Xem Nhiều 3/2023 #️ Cách Ăn Dặm Đặc Biệt Giúp Trẻ 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Đều Đặn # Top 9 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cách Ăn Dặm Đặc Biệt Giúp Trẻ 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Đều Đặn # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ăn Dặm Đặc Biệt Giúp Trẻ 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Đều Đặn mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bước vào thời kỳ ăn dặm, từ 6 tháng trở đi bé sẽ không tăng cân nhiều nữa, thậm chí là đứng cân ở giai đoạn 8 tháng tuổi trở đi. Lúc này cả ba mẹ và ông bà sẽ rất lo lắng về sự chững cân của trẻ. Lý do vì sao lại có sự chững cân ở trẻ giai đoạn này và trẻ 8 tháng tuổi ăn gì để tăng cân?

Lý do trẻ giai đoạn 8 tháng tuổi chững cân

8 tháng tuổi, tức là em bé nhà bạn đã bước vào quá trình ăn dặm được hai tháng, nhiều mẹ ở quá trình này không yêu cầu con phải bụ bẫm, tròn trịa, chỉ cần con chịu ăn, mạnh khỏe là mừng. Nhưng 2 tháng đầu có vẻ bé ăn rất tốt, rất hợp tác, nhưng đến tháng thứ 8 thì bỗng dưng bỏ ăn, biếng ăn, có khi theo đợt 1-2 tuần, có khi kéo dài triền miên 2-3 tháng. Nguyên nhân vì đâu.

– Cho trẻ ăn bột quá lâu: Theo khuyến cáo thông thường trẻ phải kết thúc ăn bột ở tháng thứ 7, bước vào giai đoạn ăn thô, thay đổi cấu trúc đồ ăn để trẻ thích thú với sự thay đổi món ăn mới, cũng như để phản xạ ăn uống của con phát triển theo kịp tốc độ phát triển thể chất.

– Nếu trẻ không ăn bột mà ăn cháo ngay từ nhỏ, thì đến giai đoạn này trẻ cũng sẽ xuất hiện hiện tượng chán ăn. Đơn giản như các mẹ cứ tưởng tượng, bắt các mẹ ăn cháo suốt mấy tháng trời chắc chắn sẽ không ai ăn nổi, con trẻ cũng vậy, nhất là gai vị giác của các bé còn đang rất nhiều, đòi hỏi về sự tinh tế của món ăn lớn hơn so với người lớn.

– Việc làm trẻ phân tâm trong lúc ăn cũng ảnh hưởng đến khẩu vị và gây nên sự chán ăn ở trẻ. Chúng ta không lạ gì với những hình ảnh các bà các mẹ vừa bế rong vừa đút cháo, hoặc trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, hoặc chơi đủ thứ đồ chơi trong khi mẹ dụ để đút cháo. Việc này vô hình chung làm cho trẻ không phân biệt được đâu là giờ chơi, đâu là giờ ăn. Ngoài ra cho trẻ ăn quá nhiều bữa, trẻ chưa kịp đói đã đến giờ ăn, việc này là nguyên nhân chắc chắn gây ra sự từ chối các bữa ăn của trẻ.

Vậy làm sao để bé 8 tháng tăng cân theo đúng chuẩn, đảm bảo mọi mặt về phát triển thể chất và trí tuệ.

Cách ăn dặm để đảm bảo trẻ 8-9 tháng tuổi không biếng ăn, tăng cân đều

Đầu tiên là lựa chọn phương pháp ăn dặm ngay từ tháng thứ 6, nhưng bất cứ phương pháp nào thì đến tháng thứ 8 các mẹ phải đổi cấu trúc thức ăn từ mịn sang thô, hoặc từ thô trung bình sang thô hẳn để gây nên hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ không biếng ăn.

Gai vị giác của trẻ còn nhiều hơn người lớn rất nhiều, sự yêu cầu tỉ mỉ về chất lượng đồ ăn cũng ảnh hưởng đến hứng thú ăn uống của bé. Hãy thay đổi liên tục các món ăn theo nhiều cách chế biến khác nhau cho trẻ để đảm bảo chất dinh dưỡng cần nạp.

Tập cho trẻ ngay từ đầu cách ngồi một chỗ ăn cơm với bàn ăn, ghế ăn dặm, không sử dụng đồ chơi, điện thoại hay ti vi để làm phân tâm bữa ăn, để trẻ tập trung hoàn toàn vào món ăn, cho trẻ cảm nhận những món ăn ngon dở theo ý thích, chắc chắn bé sẽ không có cảm giác chán ăn, ăn đều đặn và tăng cân đều theo đúng lộ trình phát triển của lứa tuổi.

Đồ ăn cho bé trong giai đoạn này mẹ cần chú ý thực đơn ăn dặm cho bé đủ 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, vitamin, protein và chất xơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho sư phát triển ở giai đoạn này và dự trữ cho việc phát triển ở giai đoạn sau.

Ở tuổi này sữa vẫn là thức ăn chủ yếu, ăn dặm chỉ là để cho bé làm quen với đồ ăn, để xác định xem bé có dị ứng với món nào hay không mà thôi nên các mẹ đừng tự đặt áp lực nặng quá về việc bé ăn hay không ăn ở giai đoạn này. Vì vậy không ép bé ăn liên tục, giãn các cữ sữa, giãn cữ ăn, bé đói chắc chắn sẽ ăn như vậy mẹ vừa không đau đầu về việc con không tăng cân mà con vẫn đảm bảo việc tăng cân thường xuyên, hoàn thiện về phát triển thể chất ở những tháng tuổi này.

Việc thay đổi cách chế biến món ăn cho trẻ ở tháng thứ 8 sẽ giúp trẻ qua hết giai đoạn biếng ăn, vừa đảm bảo đúng tốc độ phát triển cơ hàm và phản xạ nhai cho trẻ, giúp trẻ tăng cân đều đặn đúng quá trình để làm tiền để cho sự phát triển của bé 9 tháng tuổi là đứng chựng và tập đi.

10 Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Đều Chóng Lớn

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là mong muốn của mỗi người mẹ. Bởi đây không chỉ nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp cho tình cảm 2 mẹ con gắn kết hơn. Đến giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ được mẹ cho ăn dặm những sản phẩm bột ăn dặm tốt nhất có mặt trên thị trường hoặc do chính tay mẹ tự nấu.

1. Các loại bột ăn dặm tốt cho bé 8 tháng tuổi

Mẹ có thể tham khảo những loại bột ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi được ưa chuộng sau đây.

1.1. Bột ăn dặm dinh dưỡng Hipp

Các bước thực hiện: Mẹ thực hiện theo hướng dẫn để pha bột ăn dặm HiPP bổ dưỡng cho con:

Bước 1: Đun sôi nước để nguội ở 40-50 độ C.

Bước 2: Đong 150ml nước cho vào chén.

Bước 3: Đong 50g bột cho tiếp vào chén.

Bước 4: Khuấy đều rồi để 1 phút cho bột nở mịn đều là được.

Tỷ lệ cân bằng bột – nước: Ở trẻ 8 tháng tuổi, 1 cữ bột của trẻ có tỉ lệ cân bằng bột – nước là: 50g bột – 150ml nước.

Bột ăn dặm Hipp (Nguồn: tintonghopmoingay.files.wordpress.com)

1.2. Bột ăn dặm Nestle Cerelac

Cách pha bột

Bước 1: Đong 150ml nước ấm cho vào chén.

Bước 2: Đong 50gr bột cho tiếp vào chén.

Bước 3: Khuấy đều bột và nước đến khi bột có độ sánh mịn màng.

Cách bảo quản: Theo như cách pha bột Nestle Nga đúng cách, thì bạn hãy luôn đảm bảo để sản phẩm nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nên để sản phẩm trong hộp, lọ kín sau khi sử hay mở bao bì. Đảm bảo dùng sản phẩm đúng hạn sử dụng.

Cách pha bột

Bước 1: Đong 150ml nước đun sôi, hoặc nước hoa quả, thịt rau vào chén.

Bước 2: Đong 50gr bột cho từ từ tiếp vào chén.

Bước 3: Khuấy đều cho bột nở mịn màng.

Hướng dẫn cách bảo quản bột ăn dặm Fruto: Cất giữ bột nơi thoáng mát, an toàn. Sau khi mở hộp sử dụng nên dùng trong thời gian <20 ngày để đảm bảo chất lượng bột. Cất giữ bột trong hộp, túi, chai lọ kín.

Hướng dẫn cách pha bột Ridielac

Bước 1: Đong 150ml nước ấm 40-50 độ C vào chén.

Bước 2: Đong 50gr bột tiếp vào chén.

Bước 3: Khuấy và để 1 phút cho bột nở mịn, đều.

Lưu ý cách pha bột tăng dần theo từng ngày: Ban đầu, mới tập ăn thì chỉ nên cho trẻ ăn 2 -3 muỗng/bữa để trẻ làm quen trước. Tiếp tục lặp lại lượng ăn này trong 3 ngày. Nếu trẻ hợp tác thì mẹ sẽ tăng dần lượng bột lên ở các bữa ăn tiếp theo. Đến khi trẻ ăn ổn định thì mới áp dụng đúng chuẩn tỉ lệ pha bột cho trẻ 8 tháng tuổi là 50gr bột – 150ml nước.

1.5. Bột ăn dặm Mabu Hikoji

Tỷ lệ pha: Mua bột Mabu Hikoji dinh dưỡng bổ sung chất xơ pha với tỷ lệ: 200ml nước – 10gr bột Mabu Hikoji – 10gr thịt, cá – 10gr rau – dầu ăn.

Cách chế biến

Bước 1: Thịt, cá sau xay nhuyễn thì được lọc qua rây cho mịn.

Bước 2: Rau bỏ phần gân, rửa sạch, băm nhuyễn.

Bước 3: Pha bột với nước cho mềm mịn.

Bước 4: Đặt nồi lên bếp rồi cho bột vào nấu chín khoảng 5 phút.

Bước 5: Cho tiếp thịt, rau vào nấu thêm khoảng 1 -2 phút.

Bước 6: Cho tiếp dầu ăn vào khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành.

Lượng bột mỗi ngày: Với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ duy trì 2-3 bữa ăn/ngày. Lượng bột chưa chế biến là từ 100 -150gr/ngày. Sau chế biến là 400 -600ml/ngày.

Bột bột ăn dặm Ridielac (Nguồn: websosanh.vn)

Tỷ lệ pha: Bột Heinz được pha theo tỉ lệ: 3 muỗng nước – 1 muỗng bột.

Cách chế biến: Đong bột và nước theo tỉ lệ 3 :1 cho vào chén rồi khuấy đều đến khi bột nở có độ mịn màng. Theo hướng dẫn pha bột ăn dặm Heinz, thì đây là cách nấu bột ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi chuẩn mà mẹ nên tham khảo.

Lượng bột mỗi ngày: Phụ thuộc vào độ tuổi cũng như nhu cầu của trẻ mà lượng bột mỗi ngày có sự điều chỉnh cho phù hợp. Trẻ 8 tháng tuổi, lượng bột dùng là 50gr/bữa, ngày ăn 2 -3 bữa.

Tỷ lệ pha: Sau khi chọn và đặt mua bột ăn dặm Ninfood nhiều hương vị dễ ăn, các mẹ nên đọc theo hướng dẫn, pha tỉ lệ bột – nước là 1:3.

Cách chế biến: Lấy bột và nước theo tỉ lệ 1:3 vào nồi rồi đặt lên bếp vừa khuấy vừa nấu khoảng 3 -5 phút là bột chín có độ sánh mịn màng.

Lượng bột mỗi ngày: Trẻ 8 tháng tuổi sẽ chỉ cần dùng 50gr/bữa ăn, và 2 -3 bữa/ngày.

Tỷ lệ pha: Bột ăn dặm Wakodo được pha với tỉ lệ bột : nước là 1:3

Cách chế biến: Lấy lượng nước ấm theo tỉ lệ pha bột rồi đổ bột vào từ từ. Để bột nở 2 -3 phút có độ mịn màng là có thể sử dụng.

Lượng bột mỗi ngày: Trẻ 8 tháng tuổi sẽ chỉ cần dùng 50gr/bữa ăn, và 2 -3 bữa/ngày.

Tỷ lệ pha: Bột ăn dặm Kawa được pha theo tỉ lệ 1 bột và 3 nước. Hoặc 50gr bột với 150ml nước.

Cách chế biến: Pha 50gr bột vào 150ml nước ấm rồi khuấy đều đến khi bột nở mềm mịn. Mẹ có thể giảm lượng bột theo tỉ lệ 28gr bột – 122ml nước để trẻ không bị táo bón.

Lượng bột mỗi ngày: Mẹ duy trì lượng bột cho trẻ 8 tháng tuổi là 50gr/bữa ăn, và 2 -3 bữa/ngày.

Tỷ lệ pha: Bột ăn dặm Nuti IQ được pha theo tỉ lệ: 8 thìa bột – 200ml nước.

Cách chế biến: Cho lượng nước ấm 40 -50 độ C theo tỉ lệ pha bột vào chén rồi từ từ đổ tiếp lượng bột vào. Khuấy đều đến khi bột có độ mịn màng.

Cách bảo quản: Để bột ăn dặm Nuti IQ giữ nguyên thành phần dinh dưỡng sau khi mở nắp nên được đậy kín và cất trong lọ, hộp kín tránh sánh trực tiếp. Không để bột trong tủ lạnh, nơi ẩm ướt. Sau khi mở bao bì, chỉ sử dụng bột trong vòng 1 tháng trở lại.

Bột ăn dặm Heinz (Nguồn: thitruongsi.com)

2. Mua bột ăn dặm cho bé yêu 8 tháng tuổi ở đâu?

Bột ăn dặm có tốt không và lưu ý chọn mua loại chất lượng như thế nào? Các mẹ thông thái có thể tham khảo thông tin tại MAJAMJA và tìm bột ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi tại cửa hàng sản phẩm mẹ và bé, siêu thị,… Tuy nhiên, để đơn giản và tiện lợi các mẹ có thể mua bột ăn dặm cho bé tại Adr hoặc siêu thị Vinmart. Nơi đây có đầy đủ những loại bột ăn dặm của các thương hiệu mà mẹ cần cho trẻ 8 tháng tuổi. Sản phẩm không những được đảm bảo chính hãng, uy tín về chất lượng mà còn luôn đảm bảo date sử dụng mới. Bên cạnh đó, các bạn đừng quên theo dõi các chương trình khuyến mãi, giảm giá để có thể mua online bột ăn dặm chính hãng giàu dinh dưỡng giá tốt.

Khẩu Phần Và Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Theo Chuẩn Khoa Học Cho Bé Tăng Cân Đều

1. Khẩu phần ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Khi bé được 8 tháng tuổi nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên đáng kể. Lúc này, lượng dinh dưỡng tối thiếu bé cần được cung cấp mỗi ngày là khoảng 500 ml sữa/ ngày cộng với khoảng 3 bữa bột/ cháo rây/ ngày. Trong đó hàm lượng mỗi bữa ăn dặm là khoảng 200 ml.

Với hàm lượng dinh dưỡng như trên, bé nên được cho 2 – 3 bữa ăn dặm/ngày. Lúc này, bữa ăn dặm đã trở thành bữa ăn chính và có thể đan xen nhiều bữa phụ. Bữa ăn phụ có thể là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé như sữa chua, phô mai, váng sữa…

Về chế độ dinh dưỡng, bé phải được đáp ứng đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất… tương đương với mỗi ngày trẻ cần khoảng”

50 – 60g thịt/ tôm/cá…,

50 – 60g gạo tẻ trắng,

15g dầu/ mỡ và một lượng tương đối lớn rau xanh, trái cây…

Trong đó, các thực phẩm như trái cây, thịt rau vẫn cần được xay nhuyễn, nghiền nhỏ để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, mẹ cần duy trì cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt xay vì những thức ăn này giúp bé dễ nuốt và cung cấp một số chất dinh dưỡng như: carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin C , chất xơ… rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Trong danh sách thực đơn ăn dặm số 1 và thực đơn ăn dặm số 2 cho bé 8 tháng tuổi thì nguồn thực phẩm chính quan trọng nhất vẫn là sữa mẹ.

Tiếp đó là cung cấp cho trẻ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như: Calo, chất béo, chất đạm, đường và chất xơ theo tỷ lệ và liều lượng tùy vào các loại nguyên liệu chế biến.

3. Những lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

2 thực đơn trên chỉ mang tính chất gợi ý, ngoài ra, mẹ có thể có sự điều chỉnh và thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với cơ địa và khẩu vị ăn của từng bé.

Thực đơn của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi nên được thay đổi thường xuyên để kích thích vị giác và không gây cảm giác chán ngán khi ăn của bé.

Sau khi đã lên được một thực đơn khoa học, mẹ cần lưu ý kĩ các khâu chọn nguyên liệu, thực phẩm. Phải đảm bảo nguồn nguyên liệu để nấu ăn cho bé là nguồn nguyên liệu sạch, được kiểm chứng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, quá trình bảo quản, chế biến cũng cần được chú trọng.

Khi cho bé ăn, nên tập cho bé ăn đặc dần với 3 bữa bột hoặc cháo rây. Chọn loại thức phẩm vừa giàu chất dinh dưỡng vừa dễ nuốc, mềm nhừ để thuận tiện cho việc tập ăn của bé.

Vì dạ dày của bé lúc này còn rất nhỏ nên ban đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn từ một đến 2 thìa với mỗi loại thức ăn, sau đó có thể cho thêm nếu bé ăn hết hoặc cho bé ăn nhiều lần nếu thấy bé có biểu hiện bị đói.

8 tháng tuổi, bé đã có thể phân biệt được chính xác cảm giác no và cảm giác đói, do đó, khi thấy bé có biểu hiện muốn ngừng ăn, mẹ không nên ép bé ăn nhiều hơn sinh ra cảm giác chán ăn, sợ hãi bữa ăn.

Ngọc Hoài tổng hợpMẹ – Bé – Tags: ăn dặm cho bé 7 tháng

Cách Chăm Sóc Trẻ Sinh Non Tại Nhà Chuẩn Nhất Giúp Bé Tăng Cân Đều Đặn

Tác giả bài viết: TS. BS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Mới đây Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương đã cứu sống thành công bé gái nặng 500g chào đời ở tuần thai 25, toàn thân tím tái, không có phản xạ gì. Sau hơn 4 tháng chăm sóc, cân nặng của bé gái đạt 2700g, có khả năng ăn bú tốt và được về với gia đình.

Hình ảnh bé gái nặng 500g được cứu sống thành công và được ra viện. (Ảnh: Lê Phương)

Đây chỉ là một trong những thành tựu của bệnh viện về chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh. Vào năm 2010, một bé nặng 500g đầu tiên đã được cứu sống thành công và ra viện.

Năm 2014 – 2015, 2 bé sinh đôi nặng 500g cũng đã được ra viện. 6 tháng đầu năm 2018, 3 bé nặng 500g, trong đó 2 bé sinh đôi sinh đôi nặng 500g đã được ra viện. Hai bé nặng 600g và 20 bé từ 600-700g cũng đều được ra viện.

Tất cả những thành công trên đều nhờ vào sự tận tâm của bác sĩ cùng với những tiến bộ y học mang lại. Tuy nhiên, sau khi trẻ ra viện, bố mẹ cũng cần chăm sóc trẻ cẩn thận bởi trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng và gặp nhiều bệnh khác.

1. Những khó khăn cho trẻ sinh non sau chào đời

Khó khăn trong việc cứu sống trẻ nhẹ cân non tháng chính là từ nguy cơ, hậu quả của trẻ non tháng gây ra.

Thứ nhất, trẻ dễ bị ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt. Đặc biệt suy hô hấp rất nhanh chóng có thể khiến trẻ tử vong hoặc di chứng tàn tật vĩnh viễn chỉ trong vòng 1-2 phút.

Ngoài ra, thời gian rất gấp gáp, đứa trẻ rất dễ nhiễm trùng.

Về khó khăn dinh dưỡng: Đứa trẻ rất dễ bị viêm ruột hoại tử, vàng da, tan máu, xuất huyết, đặc biệt nguy hiểm là xuất huyết não, phổi. Về lâu dài, trẻ có thể bị bại não hoặc di chứng tàn tật về vận động.

Một số trẻ có thể bị tăng động, giảm chú ý hoặc không có khả năng học tập, bị bệnh sơ phổi mãn tính, bệnh lý võng mạc gây mù lòa, bệnh điếc, dễ nhiễm trùng, dễ đột tử hay những bệnh về béo phì, còi xương, suy dinh dưỡng, tăng huyết áp, đái đường… sau này.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sinh non

Về sơ sinh, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân gây ra sinh non như tình trạng nhiễm trùng của người mẹ, hoặc người mẹ lao động nặng nhọc, thấp cân hay có cân nặng vừa thấp vừa lùn.

Ngoài ra, người mẹ bị tiền sản giật và sản giật cũng là một yếu tố gây đẻ non. Tuy nhiên, đa số trường hợp đẻ non là không rõ nguyên nhân, thậm chí đến ngày người phụ nữ chuyển dạ cũng không rõ nguyên nhân là gì.

3. Làm thế nào để hạn chế sinh non?

Để hạn chế khả năng sinh non, cách tốt nhất đến bây giờ là các bà mẹ hãy đi khám bác sĩ sản theo đúng định kỳ, đều đặn. Đồng thời, ăn ngủ nghỉ tư tưởng thoải mái. Đó là những điều cần thiết.

Các bà mẹ cũng không nên hiểu phiến diện đi siêu âm là đi khám thai. Siêu âm chỉ là một trong những phương tiện hỗ trợ cho một lần khám thai chứ không phải tính theo lần khám thai.

4. Kỹ thuật điều trị, chăm sóc trẻ sinh non

Hiện nay, các kỹ thuật, biện pháp ứng dụng trong điều trị, chăm sóc để hạn chế nguy cơ cho trẻ sinh cực non là hồi sức sơ sinh ngay từ phòng đẻ, chống suy hô hấp, thở máy, bơm sunfantan, thở CPAP, oxy, chống tắc nghẽn đường thở; lồng ấp, cách ly môi trường, giữ ấm; chống nhiễm trùng nhiều tầng; nuôi dưỡng tĩnh mạch sớm; áp dụng Kangaro; kỹ thuật vô trùng; cân bằng nước điện giải, đường máu, chiếu đèn điều trị vàng da,…

Chính nhờ áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiên tiến, cơ sở hạ tầng đổi mới với lòng tận tâm của các bác sĩ mà tỷ lệ sống của trẻ nhẹ cân non tháng từ 1kg-1,5kg là 90%, tỷ lệ sống của trẻ dưới 1kg là 30%.

5. Cách chăm sóc trẻ sinh non ở nhà

Mục tiêu chăm sóc trẻ sinh non tháng, nhẹ cân là để trẻ sống khỏe mạnh như những bé đủ tháng. Vì vậy để đảm bảo cho các bé ngoài phát triển về thể chất còn phải phát triển về thần kinh, tinh thần cho đứa trẻ.

Về vấn đề phát triển thể chất, cha mẹ phải đảm bảo đứa trẻ được dinh dưỡng tốt nhất bằng sữa mẹ. Nếu không có sữa mẹ, trẻ phải dùng sữa thay thế sữa mẹ do bác sĩ tư vấn.

Để tránh bệnh tật cho trẻ, gia đình phải tắm vệ sinh hàng ngày cho cả mẹ lẫn con, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh, hạn chế thăm nom trẻ. Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch khuyến cáo, khám định kỳ của bác sĩ.

Về vấn đề phát triển thần kinh, để não bộ phát triển về thần kinh đòi hỏi con người ta phải có 6 giác quan cùng phát triển: thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, xúc giác và cảm giác thăng bằng. Trong đó, để tất cả 6 giác quan của trẻ cùng phát triển đòi hỏi người mẹ phải thường xuyên ôm ấp, massage, nói chuyện với con và cho con tiếp xúc ngửi, nếm những thứ xung quanh.

Điều quan trọng nhất vẫn là massage cho trẻ bởi trong massage, người mẹ làm phát triển về xúc giác. Trẻ có thể thông qua massage ngửi được hơi của dầu và của người mẹ phát triển khứu giác. Trong massage, mẹ có thể cho trẻ bú nhẹ nhàng hoặc ngậm vú giả nằm yên tĩnh để phát triển vị giác.

Bên cạnh đó, người mẹ hãy hát, kể chuyện, nói với con khi massage để phát triển thính giác. Vì vậy, massage phát triển về đa cơ quan.

Những cách đơn giản mẹ có thể làm là sự ôm ấp, vỗ về, nụ hôn dành cho con hay việc tắm rửa cho con hàng ngày, đó cũng được gọi là massage.

Ngoài ra, lưu ý trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, bố mẹ cho trẻ sinh non nằm điều hòa cần quan tâm đến nhiệt độ phù hợp vì trẻ có hệ hô hấp kém. Điều hòa nên đặt từ 27-29 độ C, quần áo ít, mát mẻ.

Theo TS. BS Lê Minh Trác – Giám đốc trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. (Khám phá)

(https://eva.vn/lam-me/cach-cham-soc-tre-sinh-non-tai-nha-chuan-nhat-giup-be-tang-can-deu-dan-c10a355398.html)

Bạn đang xem bài viết Cách Ăn Dặm Đặc Biệt Giúp Trẻ 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Đều Đặn trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!