Tăng Cân mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo Boldsky, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, ngủ ngáy, luôn có cảm giác đói, rạn da… thì rất có thể đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang tăng cân.

1. Mệt mỏi, ngủ lịm

Hãy chú ý đến lối sống hàng ngày của bạn. Bạn có cảm giác mệt mỏi dù công việc không nhiều. Bạn đang lựa chọn thang máy thay vì leo cầu thang bộ?

Nếu có biểu hiện này, bạn đang có xu hướng tăng cân. Cảm giác thờ ơ với cơ thể và tâm trí của mình chính là một dấu hiệu quan trọng.

2. Ngủ ngáy lớn

Ngủ ngáy là một biểu hiện cho thấy bạn đang dư thừa cân nặng. Bởi khi đó, chất béo xung quanh cổ tích lũy ngăn không cho bạn thở dễ dàng. Ngủ ngáy cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Cholesterol và huyết áp cao chứng tỏ bạn đang béo lên.

3. Cholesterol và huyết áp cao

Nếu bạn bị cholesterol và huyết áp cao chắc chắn bác sĩ cũng khuyên bạn nên tập thể dục thường xuyên. Và tăng cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

4. Luôn có cảm giác đói

Đây là một dấu hiệu rất rõ cho thấy bạn đang béo lên. Những thực phẩm làm bạn thèm như sôcôla, kem và thực phẩm chiên. Nhưng những loại thực phẩm này chỉ càng làm cho cơ thể bạn nạp thêm nhiều chất béo.

5. Quần áo đang chặt

Đây là một dấu hiệu đáng quan tâm. Khi bạn cảm thấy mình không còn vừa những bộ cánh hoặc những chiếc quần jean vẫn mặc hàng ngày thì đó là lúc bạn nên kiểm tra cân nặng. Có thể bạn sẽ bất ngờ với trọng lượng hiện tại của mình.

Nếu bị đau nhức chân chứng tỏ bạn đang lên cân.

6. Đau nhức chân

Hai chân là những bộ phận chịu áp lực của toàn bộ cơ thể của bạn. Nếu bạn tăng cân, chân của bạn chắc chắn sẽ bị tổn thương, áp lực lên các khớp xương sẽ càng tăng. Bạn cũng có thể cảm thấy đau lưng và hông.

7. Rạn da

Đó là một dấu hiệu rõ ràng của việc tăng cân. Khi bạn tăng cân, chất béo dư thừa dưới da sẽ bị kéo căng gây rạn da. Nếu làn da của bạn đàn hồi, vết rạn có thể nhẹ hơn.

8. Khó thở

Khi bạn đang thừa cân, lượng mỡ dư thừa tạo áp lực lên hệ thống tim mạch của bạn và ngăn không cho nó cung cấp đủ dưỡng khí để thở.

9. Suy giáp

Suy giáp có thể là một dấu hiệu của sự tăng cân. Mức tuyến giáp quá thấp dẫn đến tỷ lệ trao đổi chất chậm hơn và làm bạn tăng cân. Bạn cần phải đến khám ngay lập tức.

Song Nữ

Theo tạp chí Sống Khỏe

8 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Mẹ Bầu Đang Tăng Cân Vượt Chuẩn

Tăng cân quá nhanh sẽ gây ra nhiều nguy cơ xấu với cả mẹ bầu và thai nhi.

Bác sĩ vẫn luôn lên án quan niệm “ăn cho cả mẹ cả con” của nhiều thai phụ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ hấp thụ thật nhiều dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng trong thai kì, dẫn đến tình trạng thai nhi to quá mức cần thiết, nguy hiểm hơn là những biến chứng khi sinh. Đặc biệt, với những trường hợp sinh con lần đầu hay thuộc các kiểu cơ địa khác nhau, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tăng cân rõ rệt hơn.

Không nhìn/ chạm được ngón chân của mình

Đây là dấu hiệu thường thấy xảy ra ở quý 2 của thai kì. Thai phụ cũng không thể cúi xuống để sờ hay chạm vào ngón chân của mình. Thậm chí, thay vì ngồi, thai phụ cũng phải đứng thường xuyên hơn.

Ngồi xuống để mặc đồ lót

Vì thai phụ không thể cúi người xuống nên họ cần ngồi ổn định tại một chỗ trước khi mặc đồ. (Tương tự như khi mặc quần hay các loại đồ che phần thân dưới khác). Nếu vẫn thấy khó khăn, thai phụ nên nhờ người thân giúp đỡ.

Chọn đồ cũng là một nỗi buồn

Những ngày đầu của thai kì, chúng ta thường bỏ quên đi vòng 2 đang lớn dần lên mà vẫn diện cho mình những bộ cánh thường ngày có chất liệu mềm hay dáng suông khi đi làm hoặc dạo phố. Tuy nhiên, khi bụng bầu lộ dần, nhiều thai phụ bắt đầu lao đao chọn cho mình những bộ đầm thoải mái nhất, những loại quần dễ chịu nhất. Khổ tâm hơn, đống đồ trên lại bị vứt xó ngay sau khi bé con của họ chào đời.

Dáng đi giống chim cánh cụt/ vịt

Bắt đầu từ quý hai của thai kỳ, trọng lượng của cơ thể tập trung chủ yếu ở vùng bụng. Vì thế, thai phụ cần điều chỉnh dáng đi sao cho dễ dàng di chuyển nhất. Điều này cũng lí giải lí do vì sao thai phụ không nên đi giầy cao khi mang bầu. Đặc biệt, bụng bầu càng to, tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.

Cần chỗ ngồi rộng hơn bình thường

Chỗ ngồi càng rộng thì thai phụ càng thoải mái. Đối với những trường hợp di chuyển bằng ô tô, thai phụ nên ngồi ghế sau để thuận tiện duỗi tay/ chân khi mỏi.

Đi đâu cũng được hỏi “Sắp sinh à?”

Việc tăng cân nhanh khiến bụng bầu cũng sẽ to hơn tuổi thai và nhìn mẹ bầu nặng nề hơn. Đây chính là lý do bạn sẽ thường xuyên bắt gặp câu hỏi: “Bạn sắp sinh à?”

Sợ mắc bệnh tiểu đường

Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều thai phụ. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên đi gặp chuyên gia dinh dưỡng tư vấn, chứng tỏ, bạn cần điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng của mình. Tiểu đường là tình trạng máu chứa quá lượng đường qui định, dẫn đến những biến chứng khi sinh và cho cả thai nhi sau này. Nếu bạn mắc phải các dấu hiệu trên, bạn cần cắt giảm đồ ngọt và thức ăn chứa tinh bột và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặt lịch mổ

Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ nếu thấy thai nhi quá to. Để tráng những rủi ro khi lâm bồn, bạn nên lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ và kiêng cữ cẩn thận để tráng những biến chứng nguy hiểm sau này.

Theo Minh Minh (Khám Phá)

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đang Bị Ung Thư Phổi

Tỷ lệ ung thư phổi có dấu hiệu gia tăng trong những năm qua. Các yếu tố góp phần thúc đẩy sự gia tăng này là thuốc lá, hóa chất độc hại, ô nhiễm không khí…

Theo một nghiên cứu gần đây, 25% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cho biết họ không gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm.

Các chuyên gia cho biết, căn bệnh nào cũng sẽ phát ra tín hiệu dù sớm hay muộn. Ung thư phổi cũng vậy, nó biểu hiện ra bên ngoài nếu bạn chú ý theo dõi sức khỏe của mình. Phát hiện sớm có thể giúp bạn có cơ hội điều trị tốt hơn.

Khó thở

Gặp khó khăn trong hơi thở cũng là một dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư phổi. Nếu gặp bất kỳ các biểu hiện như bỗng nhiêu khó thở, hệ thống hô hấp có vấn đề thì không được bỏ qua mà nên đi kiểm tra để biết rõ được nguyên nhân chính xác.

Đau ở vùng ngực

Đau ở ngực hay khu vực vai là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về phổi mà bạn không nên bỏ qua. Trong thực tế, các chuyên gia khuyên rằng, bất kỳ cảm giác khó chịu hay cơn đau bất thường xảy ra liên tục trong khu vực này không được xem nhẹ.

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân đột ngột có thể là một dấu hiệu của căn bệnh đe dọa tính mạng này. Sự hiện diện của các tế bào ung thư trong cơ thể có thể tàn phá hệ thống nội bộ, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.

Thay đổi giọng nói

Nếu có sự bất thường đột ngột trong giọng nói thì nghĩa là bạn đã có vấn đề về sức khỏe. Thay đổi giọng nói có thể do viêm họng, tuy nhiên nếu điều này diễn ra liên tục, kéo dài hơn 3-4 tuần, bạn cần phải đi kiểm tra cụ thể.

Thường xuyên ốm vặt

Thường xuyên ôm đau cảnh báo hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu. Nhưng nếu việc này xảy ra bất thường và liên tục thì nên đi kiểm tra bác sĩ bởi có thể một khối u đang hình thành trong cơ thể khiến sức khỏe của bạn tụt dốc.

Ăn không ngon

Không thèm ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng… là dấu hiệu xấu của cơ thể. Các tế bào ung thư hình thành là lý do khiến bạn mệt mỏi và chán ăn. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua triệu chứng quan trọng này.

Cơ bắp yếu đi

Cơ bắp mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân như tập gym quá mức. Bạn đang hoạt động bình thường mà thấy xương và cơ bắp đau đớn, yếu đi thì hãy cẩn trọng.

Nếu ung thư bắt đầu lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể, cơn đau sẽ lan tỏa đến khắp nơi.

8 Dấu Hiệu Ketosis Báo Hiệu Bạn Đã Keto Thành Công Và Đang Đốt Mỡ Thừa

8 dấu hiệu cho thấy bạn đã vào trạng thái Ketosis thành công

Mục tiêu đầu tiên của keto là đạt đến trạng thái ketosis, một trạng thái trao đổi chất trong đó cơ thể bắt đầu sử dụng chất béo để làm nhiên liệu thay vì glucose. Khi bạn có những dấu hiệu ketosis sau đây thì xin chúc mừng, bạn đang keto đúng cách và đang trên con đường tiến tới thành công.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang vào Ketosis.

Cách chắc chắn nhất để nhận biết là dùng que thử nước tiểu đơn giản. Bạn có thể tìm thấy que thử xeton tại các hiệu thuốc gần nhà. Chỉ số 0,5-3,0 mmol / L có nghĩa là bạn đang trong tình trạng “ketosis dinh dưỡng”. Tuy nhiên, cũng bình thường nếu có chỉ số thấp sau một thời gian thích ứng với keto, có nghĩa là cơ thể của bạn trở nên thích nghi với trạng thái ketosis đến mức ít xeton hơn chuyển thành chất thải trong nước tiểu.

Một cách khác để biết bạn có đang bị nhiễm xeton hay không là kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng.

1. Dấu hiệu Ketosis đầu tiên: Hơi thở có mùi

Còn được gọi là hơi thở keto , loại hơi thở có mùi đặc biệt này là một triệu chứng đặc trưng của trạng thái ketosis. Mọi người mô tả hơi thở trong trạng thái ketosis có mùi trái cây và giống như nước tẩy sơn móng tay. Đó chủ yếu là kết quả của việc cơ thể đào thải thêm axeton (một thể xeton) qua phổi.

Mặc dù có thể khiến bạn xấu hổ nhưng hơi thở có mùi khi dùng keto có nghĩa là chế độ ăn kiêng của bạn đang hoạt động.

Hơi thở keto cũng có xu hướng tự hết khi bạn trở nên thích nghi với keto, về cơ bản có nghĩa là cơ thể bạn đã bắt đầu sử dụng xeton hiệu quả hơn và ít bị thải ra ngoài qua phổi.

2. Dấu hiệu Ketosis thứ 2: Giảm cân

Không có gì lạ khi giảm 5 cân chỉ sau một tuần thực hiện chế độ ăn kiêng keto. Nhưng trước khi quá phấn khích, hãy biết rằng đây chủ yếu là trọng lượng nước và việc giảm mỡ thực sự sẽ đến sau đó.

Lý do chúng ta mất nước khi dùng keto là do gan suy giảm glycogen. Bạn có thể mong đợi sự cạn kiệt glycogen vào ngày thứ hai hoặc thứ ba của chế độ giảm cân keto.

Nhưng bây giờ bạn đang tự hỏi, “tại sao sự suy giảm glycogen lại gây ra mất nước?”

Bởi vì glycogen liên kết với nước (glycogen là ba đến bốn phần nước), chúng ta chắc chắn bị mất nước cùng với nguồn dự trữ glycogen của chúng ta.

Tin tốt ở đây là sự suy giảm glycogen tạo tiền đề cho ketosis. Không có glycogen báo hiệu cơ thể bạn chuyển từ sử dụng dự trữ glucose này sang sử dụng chất béo.

3. Tăng xeton trong máu, nước tiểu và hơi thở

Bất chấp những dấu hiệu rõ ràng của ketosis, hầu hết những người ăn kiêng vẫn hỏi “Tôi đang trong tình trạng ketosis hay tôi chỉ đang tưởng tượng ra mọi thứ?” Xét nghiệm xeton trong máu, nước tiểu hoặc hơi thở có thể loại bỏ mọi nghi ngờ.

Bạn có thể kiểm tra cả ba bằng cách sử dụng các bài kiểm tra đặc biệt:

Que thử nước tiểu : Nó rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên, chúng trở nên kém chính xác hơn khi bạn đang ở trong tình trạng ketosis.

Máy đo ketone trong máu: sẽ cho bạn biết chính xác bạn đang ở độ sâu của ketosis. Chỉ số 1,5–3 mmol / L (15–300 mg / dL) là lý tưởng. Tuy nhiên, công cụ này có xu hướng đắt tiền.

Keto Breathalyzer : đo lượng axeton mà cơ thể bạn đang thải ra. Nó không tốn kém và tương đối chính xác.

4. Mệt mỏi ngắn hạn

Năng lượng thấp trên keto là một triệu chứng ketosis khác. Nguyên nhân thông thường của nó là tình trạng cúm keto khét tiếng .

Nhưng cảm giác của tình trạng cúm keto như thế nào?

Cũng giống như bệnh cúm thông thường, tình trạng cúm keto gây ra các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi. Nhưng không giống như bệnh cúm thật, bệnh này không phải do nhiễm vi-rút mà là do mất cân bằng điện giải.

Chất điện giải chủ yếu là các khoáng chất điều chỉnh lượng chất lỏng, nhịp tim, tín hiệu thần kinh và vô số các quá trình khác của cơ thể. Chúng bao gồm natri, kali và magiê. Khi chúng bị mất cân bằng do mất nước quá mức, chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu.

5. Khát nước

Khi bị mất nước và mất cân bằng điện giải, bạn cũng có thể nhận thấy rằng mình khát nước hơn bình thường. Điều này là do bạn có thể bị mất nước. Các nghiên cứu cho thấy mất nước là một tác dụng phụ ban đầu của chế độ ăn keto.

Mất nước ban đầu biểu hiện là khát nước tăng lên và sau đó là khô miệng, đi tiểu thường xuyên, hôn mê, nhức đầu, chóng mặt và khô da. Mất nước cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị sỏi thận.

Để tránh mất nước ngoài tầm kiểm soát, hãy đảm bảo uống từ 2,7 đến 3,7 lít nước mỗi ngày.

6. Kìm hãm sự thèm ăn

Nhiều người ăn keto nhận thấy họ ít đói hơn sau khi bị ketosis. Có hai lý do cho việc này:

Chế độ ăn keto làm giảm mức insulin và insulin là một loại hormone kích thích sự thèm ăn.

Ketosis làm thay đổi nồng độ hormone đói, đặc biệt là ghrelin.

Insulin chịu trách nhiệm giúp các tế bào của bạn hấp thụ glucose, với ít glucose hơn lưu thông hệ thống của bạn, sẽ ít cần insulin hơn.

Xeton dường như cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hormone đói, nhưng các nhà nghiên cứu không chắc tại sao điều này lại xảy ra.

Dù lý do là gì, giảm cảm giác thèm ăn nhất định sẽ giúp giảm cân – và đó là điều tốt cho nhiều người ăn kiêng.

7. Vấn đề tiêu hóa

Táo bón, tiêu chảy và đau dạ dày có thể đi kèm với nhiễm xeton trong giai đoạn đầu. Nhưng đây không phải là kết quả trực tiếp của ketosis và các vấn đề khác có thể là thủ phạm.

Táo bón có thể là kết quả của việc mất nước và mất cân bằng điện giải. Bạn cũng có thể bị táo bón nếu không ăn đủ chất xơ. Lượng thức ăn tổng thể thấp cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất chuyển động của ruột.

Tiêu chảy cũng có thể là một tác dụng phụ của sự mất cân bằng điện giải. Nhưng trong chế độ ăn kiêng keto, rất có thể do tiêu hóa kém hoặc không dung nạp chất béo. Dầu MCT có thể là một thủ phạm khác.

8.Dấu hiệu ketosis thứ 8: Tăng sự tập trung và năng lượng

Ketosis có thể tiếp thêm sinh lực và giữ cho sự tập trung của bạn sắc như dao, và tất cả đều nhờ vào xeton.

Xeton là một nhiên liệu tế bào hiệu quả hơn nhiều so với glucose, sử dụng ít oxy hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn . Nhưng mọi chuyện không kết thúc ở đó: xeton dường như làm tăng kích thước và số lượng ti thể, những cơ quan quyền lực của tế bào. Điều này cũng có thể góp phần tạo ra năng lượng lớn hơn.

Tất nhiên, bạn không cần phải trải qua tất cả các triệu chứng trên mới có thể mắc bệnh ketosis. Ketosis ban đầu có thể khá nhẹ đối với nhiều người, trong khi dẫn đến các triệu chứng nổi bật ở những người khác. Khi nghi ngờ, hãy kiểm tra nồng độ xeton của bạn bằng que thử hoặc các phương pháp khác sẽ giúp bạn biết chắc chắn mình có đang trong tình trạng nhiễm xeton không.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết 9 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Đang Tăng Cân trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!