Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tư Thế Quan Hệ Cho Người Đau Lưng Và Cách Giảm Đau Sau Quan Hệ mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh đau lưng có thể gặp gặp phải ở cả nam và nữ, nhưng trên thực tế đa phần là nam giới có tình trạng đau nhiều hơn. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường là do tư thế quan hệ tình dục sai, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức, khi quan hệ, vùng thắt lưng sẽ phải chịu áp lực lớn vì vậy bạn sẽ phải chịu đựng các cơn đau nhức.
Chuyện vợ chồng là chuyện không thể thiếu trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên nếu “chuyện ấy” trở nên quá mức không những khiến sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới tinh thần khiến bạn trở nên “ngại” ở những cuộc “yêu” sau.
Ngoài các nguyên nhân trên, có thể là do thoái hóa cột sống làm cột sống có vấn đề do lao động quá sức, ngồi không đúng tư thế, hay do nhiều bệnh lý khác. Vì vậy khi cơn đau kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bạn cần tìm đến bác sĩ để được khám và tư vấn từ đó có các biện pháp chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.
Cách giảm đau lưng sau quan hệ đơn giản mà hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau
Các cơn đau nhức sẽ ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến vấn đề vận động, sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tình dục. Nhiều người sẽ tìm đến thuốc giảm đau tuy nhiên, uống thuốc giảm đau sẽ mang lại hiệu quả tức thì nhưng có thể gây ra các phản ứng phụ, làm giảm khả năng tình dục, giảm ham muốn bằng cách tác động vào hệ thống thần kinh của bạn.
Vì vậy trước khi sử dụng thuốc giảm đau bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để có thể điều chỉnh liều lượng, tìm loại thuốc phù hợp tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến cuộc yêu.
Giảm đau lưng sau quan hệ bằng các bài tập thể dục
Dành thời gian 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao là biện pháp đơn giản nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai của cơ thể nhờ đó có thể phòng tránh được nhiều bệnh hơn. Một vài động tác thể dục đơn giản như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, yoga…là những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Chăm chỉ luyện tập hàng ngày có thể cải thiện tình trạng đau thắt lưng khá hiueeuj quả.
Đó là một vài cách có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề sex và bệnh đau lưng mà bạn băn khoăn. Hãy xây dựng cho bản thân một chế độ yêu hợp lý, chế độ chăm sóc sức khỏe sao cho tốt để không làm ảnh hưởng đến “chuyện ấy”.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý khoa học
Bạn cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hãy sử dụng thêm sinh tố nhóm B như B1, B6, B12 và các yếu tố vi lượng khác như vitamin E, kẽm giúp chống lão hóa.
Cá hồi là loại thực phẩm giàu vitamin D cũng như axit béo omega 3 giúp chống hiện tượng lão hóa sớm, giảm viêm hiệu quả. Bổ sung cá hồi trong thực đơn ăn từ 2-3 bữa trong tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm cơ gây đau nhức lưng sau khi quan hệ.
Những người mắc bệnh đau nhức lưng sau quan hệ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Bởi đây là loại thực phẩm bổ sung một lượng vitamin rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt các loại hoa quả, rau xanh nhiều vitamin C và chất kháng viêm mà bạn không nên bỏ qua như: cam, bưởi, nho…
Các tư thế quan hệ cho người đau lưng vừa thỏa mái, vừa sung sướng
Bạn có thể thay đổi nhiều tư thế yêu, từ đó chọn ra các tư thế phù hợp. Tư thế yêu sẽ quyết định về việc bạn có “thăng hoa” hay không vì vậy hãy chọn một tư thế mà cả bạn và người đó cảm thấy thoải mái nhất.
Tư thế truyền thống: Khi nam giới bị đau ở thắt lưng, bạn nên nhường “thế thượng phong” cho người bạn gái của mình bởi khi nằm dưới, bạn chỉ cần “hưởng thụ” mà không cần quá gắng sức, bạn nên chuyển động vùng mông thay vì phần xương cột sống từ đó giảm thiểu tình trạng đau hiệu quả hơn.
Tư thế úp thìa cổ điển: Đây là tư thế quan hệ khá tốt để phòng tránh đau thắt lưng, nằm nghiêng sẽ có tác dụng giảm bớt áp lực lên cột sống và có thể tăng sự thân mật, thâm nhập giữa hai người.
Tư thế nằm nghiêng đối mặt: Tư thế mặt đối mặt phù hợp với tình trạng đau lưng ở cả chàng và nàng bởi, khi nằm nghiêng, các sức ép về cân nặng của người này sẽ không đè lên lưng và hông của người kia vì vậy khi “yêu” sẽ giúp bạn thoải mái hơn, thăng hoa hơn mà không lo cơn đau sẽ đến bật chợt gây ảnh hưởng đến cuộc yêu.
Tư thế úp thẳng: Đây cũng được coi là bí quyết tư thế yêu hoàn hảo nhất, nữ giới sẽ cảm nhận được vòng ngực và sự hưng phấn của nam giới.
An Cốt Nam – Giải pháp điều trị đau lưng toàn diện, hiệu quả nhất
An Cốt Nam là bài thuốc đông y hiếm hoi được chúng tôi Hoàng Khánh Toàn đánh giá cao về hiệu quả trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Bác sĩ Toàn chia sẻ: ” Tôi đặc biệt rất ấn tượng với phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân” của An Cốt Nam, bao gồm: thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu. Các liệu pháp kết hợp với nhau chặt chẽ tạo thành tổng lực “tấn công” mạnh mẽ vào tận sâu căn nguyên gây bệnh, giúp triệt tiêu chứng đau chỉ sau 2-3 liệu trình “.
Cơ chế hoạt động của An Cốt Nam:
Thuốc uống: Giải độc, tiêu viêm, phục hồi cột sống bị tổn thương và đẩy lùi thoái hóa.
Cao dán: Làm nóng lưng, giảm đau nhanh chóng, từ đó tình trạng nhờn thuốc được kiểm soát.
Bài tập và vật lý trị liệu: Giải phóng chèn ép, mở đường cho máu và dưỡng chất của bài thuốc uống đi sâu vào cột sống và ngăn ngừa tái phát.
Được nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước đưa tin.
Xuất hiện trên bản tin thời sự trưa ngày 22/05/2019 trên kênh HTV9.
Đoạt cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Quan Hệ Xong Bị Đau Bụng Dưới: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
Tư thế quan hệ
Việc quan hệ không đúng tư thế hoặc do 2 người có nhiều cảm hứng, muốn tìm cảm giác mạnh trong khi yêu nên dùng quá nhiều sức. Ngoài ra, việc vội vàng khi quan hệ sẽ gây ra những áp lực lên thành tử cung của các chị em. Do đó, cơ bụng phải chịu sức nặng, trực tràng, bàng quang cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng quan hệ xong đau bụng dưới. Nhiều chị em có cấu tạo cơ thể, niệu đạo và bàng quang gần phía dưới của tử cung. Do đó, nếu có lực mạnh kích thích rất dễ bị tổn thương. Thông thường là những cơn co thắt, co bóp của tử cung phản ứng khiến đau bụng dưới khi quan hệ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới sau khi quan hệ
Viêm âm đạo
Tình trạng viêm nhiễm âm đạo xuất phát từ vấn đề vệ sinh kém khiến các mầm bệnh như nấm, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Khi mắc bệnh, các chị em sẽ dễ gặp phải vấn đề quan hệ xong bị đau bụng dưới, ngứa rát âm đạo, ra nhiều dịch tiết âm đạo… Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là gây vô sinh, hiếm muộn. Ngoài ra, viêm âm đạo khi mang thai rất dễ sinh non, mang thai ngoài ý muốn hoặc sẩy thai nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh cổ tử cung
Bệnh cổ tử cung bao gồm các bệnh như: viêm lộ tuyến, viêm nội mạc, polyp, phì đại và viêm cổ tử cung. Những căn bệnh này sẽ gây nên tình trạng đau bụng dưới khi “yêu”, tùy thuộc vào mức độ bệnh các cơn đau sẽ nặng hoặc nhẹ. Bên cạnh đó, cổ tử cung bất thường còn thể hiện qua việc rối loạn kinh nguyệt, đau rát vùng kín, khí hư bất thường… Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ rất dễ gây vô sinh, ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” cũng như khả năng biến chứng và mức độ lây nhiễm sang các bộ phận khác. Tình trạng viêm nhiễm nặng gây ung thư cổ tử cung sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Phụ nữ mắc bệnh tử cung sẽ bị đau bụng dưới sau khi quan hệ
U nang buồng trứng
Dưới sự kích thích của hormone, cơ thể bị thừa GCG làm cho các u nang buồng trứng phát triển không đủ. Hơn nữa, u nang buồng trứng còn xuất hiện do thẻ vàng phát triển quá mức. Khi phát hiện bệnh, chị em có thể gặp các dấu hiệu như: rối loạn kinh nguyệt, quan hệ xong bị đau bụng dưới, đau lưng, đau vùng chậu. Khi các u nang bị nứt hoặc vỡ, u nang buồng trứng rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh sẽ làm viêm phúc mạc, mất máu cấp tính, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Viêm vùng chậu
Chị em có thể mắc bệnh viêm vùng chậu khi quan hệ tình dục không an toàn, phá thai tại cơ sở không đảm bảo an toàn, có nhiều bạn tình hoặc bị biến chứng từ những bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác. Đây là bệnh khiến chị em bị ra máu ngoài kỳ kinh, đau rát vùng kín sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư… Bệnh sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như: hình thành sẹo, gây thiếu máu và mang thai ngoài ý muốn.
Các căn bệnh xã hội
Bệnh xã hội bao gồm bệnh lậu, mụn rộp sinh dục, giang mai, sùi mào gà, gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc sinh hoạt hằng ngày như: lở loét vùng bệnh, chảy máu âm đạo, nổi mẩn đỏ, sưng tấy vùng kín, đau rát… Từ đó sẽ nảy sinh thêm nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Người mắc căn bệnh xã hội không chỉ cảm thấy bất tiện mà có thể lây nhiễm sang người khác, đặc biệt là từ mẹ sang con.
Bệnh không chỉ gây đau rát mà còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày
Đau bụng dưới sau khi quan hệ cần làm gì?
Quan Hệ Nhiều Và Thủ Dâm Có Teo Cơ Không?
06/07/2017 10:11
37.523
0
chưa có
vlog dn
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, cả nam giới và nữ giới đều có rất nhiều nhu cầu như ăn uống, giải trí và trong đó có cả nhu cầu tình dục. Có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng là “Mình quan hệ bao nhiêu lần trong một tuần là đủ ?”. Và riêng các bạn sống một mình thì thắc mắc nên thủ dâm nhiêu lần một tuần là đủ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe ? Khi làm như vậy có bị teo cơ hay không ?
Khoáng chất ảnh hưởng như thế nào đến nam giới ?
Ở đàn ông, việc bổ sung khoáng chất cho cơ thể là một việc cực kì quan trọng. Cũng như vitamin, khoáng chất là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Khoáng chất đầu tiên mà Duy muốn đề cập đó là kẽm, kí hiệu hóa học là Zn. Kẽm thường được bổ sung vào cơ thể dưới dạng các hợp chất trong thành phần chất hữu cơ như kẽm oxit (ZnO), kẽm sunfat (ZnSO4), kẽm gluconat (C12H22O14Zn) hay kẽm axetat (Zn(CH3COO)2 + H2O).
Tác dụng của kẽm
Kẽm làm tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào, từ đó giúp cơ thể phát triển. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Do cơ thể chúng ta không tự sản sinh được kẽm nên điều quan trọng là phải ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hằng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật như hàu, trứng, trai, sò,… và các loại rau, củ trái cây như lạc, đào, cà rốt, tiểu mạch, khoai tây,…
Vai trò của kẽm đối với nam giới
Kẽm là nguyên tố cơ bản để tạo nên các hormone kiểm soát sự phát triển của cơ thể và đặc biệt ở nam giới là hormone testosterone. Thiếu kẽm là một nguyên nhân khiến đấng mày râu suy giảm ham muốn tình dục. Trong tinh dịch của nam giới, ngoài lượng nước, fructoza, abumin và chất béo, còn có dồi dào nguyên tố kẽm. Theo tính toán, trong mỗi mg tinh dịch có chứa đến 150 mg kẽm, nhiều hơn bất cứ nguyên tố nào khác trong cơ thể.
Ngoài ra, kẽm rất có lợi trong việc phòng ngừa các vấn đề về tiền liệt tuyến ở nam giới. Viêm tuyến tiền liệt sẽ dẫn đến giảm sút khả năng tình dục, thậm chí là vô sinh ở nam. Đặc biệt, cơ thể đàn ông cần một lượng lớn kẽm cho testosterone và các hormone khác hoạt động tốt. Kẽm cần thiết để cho tinh trùng khỏe mạnh và phòng tránh được vấn đề vô sinh ở đàn ông. Do vậy, người ta gọi kẽm là nguyên tố hay kim loại thiết yếu dành cho nam giới.
Tình dục và sức mạnh
Tình dục là tự nhiên và ham muốn tình dục cũng là tự nhiên. Sex là phần lớn hoạt động của não nhưng có những kích thích ảnh hưởng và quyết định ham muốn cũng như mức độ hài lòng trước và sau khi quan hệ. Còn thủ dâm có nghĩa là tạo ra cảm giác khoái cảm bằng cách kích thích bộ phận sinh dục mà không cần giao hợp. Đây là dạng hành vi tình dục mà đa số chúng ta biết đến đầu tiên và hoàn toàn diễn ra theo bản năng.
Đây là một vấn đề đang được tranh cãi rất là nhiều. Liệu quan hệ tình dục nhiều có làm người đàn ông yếu đi, hay cơ bắp của nam giới bị teo hay không ? Thực tế là, sau khi đàn ông quan hệ tình dục thì rõ ràng là sẽ yếu đi rất nhiều. Bởi vì khi đó họ đã xuất tinh, độ cực khoái trong người còn một chút, trong người lúc đó cảm thấy rất là thoải mái, lúc đó thì chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ và muốn ngủ ngay lập tức.
Lượng hormone đó sẽ được phục hồi khoảng 3-4 tiếng sau. Có nghĩa là vào đúng 3-4 tiếng sau chúng ta có thể quan hệ tình dục trở lại như bình thường. Nhưng thời gian phục hồi đó chỉ là con số tương đối. Theo ý kiến của Duy Nguyễn, khi tập gym thì cơ bắp, thể lực cũng như độ phục hồi của các gymer sẽ tăng lên, nên thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn rất nhiều so với người bình thường.
Quan hệ tình dục làm tăng sức mạnh
Vì quan hệ tình dục giúp chúng ta tăng hormone testosterone, loại hormone giúp cải thiện sự phát triển cơ bắp và sức mạnh ở cơ thể nam giới. Nếu các bạn nam đảm bảo rằng sau khi quan hệ tình dục phải ngủ đủ giấc, bổ sung đủ dưỡng chất thì cơ thể sẽ tràn đầy sức mạnh, tràn đầy năng lượng. Tình dục giúp chúng ta có tâm trạng thoải mái, tránh khỏi bực tức, buồn phiền trong cuộc sống.
Tình dục không những làm chúng ta tăng sức mạnh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta. Rất may mắn cho những ai đã kết hôn mà vẫn giữ nguyên vẹn niềm đam mê tình ái từ thuở ban đầu. Rất nhiều gia đình đã ly tan chỉ vì đời sống tình dục vợ chồng không được mặn nồng, rồi thì “ông ăn chả, bà ăn nem”, gia đình đỗ vỡ. Như vậy, tình dục chính là thứ không thể thiếu trong tình yêu.
Lạm dụng quan hệ tình dục quá nhiều
Nếu bạn quan hệ tình dục hay thủ dâm có chừng mực thì nó sẽ mang lại những tác động rất tích cực, nhưng nếu lạm dụng nó thì tác hại đầu tiên đó là suy giảm sức khỏe. Việc quan hệ tình dục quá nhiều sẽ làm cơ thể mệt mỏi, tinh khí suy hao, khí huyết hư tổn. Từ đó dẫn đến nhiều tác hại như thiếu khí, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe, sụt giảm về trí tuệ.
Đồng nghĩa với việc suy giảm sức khỏe, quan hệ quá nhiều còn dẫn đến tình trạng liệt dương, xuất tinh sớm ở nam giới. Quan hệ tình dục làm tăng nhịp tim, tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tình trạng mất nước, hình thành axit lactic trong cơ bắp dẫn đến có hiện tượng co thắt cơ, chuột rút. Cũng chính vì vậy khi chúng ta quan hệ tình dục nó rất tiêu hao năng lượng trong cơ thể, nhất thiết phải bù đắp các dưỡng chất đã mất sau khi quan hệ xong.
Nếu bạn có quá nhiều ham muốn tình dục thì có thể là do lượng kẽm hoặc lượng testosterone trong người đang ở mức cao. Đối với người tập thể hình thì việc testosterone cao rất là quan trọng với họ, giúp phát triển cơ bắp và sức mạnh. Chính vì vậy, thay vì lãng phí lượng testosterone đó vào việc thủ dâm hay quan hệ tình dục bừa bãi, bạn nên chăm chỉ tập luyện thể thao, phát triển cơ bắp để tiêu hao một phần testosterone dư thừa.
Ở cơ thể con người của chúng ta, điều kiện để quan hệ tình dục đó là hai bên đều tự nguyện, nếu người ta không muốn thì hành vi đó được xem là cưỡng bức. Là những Gymer tri thức, ngoài việc tập luyện phát triển cơ bắp thì bạn phải biết kiểm soát hành vi của mình, đừng vì phút giây để “con thú trong bạn” xổ lồng mà gây ra những hành động sai lầm.
Tại sao tình dục lại quan trọng ?
Vì khi bạn thực hiện việc ân ái với một người mà bạn xem người đó là người yêu thương quan trọng nhất cuộc đời mình thì bạn có thể toàn tâm toàn ý với họ mà không phải hối tiếc. Trên thực tế, việc trao thân cho một người xứng đáng và đúng thời điểm không những giúp bạn cảm thấy rất thoải mái mà còn không hối hận về sau. Tình dục giúp bạn xả stress, xua tan đi căng thẳng, buồn phiền trong công việc.
Khi quan hệ tình dục nhóm cơ nào hoạt động ?
Có rất nhiều tư thế quan hệ tình dục, với mỗi tư thế khác nhau thì cần sử dụng những nhóm cơ khác nhau. Khi quan hệ hầu như mọi nhóm cơ đều hoạt động, với những tư thế mà người nam đóng vai trò chủ đạo, những nhóm cơ chính thường phải sử dụng là cơ core (gồm phần cơ ở bụng, hông, lưng dưới), cơ mông và cơ chân. Lượng calories cũng sẽ được đốt khi giao hợp, hao hụt năng lượng nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi.
Quan hệ tình dục và mỡ
Mỡ thừa cũng gây ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục bởi vì mỡ quá nhiều sẽ cản trở hormone testosterone. Việc quan hệ tình dục thì đòi hỏi testosterone cao, do đó nên duy trì vóc dáng lean body cân đối, giữ lượng mỡ ở mức nhất. Những người béo có rất nhiều điều đáng lo ngại, ngoài việc cảm thấy mất tự tin về vẻ bề ngoài xồ xề của bản thân thì kéo theo đó là khá nhiều bệnh như : bệnh tiểu đường, tăng huyết áp,… Ngoài ra ngay cả chuyện yêu cũng gặp phải nhiều điều khó khăn với họ.
Những người béo phì thường bị giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng cương dương. Những người béo phì họ thường có sức chịu đựng kém hơn và khó khăn hơn trong các tư thế quan hệ tình dục, với lớp mỡ dầy trên cơ thể khiến cho việc hoạt động, xoay chuyển cơ thể khó khăn hơn người bình thường. Trọng lượng nặng cũng khiến người yêu bạn khó khăn “chống đỡ” mỗi khi quan hệ và lớp mỡ bụng sẽ là bức tường ngăn cản sự tiếp xúc nhiều hơn khi “yêu”.
Cellucor – COR-Performance BCAABổ sung BCAA, phục hồi thể lựcNhanh chóng hồi sức sau cuộc “yêu”
Mỡ thấp thì việc ham muốn nằm ở mức bình thường, phù hợp, lượng testosterone vẫn được duy trì. Nhưng nếu mỡ quá thấp thì cũng không tốt, ham muốn bị giảm và cơ thể không đủ kho năng lượng dự trữ để bạn “chiến đấu”. Điều này cho thấy sự liên kết giữa vấn đề tỉ lệ mỡ, nhu cầu sử dụng năng lượng và nhu cầu quan hệ tình dục. Luyện tập, lao động quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và không đủ sức thực hiện cuộc “yêu”.
Quan hệ tình dục trước khi tập
Sau khi bạn “sung sướng” thì mức độ Prolactin trong cơ thể tăng cao. Nồng độ Prolactin cao thì tác dụng phụ của nó là làm giảm ham muốn xuống và giảm cả testosterone. Do đó, bạn cần chú ý là không nên tập thể hình sau khi vừa thủ dâm hoặc quan hệ tình dục. Vì khi đó lượng testosterone cần thiết đã bị hao hụt, hơn nữa sau khi làm chuyện ấy hầu hết đàn ông đều buồn ngủ. Tập luyện khi đang mệt mỏi và buồn ngủ sẽ rất dễ gây ra chấn thương.
Nếu bạn muốn tập luyện thì phải đảm bảo đã ngủ đủ giấc sau khi quan hệ cũng như bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trước khi đi tập. Những dưỡng chất cần thiết như là whey protein, axit amin và BCAA để chống mất cơ. Pre-workout trước tập để tỉnh táo và tập trung hơn ví dụ như Outlift, Super Charger, hoặc cần thêm carb trước tập thì nên chọn C4 Mass. Nếu như có điều kiện hơn nữa thì trong tập bổ sung thêm intra-workout Dark Matter.
Có nên quan hệ sau khi tập
Luyện tập nhiều thì nồng độ testosterone cao lên, việc quan hệ tình dục sau tập sẽ giúp chúng ta “xả bớt” testosterone ra để giảm căng thẳng cho cơ thể. Giữ một lượng testosterone cao sẽ khiến đàn ông trở nên nóng tính hơn, thậm chí tạo áp lực nhiều dẫn đến stress, điều đó không tốt cho cuộc sống và công việc. Tâm sự, trò chuyện sau khi ân ái với người yêu sẽ giúp cả hai thêm gắn kết và hiểu nhau hơn.
Tóm lại việc quan hệ tình dục có lợi chứ không có hại. Chỉ khi các bạn lạm dụng thì nó sẽ chuyển sang có hại, nếu các bạn đảm bảo nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ sau khi quan hệ thì sẽ không bị mất cơ, teo cơ. Đó là những nhu cầu hoàn toàn bình thường của con người, tuy nhiên các bạn nên học cách kiểm soát và kiềm chế bản thân mình. Chúc cá bạn hạnh phúc với tình yêu mình đã chọn lựa. Xin chào và hẹn gặp lại.
Duy Nguyễn – HLV Thể hình & Fitness
19 Tư Thế Yoga Giảm Đau Lưng Trên, Lưng Giữa Và Lưng Dưới
Chứng đau lưng mãn tính thường thấy ở nhiều người, chủ yếu do lối sống của họ không lành mạnh và lười vận động. Thay vì uống thuốc mỗi ngày, bạn hãy thử tập luyện yoga như một phương pháp chữa trị tự nhiên cho chứng đau lưng của bạn. Bởi vì, nó tác động vào vùng lưng dưới, lưng giữa và lưng trên hoặc toàn bộ vùng lưng. Với sự luyện tập liên tục, những tư thế này sẽ giúp bạn loại bỏ chứng đau lưng vĩnh viễn.
Nhiều loại bệnh tật về thể chất và tâm thần có thể phát sinh nếu chúng ta không chăm sóc cho cột sống của mình. Hãy thực hành các tư thế yoga này ngay cả khi bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào về lưng. Chúng rất tốt để duy trì cho cột sống khỏe mạnh và ngăn ngừa chấn thương lưng.
1. Tư Thế Nằm Nâng Một Chân Hoặc Nâng Hai Chân – Tư thế yoga giảm đau lưng dưới.
Khi bạn hít vào hãy nâng chân trái của bạn lên mà không cong đầu gối. Cố gắng giữ chân trái vuông góc với cơ thể để cho nhóm cơ chân kéo căng hết mức có thể. Chân bên phải cũng nên duỗi thẳng. Khi bạn thở ra và hạ chân trái xuống, không gập đầu gối lại. Với lần hít vào tiếp theo, bạn nâng chân phải lên và hạ xuống theo cách tương tự. Thực hiện tối thiểu 5 lần không nghỉ cho mỗi chân.
Khi bạn hít vào hãy nâng cả hai chân lên mà không cong đầu gối. Ngoài ra, mông của bạn phải nằm trên sàn. Khi bạn thở ra hạ chân xuống đồng thời lưng vẫn nằm thẳng trên sàn. Thực hiện tối thiểu 5 lần không nghỉ. Trong lần cuối cùng, hạ chân xuống càng chậm càng tốt.
Trong cả hai kiểu tư thế nâng chân, áp lực phải dồn lên chân, tay và bụng. Để đảm bảo thực hiện đúng tư thế. Bạn phải luôn giữ cho toàn bộ phần lưng nằm trên sàn. Hãy để nhóm cơ vùng cổ được thư giãn hoàn toàn. Tư thế này sẽ tăng cường sức mạnh cho vùng lưng dưới và bụng dưới của bạn.
Lưu Ý: Nếu thực hiện không đúng cách, bạn có thể tạo áp lực nhiều hơn lên lưng dưới và cổ, điều này sẽ làm tổn thương và gây thương tích thêm. Nếu bạn chưa quen với thực hành yoga, hãy nhớ rằng bạn không được cong lưng dưới cũng như không sử dụng cơ cổ và cơ vai.
2. Tư Thế Cái Cày (Halasana – Plow Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng dưới.
Đặt hai tay dọc theo thân mình (sau khi nâng hai chân bạn có thể đan tay lại với nhau). Đưa hai chân qua đầu và cố gắng chạm sàn bằng các ngón chân. Nếu không thể, hãy đặt một chiếc ghế hoăc gạch yoga phía sau để bạn gác chân lên. Giữ cho đầu gối của bạn thẳng. Từ từ di chuyển chân của bạn ra xa trong tư thế này và giữ nguyên ở đó càng lâu càng tốt. Chống hai tay trên lưng và lăn trở lại trên sàn (từ cổ và vai rồi đến bàn chân). Thực hiện từ 3-6 lần lặp lại. Ngoài ra, nếu bạn không thể nhấc hai chân lên trong khi giữ thẳng chân. Hãy cong đầu gối của bạn lại và đưa qua đầu. Sau đó duỗi thẳng hai chân ra sau và giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt. Tư thế này tăng cường sức mạnh cho lưng dưới và cải thiện tính linh hoạt của cột sống.
Lưu Ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn đang bị đau bụng kinh, tăng nhãn áp, tăng huyết áp, tiêu chảy, hen suyễn hoặc chấn thương cổ, vai. Hãy đảm bảo rằng bạn không làm đau vùng lưng dưới hoặc vùng cổ khi nhấc chân lên.
3. Tư Thế Cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana – Bridge Pose) – Tư Thế yoga để giảm đau lưng trên và giữa.
Nâng hông lên bằng cách chống hai tay và hai chân xuống thảm tập. Nâng hông lên hết mức có thể và giữ tư thế trong khoảng 30 giây hoặc lâu hơn. Sau đó hạ lưng xuống và thư giãn trong tư thế Xác Chết. Tư thế này giúp tăng cường sự linh hoạt của cột sống và tăng cường sức mạnh cho toàn bộ lưng.
Lưu Ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào ở vùng cổ, lưng dưới hoặc vai. Không hạ thấp hông trong tư thế này – giữ tư thế sao cho thân mình thẳng hàng.
4. Tư Thế Con Cá (Matsyasana – Fish Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng dưới.
Nằm ngửa, hai chân khép sát vào nhau. Đặt hai bàn tay với lòng bàn tay áp xuống bên dưới đùi. Nâng ngực lên bằng cách đẩy hai khuỷu tay của bạn. Đồng thời ngửa đầu về phía sau và cố gắng đặt đỉnh đầu xuống. Giữ nguyên tư thế trong khoảng từ 2-3 phút. Trong sinh hoạt hàng ngày, hầu hết chúng ta đều có tư thế khom lưng với đôi vai rủ xuống. Việc mặc quần áo chật cũng khiến cho máu lưu thông kém, cử động vụng về, hô hấp bị gián đoạn – đây là những nguyên nhân có thể gây ra chứng đau đầu. Tư thế Con Cá giúp làm giảm sự căng cứng cơ vai và kích thích tuần hoàn máu tốt hơn. Nó cũng tác động tốt tới vùng cơ vai và lưng trên.
Lưu Ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn bị mất ngủ, đau nửa đầu, huyết áp cao hoặc thấp, hoặc bị bất kỳ chấn thương nào ở vùng cổ hoặc vai. Không đặt tay quá gần vai. Khoảng cách giữa hai bàn chân không cách xa nhau, khoảng cách giữa hai khuỷu tay không cách xa nhau. Không nâng mông, duỗi thẳng hai chân và không gập đầu gối. Không để đầu bạn buông thõng mà không chạm sàn. Không thở nhanh và ồn ào.
5. Tư Thế Tấm Ván Ngược (Purvottanasana – Upward Plank Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng dưới.
Khi hít vào, nâng hông của bạn lên và cố gắng áp hai lòng bàn chân của bạn trên sàn. Giữ hai chân gần nhau, không để hai bàn chân hướng ra ngoài, không cong đầu gối, giữ cơ thể trên một đường thẳng. Người mới tập thực hiện bằng cách giữ tư thế trong khoảng 10 giây. Khi bạn thực hành lâu hơn, bạn có thể giữ tư thế này trong khoảng một phút. Sau đó bạn thoát ra khỏi tư thế và ngồi xuống, xoay-lắc hai cổ tay để làm giảm sự căng cơ. Tiếp đó, nằm ngửa trong tư thế Xác Chết và thư giãn. Tấm Ván Ngược là một tư thế uốn lưng nhẹ và tác động nhẹ nhàng phần sau cho toàn bộ cơ thể bạn. Nó tăng cường sức mạnh cho lưng dưới, hông, vai và cánh tay, nó cũng giúp mở ngực. Tư thế này giúp cải thiện sự phối hợp các cơ bắp và sự cân bằng cơ thể bạn.
Lưu ý: Ai cũng có thể thực hành tư thế này, nhưng chân bạn có thể bị chuột rút nếu chưa quen. Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy ngồi xuống, hít thở thật sâu và nhẹ nhàng xoa bóp hai bàn chân. Đợi cho chứng chuột rút lắng xuống. Không ngẩng đầu của bạn lên, duỗi thẳng cổ và vai. Không hạ thấp hông xuống, không cong đầu gối. Không co các ngón tay vào trong – xòe rộng ra ngoài. Không hướng hai bàn chân sang hai bên.
6. Tư Thế Ngồi Vặn Người (Ardha Matsyendrasana – The Half Spinal Twist / Lord of the Fishes Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên.
Tư thế này xoay cột sống theo cả hai hướng để làm cho nó linh hoạt. Tư thế Ngồi Vặn Người làm tăng lưu lượng máu cung cấp cho lưng của bạn. Nó làm giảm chứng đau lưng và đau cơ ở vùng lưng và hông, đồng thời củng cố các dây thần kinh cột sống. Giữ tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút. Sau đó, thoát ra và lặp lại ở phía bên kia.
Lưu Ý: Không tạo áp lực quá mức nếu bạn bị chấn thương nặng ở lưng hoặc bất kỳ vùng nào ở lưng đang bị đau. Không nâng hông và mông lên khỏi sàn. Không nghiêng người khi vặn vì cột sống sẽ bị nén, bạn chỉ nên xoay cột sống. Không thả lỏng một bên vai xuống nếu bạn để cho cánh tay tự do, hãy giữ cánh tay vào mắt cá chân hoặc đầu gối của bạn.
7. Tư Thế Cái Bàn Ngược / Con Cua (Ardha Purvottanasana – Reverse Table Top Pose / Crab Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên và lưng giữa.
Khi bạn thực hiện tư thế Cái Bàn Ngược, nó cũng gần giống với Tư Thế Tấm Ván Ngược. Chỉ có điều là, tư thế Cái Bàn Ngược dễ hơn khi nâng người lên, do hai đùi của bạn vuông góc. Hãy kéo hai bả vai lại với nhau để tạo nên sức mạnh nhiều hơn khi nâng người lên. Hít thở chậm và sâu, giữ tư thế trong khoảng từ 20-30 giây.
Tư thế Cái Bàn Ngược giúp tăng cường sức mạnh cho lưng trên, lưng giữa và lưng dưới vì nó làm cho cơ thể bạn uốn cong về phía sau. Nó cũng tăng cường sức mạnh cho hai cánh tay và hai vai, đồng thời giúp mở rộng lồng ngực. Điều này giúp giải quyết các vấn đề về hô hấp.
Lưu Ý: Không thực hiện tư thế này, nếu trước đó bạn đã bị bất kỳ chấn thương nặng nào ở lưng, đầu gối, cánh tay hoặc vai. Không hạ thấp hông trong tư thế này. Hãy giữ tư thế sao cho thân mình thẳng hàng.
8. Tư Thế Nằm Vặn Người (Supta Matsyendrasana – Supine Spinal Twist) – Tư thế yoga để giảm đau lưng dưới.
Nằm ngửa dang rộng hai tay sang hai bên. Khi bạn co gối và lật nghiêng qua trái thì hãy nghiêng đầu qua bên phải. Hãy làm tương tự với chân bên phải. Tư thế này giúp giảm đau lưng dưới, tăng tính linh hoạt cho cột sống, đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho cơ lưng.
Lưu ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn bị chấn thương nặng ở cổ, vai, lưng hoặc đầu gối. Không tạo áp lực quá mức lên đầu gối đang gập, cố gắng đặt đầu gối trên sàn.
9. Tư Thế Mèo – Bò (Marjaryasana And Bitilasana – Cat & Cow Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Từ tư thế Cái Bàn (Cái Bàn Úp). Hai cánh tay của bạn rộng bằng vai và đặt trực tiếp dưới vai. Hai đầu gối rộng bằng hông. Để chuyển qua tư thế Con Bò, khi hít vào bạn võng lưng xuống, đồng thời ngửa đầu-cổ lên. Nâng cằm và ngực lên, mắt nhìn lên trên. Để chuyển qua tư thế Con Mèo, khi thở ra bạn hóp bụng lại, đồng thời cong lưng lên và hai vai gù lên trên, mắt nhìn xuống sàn. Hãy thả lỏng đầu và cằm của bạn về phía sàn để nó thư giãn, không cần chạm cằm vào ngực của bạn.Trong cả hai tư thế này, hãy kéo hai vai của bạn ra xa khỏi hai tai. Hít vào và trở lại tư thế Con Bò, thở ra và trở lại tư thế Con Mèo. Thực hiện xen kẽ và lặp lại khoảng 10 lần. Sau đó, ngồi thẳng lưng trên gót chân để thư giãn.
Tư thế này tăng cường sức mạnh cho toàn bộ lưng (lưng trên, giữa và dưới) bằng cách uốn cong cột sống và tăng độ dẻo dai của nó. Nó cũng làm tăng lưu lượng máu đến các vùng cơ bắp của lưng và làm giảm chứng đau lưng.
Lưu Ý: Không tập 2 tư thế này nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng về lưng hoặc cổ. Không tạo áp lực quá mức lên đầu gối hoặc cổ tay.
10. Tư Thế Chó Ngẩng Mặt (Urdhva Mukha Svanasana – Upward Facing Dog Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Trong tư thế này, giữ hai khuỷu tay sát bên cạnh người bạn, cuộn hai vai ra sau và cách xa hai tai, mở ngực về phía trước và hướng lên, hai mắt nhìn hướng lên trên. Không ngửa cổ ra sau quá nhiều. Không tạo thêm nhiều áp lực nếu lưng hoặc cánh tay của bạn đang bị đau. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây.
Lưu ý: Không tập tư thế này nếu bạn đang bị chấn thương nặng ở lưng hoặc cánh tay, hoặc bạn bị hội chứng ống cổ tay, bị đau đầu hoặc nếu bạn đang mang thai. Không để hai vai ép vào gần tai.
11. Tư Thế Chó Úp Mặt (Adho Mukha Svanasana – The Downward Facing Dog) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Đối với người mới tập, bạn có thể giữ tư thế này với hai đầu gối hơi cong và hai gót chân nâng lên khỏi sàn một chút. Duỗi thẳng hai tay để kéo dài cột sống. Hai bàn tay ấn xuống sàn và mở rộng lồng ngực. Đẩy xương ngồi của bạn lên để cho phần trên của xương chậu nghiêng về phía trước. Nếu được, hãy di chuyển bàn chân của bạn một chút về phía trước để duỗi thẳng hai đầu gối. Phần lưng dưới không được cong lên trong tư thế này. Giữ gót chân chạm sàn để toàn bộ cơ thể được căng giãn tối đa. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, thả lỏng và thư giãn cơ thể bạn.
Lưu Ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn đang bị tăng nhãn áp, huyết áp cao, đau đầu, hội chứng ống cổ tay, tiêu chảy hoặc nếu bạn đang mang thai. Không di chuyển bàn chân quá nhiều về phía trước, làm giảm khoảng cách giữa phần thân trên và hai chân. Bởi vì, điều này sẽ làm đau phần lưng dưới. Không đặt hai tay quá gần nhau hoặc quá xa nhau, để tránh bị chấn thương cho cổ và vai.
12. Tư Thế Cá Heo (Ardha Pincha Mayurasana – Dolphin Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng lưng dưới.
Đối với người mới tập, bạn có thể giữ tư thế này với hai đầu gối hơi cong và hai gót chân nâng lên khỏi sàn một chút. Chống xuống sàn bằng hai cánh tay và di chuyển hai vai của bạn ra sau. Giữ đầu của bạn giữa hai cánh tay mà không thả lỏng cũng không kéo căng. Duỗi thẳng hai đầu gối mà không làm cong phần lưng trên. Nếu không, hơi cong đầu gối một chút. Giữ nguyên tư thế tối đa trong 30 giây. Sau đó, thả lỏng và thư giãn cơ thể bạn trong tư thế Em Bé. Tư thế này có tác dụng đối với phần lưng dưới và làm giảm cơn đau.
Lưu ý: Không thực hiện tư thế này nếu có bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào ở cổ hoặc vai. Hãy cong đầu gối của bạn lại trong những trường hợp như vậy.
13. Tư Thế Plank (Makara Adho Mukha Svanasana – Dolphin Plank Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Chống xuống sàn bằng hai cánh tay, duỗi thẳng đầu gối sao cho cơ thể bạn nằm trên một đường thẳng. Quay mặt xuống sàn và mắt nhìn về phía trước. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó thoát thế và thư giãn. Tư thế này tăng cường sức mạnh cho toàn bộ lưng và căng giãn cho cơ vai.
Lưu ý: Hãy sử dụng các khối gạch yoga để đỡ trên trán trong trường hợp bị chấn thương ở cổ. Ngoài ra, hãy kê một chiếc gối bên dưới ngực của bạn trong trường hợp bị chấn thương vai.
14. Tư Thế Đứng Gập Người Về Trước (Uttanasana – Standing Forward Bend) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Hít vào một hơi và nâng thẳng hai cánh tay lên. Khi thở ra, đồng thời gập người về phía trước với hai cánh tay giữ thẳng, cố gắng chạm tay vào các ngón chân. Khi thực hiện tư thế này bạn phải gập người từ phần hông. Kéo dài và căng giãn cột sống. Áp mặt vào đầu gối của bạn. Nếu không, bạn hãy chạm tay vào các ngón chân, ôm chặt mắt cá chân của bạn. Lưng phải thẳng không được cong lưng. Giữ tư thế trong khoảng từ 10-30 giây. Buông tay ra và thả lỏng cơ thể bạn. Trở lại tư thế đứng thẳng cũng từ phần hông của bạn. Từ từ đứng dậy với hai tay buông thõng. Tư thế này giúp tăng cường tính linh hoạt của cột sống và kéo dài cột sống. Nó cũng làm giảm đau vùng thắt lưng.
Lưu ý: Không gập đầu gối (ngoại trừ trường hợp người mới tập), không dồn trọng lượng cơ thể lên hai gót chân, không đẩy mông về phía sau, không ngẩng cao đầu hoặc gập đầu ra sau. Không thực hiện tư thế này nếu bạn bị tăng nhãn áp.
15. Tư Thế Tam Giác (Trikonasana – Triangle Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Trong tư thế Đứng thẳng, dang rộng hai bàn chân ra xa hơn so với chiều rộng của vai. Hít vào và nâng cánh tay phải của bạn lên. Nó phải thẳng và song song với tai của bạn. Bạn sẽ cảm nhận toàn bộ phần bên phải cơ thể mình căng ra ở vị trí này. Thở ra và uốn cong người sang trái và cảm nhận sự căng giãn. Tại đây, cánh tay trái sẽ trượt xuống chân trái của bạn. Hãy đảm bảo rằng người bạn bị không vặn trong tư thế này. Giữ nguyên tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Thực hiện từ 3-4 lần. Hít vào và trở lại tư thế Đứng ở bước 1. Lặp lại ở phía bên kia.
Tư thế này giúp thư giãn các dây thần kinh cột sống và giúp cơ lưng và cột sống được căng giãn tốt hơn. Bạn có thể thực hiện bất kỳ biến thể nào của tư thế Tam Giác, chẳng hạn như tư thế Tam Giác Vặn, để hưởng thụ những lợi ích tương tự.
Lưu Ý: Không cong đầu gối, không xoay người hoặc vặn lưng. Không xoay đầu về phía trước, nên xoay đầu nhìn hướng lên trên trong tư thế này. Không dồn trọng lượng cơ thể lên một chân.
16. Tư Thế Rắn Hổ Mang (Bhujangasana – Cobra Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Nằm sấp với trán đặt trên sàn. Đặt hai bàn tay ngay cạnh ngực (chính xác bên dưới vai), Hai khuỷu tay gập lại và hơi hướng lên trên. Hai mu bàn chân và các ngón chân áp trên sàn. Tư thế này không yêu cầu bạn sử dụng cơ chân. Hít vào và giống như con rắn bạn ngẩng đầu lên. Dùng tay nâng đầu và ngực lên. Chân và hông của bạn phải giữ nguyên trên sàn. Hai khuỷu tay hơi chùng xuống, hai vai cuộn ra sau và cách xa tai. Mắt nhìn hướng lên trên. Hãy đảm bảo rằng, chỉ phần cổ được kéo giãn và cơ bắp của vai trên giữ cho bạn trong tư thế này chứ không phải cơ bắp của hai cánh tay. Giữ tư thế trong thời gian lâu nhất có thể, từ 10 giây đến 1 phút. Hít vào sâu, thở ra và từ từ sau đó trở lại tư thế nằm ban đầu. Thực hiện từ 2-3 lần lặp lại, và sau đó thư giãn. Do lưng của bạn thường bị uốn cong bởi trọng lực, tư thế này sẽ giúp bạn phòng tránh các chứng đau lưng. Sự kéo căng mạnh mẽ của cột sống sẽ kéo các đốt sống trở lại vị trí vốn có của chúng, nó tăng cường cung cấp máu cho vùng lưng. Tư thế này chữa trị chứng gù lưng, đau lưng dưới và đau toàn bộ vùng lưng, chứng đau cơ bắp ở lưng.
Lưu ý: Không thực hiên tư thế này nếu bạn đang mang thai, hoặc bạn đang bị đau đầu, hội chứng ống cổ tay hoặc bất kỳ chấn thương nghiêm trọng nào ở lưng. Không tạo thêm áp lực mạnh nếu bạn bị đau ở cột sống.
17. Tư Thế Nửa Châu Chấu và Tư Thế Châu Chấu (Shalabhasana – The Half And Full Locust Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Nằm sấp, cằm bạn chạm sàn, duỗi cằm về phía trước càng tốt. Hai tay bạn lót dưới đùi hoặc đan lại với nhau để tạo thành nắm đấm đặt bên dưới đùi, với 2 ngón tay cái áp trên sàn. Ngoài ra, cố gắng đưa hai khuỷu tay xích lại gần nhau hơn.
Hít vào và nâng chân phải của bạn lên càng cao càng tốt. Hãy nhớ: Không nâng hoặc vặn hông. Cố gắng giữ thẳng cả hai đầu gối. Đối với người mới tập, giữ tư thế này trong 5 giây sau đó tăng lên đến 15 giây. Khi thở ra, hạ chân xuống sàn. Lặp lại với chân còn lại. Thực hiện từ 2-5 lần cho mỗi chân.
Ở tư thế nằm sấp, hít thở sâu 3 lần. Ở nhịp thở thứ ba, hít vào và nâng cả hai chân lên khỏi sàn, càng cao càng tốt. Giữ cho hai đầu gối thẳng. Đối với người mới tập, giữ tư thế này trong 5 giây sau đó tăng lên đến 30 giây. Thực hiện từ 2-3 lần lặp lại. Để thoát ra khỏi tư thế, thở ra và hạ từ từ hai chân xuống. Thư giãn bằng cách khoanh hai tay lại để lót dưới đầu nằm thư giãn.
Tư thế Nửa Châu Chấu và tư thế Châu Chấu tăng cường sức mạnh cho vùng thắt lưng và xương cùng của lưng, tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ vai, gia tăng lượng máu cung cấp cho cột sống và làm giảm cơn đau vùng thắt lưng (lưng dưới). Nó cũng giúp chữa trị chứng gù lưng và đau cơ lưng.
Lưu ý: Không thực hiện tư thế này nếu bạn đang mang thai. Không nhấc cằm lên khỏi sàn. Không chạm mũi hoặc trán xuống sàn. Không nâng chân lên hoặc hạ chân xuống một cách đột ngột. Luôn giữ cho hai đầu gối thẳng.
18. Tư Thế Cánh Cung (Dhanurasana – Bow Pose) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên.
Nằm sấp với trán bạn đặt trên sàn. Gập đầu gối và giữ cho chúng cách xa nhau một chút sau đó nâng hai chân lên. Đưa hai tay về phía sau và nắm chặt hai cổ chân. Hãy đảm bảo rằng bạn thả lỏng hai bàn chân. Hít vào, nâng đầu, ngực và đùi lên khỏi sàn. Hai khuỷu tay của bạn không được uốn cong. Uốn cong người bạn về phía sau càng nhiều càng tốt, trọng lượng cơ thể chỉ đặt trên bụng. Nâng đầu lên và đưa ra sau đồng thời mắt nhìn lên trên, điều này sẽ giúp bạn nâng ngực cao hơn. Kéo hai bàn chân cách xa cơ thể, cố gắng duỗi thẳng đầu gối. Điều này sẽ hỗ trợ bạn nâng chân lên nhiều nhất có thể và nó cũng giúp mở rộng lồng ngực. Hít thở bình thường và giữ động tác này trong khoảng từ 10-30 giây, không hit thở bằng miệng. Hít vào sâu và khi thở ra, trở lại tư thế thả lỏng cơ thể với hai tay vẫn giữ hai cổ chân. Lặp lại từ 3-5 lần.
Tư thế này có tác dụng lên toàn bộ lưng, từ vùng cổ cho đến vùng ngực, xương cùng và vùng thắt lưng, đồng thời làm giảm chứng đau lưng. Nó xoa bóp cơ lưng và chữa trị chứng gù lưng. Nó cũng làm tăng tính linh hoạt của cột sống.
Lưu ý: Không thực hiện tư thế này khi bụng no hoặc nếu bạn đang mang thai.
19. Tư Thế Ngồi Gập Người Về Trước (Paschimottanasana – Seated Forward Bend) – Tư thế yoga để giảm đau lưng trên, lưng giữa và lưng dưới.
Ngồi Gập Người Về Trước là một tư thế rất hiệu quả để chữa trị chứng đau lưng, nhưng tư thế này có thể không phù hợp với bạn. Động tác gập người về phía trước sẽ tác động nhiều đến các cơ chân. Việc kéo giãn lưng bắt buộc bạn phải phải chạm tay vào các ngón chân. Điều này có thể dẫn đến hậu quả làm nặng thêm chấn thương cho vùng lưng. Hãy tư vấn với giáo viên / huấn luyên viên yoga trước khi bạn thực hiện tư thế này.
Bảng tổng hợp tác dụng của mỗi tư thế đến các phần lưng: MỘT VÀI LỜI KHUYÊN ĐỂ THỰC HÀNH AN TOÀN
Thời gian tốt nhất để thực hành yoga là vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn có thể thực hành vào buổi tối nếu không có lựa chọn nào khác. Hãy giữ khoảng cách ít nhất 2 giờ đồng hồ giữa bữa ăn của bạn và buổi tập yoga. Không ép cơ thể bạn thực hiện bất kỳ tư thế nào trong các tư thế đã đề cập bên trên. Bởi vì, bạn có thể gây ra chấn thương mới hoặc làm trầm trọng thêm chấn thương cũ trước đó. Hãy thực hiện các tư thế một cách từ từ và nhẹ nhàng. Hãy tập luyện một cách kiên trì để chữa trị chứng đau lưng bằng chính bản thân bạn, với các tư thế yoga này!
Bạn đang xem bài viết Các Tư Thế Quan Hệ Cho Người Đau Lưng Và Cách Giảm Đau Sau Quan Hệ trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!