Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Thừa Cân mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu thừa cân
Thai kỳ là một giai đoạn vô cùng quan trọng với mẹ. Khi mang thai, nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu lên cân nhanh chóng. Nếu mẹ bầu không kiểm soát được cân nặng của mình các mẹ thường có những nguy cơ như tiền sản giật, sảy thai, tiểu đường thai kỳ rất cao.
Mẹ bầu bị thừa cân trong thai kì
Những phụ nữ có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể tính bằng cân nặng ) chia cho bình phương chiều cao ) lớn hơn 25 được coi là thừa cân. Họ dễ bị mắc một số bệnh nhất định như đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.
Mẹ bầu thừa cân trong thai kì
Rủi ro này càng tăng cao khi chỉ số BMI lớn hơn 30. Những người này có thể coi là béo phì. Bất kỳ thai phụ béo phì nào cũng có thể hạn chế rủi ro bằng một chế độ ăn lành mạnh, luyện tập thể thao và bám sát những chỉ dẫn tăng cân.
Sức khỏe thai nhi ảnh hưởng thế nào khi mẹ bầu thừa cân?
Thừa cân và béo phì trong thai kỳ có thể gây các vấn đề sức khỏe cho bé:
Dị tật bẩm sinh: Bao gồm cả các khuyết tật ống thần kinh (NTD). NTD là những dị tật bẩm sinh của não và cột sống.
Sinh non: Trẻ chào đời trước 37 tuần tuổi.
Thương tích trong quá trình sinh: như trường hợp đẻ khó do kẹt vai trong khi sinh vì em bé to.
Tử vong sau khi sinh.
Béo phì trong thời thơ ấu.
Uống thuốc giảm cân khi mang thai
Trong nhịp sống vội vã như hiện nay, để giảm cân cấp tốc, nhiều chị em phụ nữ đã bị phụ thuộc vào thuốc giảm cân, thậm chí là bị nghiện thuốc giảm cân. Có những trường hợp phụ nữ mang thai do không biết mình đang mang thai nên đã sử dụng thuốc giảm cân vào thời gian đầu của thai kì.
Việc uống thuốc giảm cân một cách tùy tiện nếu không cẩn thận có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chỉ có những loại thuốc được Bộ Công An và Bộ Y tế cấp phép lưu hành thì mới đảm bảo an toàn và đạt chuẩn.
Bên cạnh đó cũng có nhiều loại thuốc không có xuất xứ rõ ràng và chứng nhận y tế. Bạn không thể biết thành phần trong các sản phẩm này gồm những gì, có an toàn không. Vì vậy, khi dùng sẽ không đảm bảo cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người mẹ về sau này.
Mẹ không nên uống thuốc giảm cân khi mang thai
Khả năng gây dị tật ở thai nhi sau khi người mẹ dùng thuốc giảm cân chưa được xác định rõ ràng.Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên dừng dùng thuốc giảm cân trước khi mang thai.
Vậy nên, bạn nên đi kiểm tra để biết chính xác mình có mang thai hay không. Nếu có mang thai, bạn cần theo dõi thai định kỳ trên siêu âm cũng như làm những xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật thai sớm. Bạn hãy đến các bệnh viện chuyên khoa sản để được khám, sàng lọc và tư vấn.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thừa cân
Chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu thừa cân
Trong các bữa ăn, bữa sáng luôn được xem là bữa quan trọng nhất, giúp cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Nhất là đối với bà bầu, thì việc ăn sáng càng cần được chú trọng hơn. Các mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Protein, chất béo, chất xơ…
Đồng thời bữa tối mẹ bầu nên ăn ít lại, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất. Vì buổi tối bộ máy tiêu hóa ít hoạt động hơn. Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm không tiêu hóa hết, dễ chuyển hóa thành các chất béo thừa, gây tăng cân nhanh chóng cho bà bầu. Làm như vậy mới là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thừa cân chính xác và khoa học.
Tăng cường bổ sung Protein, giảm tinh bột và đường
Bà bầu thừa cân nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe bà bầu khuyến cáo, trong các bữa ăn mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Protein, bởi dưỡng chất này không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mà nó còn giúp bà bầu lâu đói.
Bà bầu thừa cân nên bổ sung nhiều Axit Folic
Theo chuyên gia, người bình thường mỗi ngày nên bổ sung trung bình khoảng 400 – 800mcg Axit folic. Còn đối với bà bầu, đặc biệt là bà bầu bị thừa cân hoặc có nguy cơ thai nhi bị dị tật thì càng cần bổ sung lượng Axit folic nhiều hơn nữa.
Do vậy trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thừa cân không thể thiếu loại dưỡng chất này. Mẹ có thể bổ sung qua các thực phẩm như: Súp lơ, măng tây, dưa vàng, trứng, rau Bina,… chúng có chứa hàm lượng Axit folic rất cao.
Tăng cường rau xanh và trái cây cho bà bầu thừa cân
Giảm dầu trong thức ăn nếu có thể, bạn nên tránh thêm dầu vào trong món ăn của mình dưới bất kỳ hình thức nào. Thay vì chiên xào, bạn có thể sử dụng lò vi sóng làm các món ăn, nướng rau hay bánh.
Cần phải có chế độ ăn uống hợp lí cho những mẹ bầu thừa cân
Sữa ít béo
Khi mang thai, bạn cần bổ sung một lượng canxi lớn cho cơ thể. Vì vậy, sữa và các sản phẩm làm từ sữa là phần không thể thiếu trong thực đơn.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng phẩm ít béo hoặc có thể uống sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hoặc yến mạch thay cho các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, khi uống sữa, bạn có thể thêm một ít yến mạch. Nó có thể trở thành một bữa ăn nhẹ đầy dinh dưỡng dành cho mẹ.
Tránh xa các món mặn
Quá nhiều muối trong chế độ ăn có thể dẫn đến việc giữ nước không cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ăn quá mặn cũng là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp trong thai kỳ rất nguy hiểm. Nếu tự nấu ăn, mẹ nên hạn chế muối khi nêm nếm. Còn đối với thức ăn bán sẵn, mẹ nên kiểm tra thành phần muối có trong thức ăn.
Thỉnh thoảng mình vẫn ăn vượt quá mức cho phép như ăn bánh, kẹo, kem, những gì mình thích. Hãy thỉnh thoảng cùng chồng lang thang hàng quán, ăn đồ chiên xào, rán tới no ních bụng. Chứ đừng gò ép bản thân. Bà bầu đôi khi hay thèm đồ lạ. Miễn là luôn tuân theo quy tắc sau:
Cơm không được vượt quá 3 chén/ngày
Phải vận động 3 lần/tuần là ít nhất
Phải uống vitamin để bổ sung thêm cho con.
Tuyệt đối không được bỏ đói cơ thể và cắt giảm Protein. Nếu không chế độ ăn kiêng sẽ thất bại hoặc không thể theo lâu dài được.
Bài tập giảm cân cho bà bầu
Đi bộ
Đi bộ là một trong những hình thức tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả. Đi dạo những nơi có đồi là bài tập lý tưởng cho cơ bắp của bạn. Việc này sẽ giúp tim bơm máu hiệu quả đến khắp cơ thể, đặc biệt là nhau thai và em bé.
Nhưng để đảm bảo an toàn, các nàng bầu nên lắng nghe chỉ định của bác sĩ trước khi muốn thực hiện bài tập này. Vì tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kì khác nhau, quãng đường và tốc độ đi sẽ phải được điều chỉnh để phù hợp với cơ địa của bạn.
Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả cho mẹ bầu
Xin lưu ý:
Nên đi bộ vào sáng sớm hoặc sau khi ăn 1 giờ, không nên đi bộ ngay sau bữa ăn.
Đi bộ nhẹ nhàng
Trong 3 tháng đầu thì không nên đi bộ quá nhiều
Tập Yoga
Yoga là kiểu luyện tập hoàn hảo dành cho các mẹ bầu
Những bài tập Yoga được đánh giá là kiểu luyện tập hoàn hảo dành cho các mẹ bầu. Các động tác giúp cơ thể có sự chuyển động linh hoạt, bình lặng tâm trí, gội rửa muộn phiền trong cuộc sống. Đặc biệt, yoga sẽ trở nên tuyệt vời hơn nếu bạn luyện tập cùng “nửa kia” của mình, việc đó sẽ giúp tạo mối liên kết giữa cha mẹ với thai nhi.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Chế Độ Dinh Dưỡng Chuẩn Cho Những Mẹ Bầu Thừa Cân
Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho những mẹ bầu thừa cân
Mẹ bầu nếu đã mắc chứng béo phì hoặc thừa cân từ trước khi mang thai thường phải gánh chịu những nguy cơ như tiền sản giật, xảy thai, tiểu đường thai kỳ rất cao. Việc tăng cân trong thai kỳ đối với mẹ bầu thừa cân cũng cần hạn chế tối đa. Tuy nhiên, thai nhi vẫn đòi hỏi mẹ bầu bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển bình thường và khoẻ mạnh.
3 phương pháp thai giáo giúp bé phát triển trí não
TOP 5 VIỆC NHÀ VỢ BẦU NÊN NHƯỜNG CẢ CHO CHỒNG
Hướng dẫn cách massage cho mẹ bầu để giúp con phát triển tốt hơn từ trong bụng mẹ
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với mẹ bầu thừa cân:
Bản thân việc béo hơn mức bình thường cộng thêm bụng bầu sẽ khiến mẹ bầu trở nên “đồ sộ” và cơ thể có xu hướng đòi hỏi nạp calo liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai đặc biệt đối với phụ nữ thừa cân thì rối loạn chuyển hoá các chất lại rất dễ xảy ra.
Mẹ bầu thừa cân cần tăng bao nhiêu cân suốt cả thai kỳ?
Các chuyên gia cho biết việc giảm cân trong thai kỳ hoặc theo một chế độ ăn kiêng nhất định sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khuyến cáo mẹ bầu dù cân nặng ra sao cũng không nên giảm béo lúc này. Tuy nhiên, tăng chỉ khoảng 5kg trở lại do nước ối, cân nặng của em bé, nhau thai và sự tăng kích thước tử cung là mức tăng lý tưởng cho mẹ bầu thừa cân.
Mẹ bầu cần nạp dưỡng chất cho thai nhi như thế nào?
Cũng tương tự các sản phụ khác, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung nhiều canxi, axit folic, magie, sắt và omega-3 để bé phát triển khoẻ mạnh, thông minh. Tuy thế lượng calo mà mẹ bầu thừa cân được phép nạp vào cơ thể trong 1 ngày chỉ khoảng 2000 calo. So với khẩu phần ăn tiêu chuẩn thông thường khi chưa mang bầu, mẹ bầu thừa cân chỉ được phép ăn hơn khoảng 400 calo/ngày. Do đó việc bổ sung vitamin bằng viên uống đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu thừa cân vì có nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết mà không phải nạp thêm lượng thức ăn thừa cho cơ thể. Đặc biệt ở phụ nữ thừa cân việc hấp thu axit folic có thể gặp trở ngại, mẹ bầu thừa cân cần bổ sung lượng axit folic nhiều hơn so với thông thường.
Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu thừa cân:
Loại bỏ chất ngọt, đường trong khẩu phần ăn:
Đường là nguyên nhân gây béo phì khá cao. Mẹ bầu thừa cân cần giảm tối đa lượng đường hấp thu vào cơ thể, bao gồm cả các loại thực phẩm chế biến có đường và các loại trái cây có hàm lượng đường cao. Chỉ nên ăn những loại hoa quả có vị nhạt, ít đường. Một số mẹ bầu bị nghén đồ ngọt, nên sẽ khó cưỡng lại cảm giác thèm ngọt. Cách tốt nhất để thay thế đường trong khẩu phần ăn của mẹ bầu thừa cân là sử dụng mật ong.
Uống nước ép rau củ thay vì nước ép trái cây:
Nhiều mẹ bầu chủ quan rằng uống nước ép trái cây sẽ không bị tăng cân. Trên thực tế trong các loại trái cây ngoài vitamin còn chứa hàm lượng đường lớn hơn nhiều so với rau củ. Đặc biệt khi được chế biến dưới dạng ép nước, mẹ bầu đã loại bỏ hàm lượng chất xơ vốn có của trái cây mà hấp thu trực tiếp lượng calo khá lớn. Điều này khiến mẹ bầu càng tăng cân nhanh chóng hơn. Bù lại, các loại nước ép rau củ sẽ cung cấp lượng chất khoáng và vitamin tối đa mà không bị áp lực từ lượng calo cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thu.
Sữa và các chế phẩm từ sữa:
Mẹ bầu thừa cân vẫn có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa chua. Tuy nhiên để tối đa lợi ích cho mẹ và bé, mẹ bầu nên chọn loại sữa chua không đường (có thể dùng kèm đường ăn kiêng hoặc trộn với mật ong để tạo hương vị yêu thích). Đối với sữa thì nên sử dụng loại sữa tách béo không đường để uống hàng ngày.
Ưu tiên dầu oliu:
Để thay thế chất béo và các loại dầu mỡ trong chế biến món ăn, mẹ bầu thừa cân hãy lựa chọn dầu oliu. Đây là loại chất béo chưa bão hoà tốt nhất cho mẹ bầu.
Ăn nhiều protein thay vì tinh bột:
Đối với các bữa ăn chính, mẹ bầu cần nạp năng lượng qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt bò, cá, thịt nạc, ức gà. Khẩu phần tinh bột trong bữa ăn cũng cần được cắt giảm hơn. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ cơm hoặc vài lát bánh mỳ, tốt nhất là bánh mỳ từ lúa mỳ nguyên cám (bánh mỳ nâu) thay vì dùng bánh mỳ trắng.
Kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn:
Thông thường khi mắc chứng thừa cân sẽ có xu hướng ăn những thứ mình thích hơn là những thứ tốt cho sức khoẻ. Vì sự phát triển tốt nhất của thai nhi, mẹ bầu thừa cân cần triệt để nghiêm khắc với bản thân về chế độ dinh dưỡng. Hạn chế ăn vặt, không ăn những loại thức ăn ngoài thực đơn đã lên kế hoạch khoa học. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu thừa cân cần có nhật ký theo dõi khẩu phần hàng ngày để tự điều chỉnh.
TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Tư Vấn Dinh Dưỡng: Mẹ Bầu Và Chuyện Tăng Cân Hợp Lý
– Tùy theo tình trạng dinh dưỡng của mỗi người trước khi mang thai mà mức tăng cân sẽ khác nhau. Muốn biết mình cần tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ, bạn cần xác định chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn ngay trước khi mang thai để xem bạn đang có cân nặng bình thường hay suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì, sau đó tra theo bảng bên dưới:
BMI được tính = cân nặng (kg)/ chiều cao x chiều cao (m).
Tốc độ tăng cân thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ. Theo khuyến cáo dành cho người châu Á, mẹ bầu có BMI bình thường trước khi có thai cần tăng khoảng 1-2kg trong 3 tháng đầu, tăng 4-5kg trong 3 tháng giữa và tăng 5-6kg trong 3 tháng cuối. Trường hợp song thai thì cần tăng khoảng 16-20kg cho cả thai kỳ.
* Thưa bác sĩ, trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu tăng cân nhanh và nhiều so với mức bình thường thì có ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe không?
– Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh và nhiều so với khuyến nghị thì có thể gặp các nguy cơ sau:
1. Khi mang thai
Việc tăng cân nhiều sẽ khiến bạn dễ bị cao huyết áp, rối loạn đường huyết, rối loạn xương khớp…
2. Khi chuyển dạ và sinh con
Cân nặng người mẹ càng nặng thêm bao nhiêu thì em bé cũng sẽ có thể nặng thêm bấy nhiêu. Các em bé sơ sinh có trọng lượng lớn thường khó sinh hơn so với các em bé có kích cỡ trung bình và việc sinh nở cho các bé này có thể sẽ cần dụng cụ hỗ trợ hoặc phải sinh mổ. Chưa kể, nếu không kiểm soát tốt huyết áp, bạn có thể bị tai biến tiền sản giật, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Nếu mắc bệnh tiểu đường hay rối loạn đường huyết trong thai kỳ, bạn sẽ tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, sang chấn lúc sinh và con bạn sẽ dễ bị rối loạn tăng trưởng về sau.
3. Sau khi sinh
Các thai phụ tăng nhiều cân hơn khuyến cáo thường sẽ khó giảm cân sau khi sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như hướng dẫn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chị em tăng cân quá nhiều và nếu không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó và khả năng gặp các vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
ThS-BS Trần Thị Hồng Loan – Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao NutiFood
SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DR. LUCEN MUM CARE – DINH DƯỠNG ĐẶC CHẾ CHO MẸ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
Trong suốt thai kỳ và giai đoạn cho con bú, việc ăn uống không còn là sở thích riêng của mẹ. Khi ấy, việc ăn uống của mẹ cần phải đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tăng thêm, để vừa tăng cường sức khỏe cho mẹ, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con có một nền tảng phát triển vững chắc.
Với sự am hiểu và quan tâm dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú, sản phẩm dinh dưỡng Dr. Lucen Mum Care thuộc dòng sản phẩm đặc biệt của NutiFood, là sản phẩm dinh dưỡng đặc chế cho mẹ với các dưỡng chất thiết yếu, cho mẹ một thai kỳ phát triển khỏe mạnh.
* Lợi ích nổi bật: sản phẩm dinh dưỡng Dr. Lucen Mum Care bổ sung sắt, nano can-xi, lactoferrin, vitamin C, vitamin D, vitamin nhóm B, DHA, lutein, cholin, a-xít folic, chất xơ FOS/ Inulin… đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho bà mẹ trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, giúp mẹ giảm táo bón và tăng cường sức đề kháng.
Sản phẩm dinh dưỡng Dr. Lucen Mum Care dinh dưỡng đặc chế cho mẹ mang thai và cho con bú!
Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh Mà Vẫn Cân Bằng Dinh Dưỡng?
Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ thường sẽ sụt cân vì chứng lo âu và những sự thay đổi mới của cơ thể. Với những người có thể trạng tốt hơn sẽ tăng từ 1 đến 2 kg.
Đến 3 tháng giữa thai kỳ, khi những cơn ốm nghén bớt hành hạ và cơ thể dần thích nghi thì mẹ bầu sẽ tăng từ 4 đến 5 kg. Thời điểm này, bên cạnh lượng thực đơn quen thuộc, các mẹ cần bổ sung thêm 300 calo. Vì đây cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển từng ngày rõ rệt. Việc bổ sung nhiều calo sẽ giúp thai nhi hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.
Tăng cân là hiện tượng tất yếu khi mang thai, tuy nhiên nếu số cân nặng tăng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những em bé có trọng lượng nặng hơn mức trung bình thường sẽ khó sinh và nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng, suyễn,…Vì thế mà các bà mẹ cần vạch ra một kế hoạch tăng cân thật hợp lý và khoa học.
Cách tăng cân cho bà bầu gầy
Để bà bầu tăng với số cân vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng cho thai nhi, các mẹ cần vạch ra kế hoạch ăn uống hợp lý.
Hạn chế những chất béo
Phụ nữ mang thai thường hay gặp tình trạng ợ hơi, khó tiêu. Vì thế thay vì mỡ động vật, bạn nên sử dụng dầu oliu hoặc dầu ăn thực vật. Những loại dầu này vừa đảm bảo sức khỏe lại không khiến các mẹ tăng cân quá nhiều.
Ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ thường gặp phải tình trạng ốm nghén, khó tiêu. Điều này khiến những bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chia 3 bữa ăn chính thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ hơn. Việc chia khẩu phần ăn thành những bữa nhỏ như thế không chỉ giúp mẹ bầu đỡ ngấy mà lượng calo và dinh dưỡng vẫn đảm bảo đầy đủ.
Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ăn chung với người khác sẽ khiến bản thân ăn nhiều hơn 750 calories mỗi ngày. Vì thể, để giúp bà bầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bạn có thể dành thời gian ăn với họ. Và nhớ ăn chậm nhai kĩ để có thể thưởng thức hương vị món ăn đồng thời giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Ưu tiên những món luộc và hấp
Quá trình mang thai, bạn cần hạn chế những món ăn quá nhiều dầu mỡ như xào, chiên, kho,…Thay vào đó, bạn có thể dùng những món như luộc và hấp. Cách chế biến này sẽ giúp món ăn giữ lại được nhiều hương vị cũng như chất dinh dưỡng.
Rau xanh và các loại hoa quả
Bắp cải, súp lơ xanh, đu đủ, dưa hấu,…là những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và chất xơ giúp thai nhi hạn chế được tình trạng còi xương và chậm phát triển.
Bên cạnh đó, các loại rau có màu xanh đậm và rau dền còn chứa nhiều sắt, tốt cho máu. Bạn có thể dùng chúng mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, thúc đẩy quá trình tăng cân.
Lượng chất đạm có trong các loại thịt như bò, gà, lợn,…rất cần thiết cho cơ thể bà bầu và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, trong thịt bò còn có lượng lớn chất sắt, protein, vitamin B6, B12,…rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Có thể nói, hải sản là một trong những nguồn thực phẩm cực kì tốt khi chưa biết mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh. Hải sản, đặc biệt là tôm, cua, nghêu, cá hồi,…chứa lượng lớn canxi và chất béo Omega 3 giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh. Trung bình mỗi tuần, mẹ bầu nên bổ sung 2 đến 3 bữa ăn hải sản. Tuy nhiên khi chế biến những món ăn này bạn cần sơ chế thật kĩ và nấu chín từ trên 100 độ C. Hạn chế ăn hải sản đóng hộp như cá ngừ, cá nục,…
Việc bổ sung sữa tươi lẫn sữa bột trong quá trình mang thai là điều vô cùng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Trong sữa có chứa nhiều dưỡng chất giúp xương chắc khỏe và tăng chiều cao của bé. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống từ 2 đến 3 ly sữa để giúp con khỏe mạnh và thông minh ngay khi còn trong bụng mẹ.
Ngoài những thực phẩm từ thịt cá thì mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh? Trứng là một trong những đáp án không thể hoàn hảo hơn. Có thể nói lượng dinh dưỡng từ trứng mang lại tỉ lệ nghịch với kích thước của chúng. Một tuần 3 quả trứng sẽ giúp cơ bắp thai nhi phát triển.
Đặc biệt lòng đỏ trứng còn giúp trẻ thông minh. Giai đoạn gần cuối thai kỳ, việc bổ sung 2 đến 3 quả trứng vịt lộn một tuần sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh. Tuy nhiên với những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, thừa cân nên hạn chế hoặc không ăn.
Trong thực đơn tăng cân của thai nhi mà không nhắc đến hạt bí ngô thì sẽ là thiếu sót rất lớn. Loại hạt này không chỉ làm mẹ bầu ngon miệng hơn mà chúng còn chứa đến 33 gram protein giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng. Đặc biệt còn trị được chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều năng lượng và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Đặc biệt cũng tương tự như hạt bí ngô, gạo lứt còn có thể trị chứng táo bón ở mẹ bầu. Bạn có thể dùng chúng trong những bữa ăn phụ, thay cho những loại bánh ngọt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu đến cuối thai kỳ mà mẹ bầu vẫn chưa tăng cân đủ thì hãy thử dùng quả bơ. Trung bình mỗi quả bơ chứa đến 40 gram protein nên sẽ giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng.
Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Thừa Cân trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!