Cập nhật thông tin chi tiết về Em Bầu Tăng 9Kg, Con Sinh Ra Dài 53Cm Nặng 3,5 Nhờ Uống 5 Loại Nước Này Suốt Thai Kỳ mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(*) Một chút lưu ý nè: Khi mang bầu em uống nhiều hơn ăn đấy ạ. Khầu phần ăn của em vẫn giữ như lúc chưa có bầu, em chú ý ăn nhiều rau xanh, hải sản, trái cây, các thực phẩm như thít – cá – trứng, hạn chế tinh bột, ăn ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ
Nước cam, chanh
– Lượng vitamin và khoáng chất trong nước cam: Nước cam tươi dồi dào canxi, kali, axit folic, vitamin C…
– Lợi ích của nước cam, chanh đối với bà bầu: Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu trăng sức đề kháng; axit folic giúp sản xuất các tế bào khỏe mạnh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi; giàu canxi giúp xương và răng chắc khỏe… Ngoài ra, nước cam còn giàu kali giúp điều hòa và ổn định huyết áp cho bà bầu cao huyết áp.
Lưu ý khi uống nước cam: Nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói, không nên uống nước cam vào buổi tối, không nên uống quá nhiều nước cam trong ngày; không nên uống nước cam khi bị tiêu chảy; ưu tiên uống nước cam tươi thay vì nước cam đóng hộp…
Nước mía
– Các vitamin và khoáng chất trong nước mía: Đường tự nhiên chiếm 70%, ngoài ra nước mía còn giàu canxi, đồng, kali, sắt, magie, các loại vitamin A, B, C và 30 axit hữu cơ khác cần thiết cho sự phát triển của thai nhi
– Lợi ích của nước mía đối với bà bầu: tăng cường hệ miễn dịch chống các bệnh vặt, tốt cho hệ tiêu hóa ngừa táo bón, giúp da luôn căng mịn ngừa mụn, giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả…
Với những bà bầu ốm nghén nặng, có thể giảm tình trạng này bằng nước mía như sau: Lấy một bát con nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày sẽ đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.
Lưu ý cho bà bầu khi uống nước mía: Vì chứa lượng đường tự nhiên khá cao do đó bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía, lượng tối đa nên là 1 ly nhỏ/ngày, với những bà bầu tăng cân quá nhanh hay có biểu hiện của bệnh đái tháo đường không nên uống nhiều loại nước này.
3 THÁNG GIỮA THAI KỲ
Ngoài nước cam, nước mía em còn uống thêm nước dừa
Nước dừa
– Các vitamin và khoáng chất trong nước dừa: canxi, kali, vitamin A, E, axit uric…
– Lợi ích của nước dừa đối với bà bầu: tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón; tránh viêm đường tiết niệu giảm nguy cơ sỏi thận; bổ sung lượng chất lỏng cho cơ thể; tốt cho nước ối; tăng cường hệ miễn dịch…
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Ngoài nước cam, mía, dừa em còn uống thêm nước bí đao hoặc ăn canh đều tốt ạ. Vì những tháng cuối thai to dễ gây chèn ép các mạch máu khiến chân tay hay phù nề. Em uống nước bí đao + ăn canh nên không thấy hiện tượng này xảy ra. Cũng có thể do cơ địa em ạ!
Nước bí đao
– Lượng vitamin và khoáng chất trong bí đao: canxi, photpho, sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C…
– Lợi ích của bí đao với bà bầu: Bí đao tính mát giúp bà bầu thanh nhiệt, giải độc cơ thể, nhuận tràng… Đặc biệt, những mẹ bị phù chân ăn bí đao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này.
Ngoài các loại nước trái cây tự nhiên trên, một loại nước mà em ưu tiên uống nhiều hơn hẳn và ngày nào cũng uống một lượng nhất định đó là nước lọc. Khi mang thai, nếu không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, bà bầu có thể gặp tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, táo bón, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt trong 3 tháng cuối mẹ bầu có thể bị sinh non nếu cơ thể thiếu nước đó là lý do em uống nước nhiều hơn ăn đấy ạ.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI UỐNG NƯỚC
Lượng nước đủ bà bầu nên uống mỗi ngày khoảng 3 lít nước (bao gồm nước trái cây, canh, sữa, nước lọc…), tương đương 10 – 12 ly nước. Tuyệt đối tránh trà, cà phê, nước có ga vì chúng sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Vài chia sẻ cùng các mẹ!
Tháng Cuối Thai Kỳ, Em Ăn Trứng Vịt Lộn Theo Cách Này, Con Tăng Từ 2,3 Kg Lên Chuẩn 3,5 Kg, Da Trắng Hồng Lại Có Chân Dài Thẳng Tắp
Em bầu tuần thứ 36 thì đến bệnh viện làm hồ sơ sinh. Các bác sĩ siêu âm cho em bảo con được 2,3 kg, thiếu cân một chút so với mức chuẩn.
Em kể chuyện con bị thiếu cân với chị gái thì chị ấy mách em mẹo hay lắm. Chị bảo mỗi tuần chỉ cần ăn 2 quả trứng vịt lộn vào các buổi sáng thì cứ yên tâm là con tăng cân đều đều, đến khi đẻ ra là vừa chuẩn cân nặng luôn. Chị bảo ngày xưa chị làm rồi và thấy hiệu quả lắm.
Cách này nghe có vẻ hay và quá đơn giản để thực hiện nên em về làm theo đúng lời chị dặn. Thật bất ngờ, đến khi em sinh con thì bé nặng vừa tròn 3,5 kg. Trộm vía nhìn con trắng hồng, bụ bẫm, kháu khỉnh hơn so với các bạn cùng phòng nhiều lắm.
Có gì trong 1 quả trứng vịt lộn?
Trứng vịt lộn cũng là một món ăn bổ dưỡng, giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều sắt và vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C…
Vì trong 1 quả trứng vịt lộn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy nên mẹ bầu cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải mới là tốt nhất. Nếu mẹ ham ăn nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược, làm lượng cholesterol tăng cao đồng thời dễ gây tăng cân quá mức, béo phì hay mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
Bầu nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất
Các chuyên gia cũng cho biết, thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng, cần tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc. Bạn có thể sử dụng trứng vịt lộn cho bữa ăn nhẹ vào giữa buổi sáng.
Chỉ nên ăn 2 quả/ tuần là đủ
Mẹ bầu phải nhớ để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Vì thế, cũng không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Trứng vịt lộn cũng không ngoại lệ, vì trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol, làm cản trở khả năng hấp thu dưỡng chất từ các thực phẩm khác.
Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc.
3 tháng cuối bầu mới được ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm và gừng
Trứng vịt lộn được ăn kèm với gừng và rau răm là tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn kèm với rau răm vì chúng có chứa chất kích thích tử cung mạnh, gây tình trạng co bóp tử cung dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau răm còn dễ gây mất máu cho mẹ bầu.
– Nên ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều, chủ yếu bổ sung thêm các loại vitamin và chất khoáng như axit folic, vitamin A, canxi, sắt… Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mỗi ngày nên tăng thêm khoảng 300 calo trong thực đơn dinh dưỡng.
– Nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho mẹ bầu như thực phẩm chưa nấu chín kỹ, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Chỉ Số Cân Nặng Lý Tưởng Cho Mẹ Bầu Trong Suốt Thai Kỳ?
Cân nặng cũng như việc kiểm soát cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai là điều vô cùng quan trọng.
Việc tăng cân quá nhiều dễ khiến mẹ bầu béo phì, và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Nó cũng khiến việc sinh nở của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn.
Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá ít lại khiến thai nhi trong bụng bị suy dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ các chất để bé phát triển toàn diện. Còn mẹ bầu thiếu chất sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp, giai đoạn vượt cạn cũng trở nên khó khăn.
– Mẹ bầu gầy, thiếu cân (BMI < 18): Cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
– Mẹ bầu khỏe mạnh (18 < BMI < 25): Cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
2. Cân nặng mẹ bầu thay đổi theo từng giai đoạn mang thai
– Trường hợp nếu mẹ bầu mang thai đôi thì mẹ cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.
– Tam cá nguyệt đầu tiên: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 1,5-2,5 kg (trung bình 450-700g mỗi tháng). Khoảng thời gian này, mẹ bầu cần bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường.
– Tam cá nguyệt thứ hai: Trong 3 tháng giữa, mẹ bầu nên tăng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn (trung bình 450g mỗi tuần).
– Tam cá nguyệt thứ ba: Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu nên tập trung bổ sung thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, thịt động vật, cá, và thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc… Mức tăng cân nặng của mẹ bầu khi ở tuần thứ 36 nên giữ ở mức 12-13kg (so với cân nặng trước khi mang thai).
Việc kiểm soát cân nặng là rất quan trọng và cần thiết đối với mẹ bầu. Vì thế, các mẹ nên so sánh sự tăng cân nặng trong từng giai đoạn để có sự điều chỉnh thật hợp lý. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Bí Quyết Giúp Bà Bầu Tăng Cân Ít Mà Con Vẫn Khỏe Mạnh Suốt Thai Kỳ
1. Mức tăng cân hợp lý khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thời kỳ gọi là “ốm nghén” như: nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất gia tăng, hấp thu ở ruột tăng, thay đổi về chuyển hóa cơ bản, sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món, buồn nôn, nôn, ợ nóng, táo bón.
Những thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ, khiến họ không tăng cân thậm chí bị sụt cân đi.
Để tránh được việc này, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai.
Cụ thể như sau: Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.
2. Cách ăn uống tăng cân cho thai nhi
Tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ đối diện với nguy cơ thai to dẫn đến sinh khó, phải mổ lấy thai ngoài ý muốn cũng như dễ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Chưa kể đến những trường hợp mẹ tăng cân vượt chuẩn mà con sinh ra vẫn còi cọc. Vậy phải ăn như thế nào để con phát triển đủ cân, khỏe mạnh trong khi mẹ vẫn gọn gàng?
Ăn vừa đủ đường và tinh bột: Rất nhiều chị em có quan điểm sai lầm rằng khi mang thai phải ăn càng nhiều cơm càng tốt để con khỏe. Thực tế là cách này chỉ khiến mẹ nhanh tăng cân mà thôi. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần ăn 2-3 chén cơm, cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối. Buổi sáng, mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.
Đa số chị em bầu có thói quen ăn nhiều hoa quả, điều này là tốt nếu bạn biết ăn vừa phải và chọn loại quả không quá nhiều đường sẽ khiến mẹ nhanh béo và dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, nên chọn những trái cây nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Bổ sung thêm gạo lức/ngũ cốc: So với gạo trắng, gạo lức/ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.
Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo: Tuy chưa có kết luận cụ thể nhưng nhiều mẹ đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén nếu cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, các mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai,…
3. Kinh nghiệm tăng cân ít khi mang thai của các bà bầu
Đi bộ 30 phút
Chị Trang (Hà Nội) trước đây là người rất chịu khó tập luyện thể thao. Hàng ngày, chị dậy từ 5h30 sáng và tham gia lớp tập thể dục aerobic để giữ gìn vóc dáng và sức khỏe. Khi có bầu, chị Trang quyết định dừng tập aerobic và chuyển sang môn đi bộ. Chị tâm sự: “Bác sĩ khuyên tôi nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra tôi còn dành một tuần 3 buổi để đi bơi. Từ hồi đi bơi tôi cũng giảm hẳn chứng đau lưng, cơ thể nhẹ nhõm, bớt mỏi mệt hẳn”. Có lẽ chính nhờ chế độ tập luyện hợp lý nên dù mang thai ở tháng thứ 8, trông chị vẫn rất gọn gàng, nhanh nhẹn. Hiện chị Trang đã tăng được 8 kg và em bé trong bụng dự tính tới ngày sinh nở sẽ có cân nặng khoảng 3,2 kg.
Rất nhiều bà bầu có quan niệm cần phải ăn cho hai người thì con mới khỏe mạnh, đủ chất. Nhưng Ngọc Minh (Đà Nẵng) lại phản đối tư tưởng này. Có mẹ là bác sĩ dinh dưỡng nên Minh được biết chỉ cần ăn thêm khoảng 300 calo mỗi ngày, tương đương với thêm một thanh kẹo và hoa quả là đã đủ cho bé. Minh đang mang thai ở tháng thứ 6 và mới chỉ tăng 3 kg.
Bà bầu xinh đẹp cho biết: “Trước đây mỗi bữa mình ăn 1 bát cơm, giờ có bầu mình vẫn ăn như vậy. Nhưng mình uống rất nhiều sữa, mỗi ngày tới 1 lít sữa tươi không đường. Hoa quả thì loại nào tốt cho bé là mình ăn, hạn chế những loại quả nóng như dưa hấu, vải, nhãn là được. Ở bàn làm việc của mình lúc nào cũng có sẵn hoa quả, vì thế mình không bị rơi vào cảm giác đói bụng. Hiện em bé nhà mình cân nặng vẫn đủ chuẩn. Mình thường xuyên tham khảo chế độ dinh dưỡng từ mẹ nên cũng rất yên tâm khi ăn theo thực đơn này”.
Hạn chế nước ép
Chị Mai Lan (Bắc Ninh) cũng từng rơi vào giai đoạn khủng khoảng của cân nặng khi mang bầu 3 tháng đã tăng gần 5 kg. Chị tâm sự: “Tôi may mắn không bị nghén, vì thế khi vừa có bầu là tôi đã ăn rất nhiều. Mẹ chồng tôi lại đảm đang và chiều con dâu, vì thế vừa biết tôi có tin vui là bà đã tích cực bồi dưỡng. Bên cạnh chế độ ăn uống với nhiều đạm, mỗi bữa ăn của tôi còn có thêm một cốc nước ép hoa quả, khi thì cam, khi thì táo, khi thì dưa hấu. Được chăm bẵm quá nên có bầu 3 tháng tôi đã phát hoảng vì cân nặng lên gần 5 kg. Cứ thế này chắc lúc đẻ tôi thêm 20kg nữa mất”.
Sau khi đi khám bác sĩ và nhận được những cảnh báo về cân nặng, chị Mai Lan đã tìm cách cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Bác sĩ cho biết uống nước ép tuy bổ dưỡng nhưng nhiều quá lại dễ tăng cân nhanh. Đặc biệt là lượng đường trong nước ép sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Giờ thì đã bước sang tháng thứ 7 nhưng Mai Lan chỉ tăng thêm gần 2kg nữa. Chị chia sẻ: “Giờ tôi ăn ít tinh bột đi, thay sữa bà bầu thành sữa không đường tách béo. Đặc biệt, nước ép giờ tôi giảm xuống chỉ còn ngày 1 cốc, tránh cho thêm đường. Còn lại tôi sử dụng thêm nước lọc. Mẹ bầu đừng chủ quan, vì nước ép tốt nhưng cũng làm tăng cân khủng khiếp nếu lạm dụng đấy”.
Ăn khoai lang
Vốn là tạng người tròn trĩnh nên khi mang bầu, Lê Hoa (Hải Phòng) tăng cân vùn vụt. Khi mang thai 6 tháng, Lê Hoa đã tăng tới 11 kg khiến ai gặp cũng tưởng cô đã tới ngày lâm bồn. Lê Hoa tâm sự: “Mình cũng có muốn tăng nhiều đâu, nhưng do tạng người, cộng với ăn uống tốt nên mình lên cân vù vù. Mà tăng thế này lo lắm, nhỡ tiểu đường, rồi tiền sản giật thì sau này khổ cả mẹ cả con”.
May mắn là bác sĩ đã yêu cầu Lê Hoa kiểm soát lại cân nặng, xem xét lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện vì nếu không sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy là hàng tối, sau khi ăn cơm xong, Lê Hoa lại cùng chồng đi bộ vài vòng quanh sân khu tập thể. Giảm tinh bột, uống sữa không đường tách béo cũng là cách mà cô lựa chọn để bớt tăng cân.
Lê Hoa còn bật mí: “Giờ mình làm bạn với món khoai lang. Vì mình quen ăn nhiều nên nhanh đói, trước cứ đói là ăn cơm, giờ thay bằng khoai lang, vì no bụng, vừa chống táo bón lại hạn chế đưa tinh bột vào người. Mình đọc thông tin trên mạng thấy khoai lang cũng có rất nhiều vitamin tốt cho bà bầu lắm. Cũng nhờ chế độ ăn này mà cân nặng của mình 2 tháng gần đây có xu hướng chậm hẳn lại”.
Bà bầu Minh Hà (Vũng Tàu) đã mang thai ở tháng thứ 7 nhưng mới chỉ tăng vỏn vẹn 5kg. Nhìn Minh Hà từ đằng sau, nhiều người còn tưởng là hot girl nào chứ không phải là bà bầu sắp tới ngày sinh nở. Bật mí về chế độ ăn uống, Minh Hà cho biết, trước đây cô ăn kiêng rất nhiều. Nhưng từ khi có bé, cô bỏ chế độ ăn này vì sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, Minh Hà vẫn hạn chế ăn tinh bột nhiều vì nếu tăng cân quá nhanh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, béo phì.
Vốn thích ăn cháo, Minh Hà quyết định lựa chọn món ăn này hàng ngày. Cô tiết lộ: “Mình mua một cái nồi ủ, tối đặt bếp đun một nắm gạo, thêm thịt, cá băm nhỏ, rồi ủ tới sáng mai là có nồi cháo rất thơm ngon”. Minh Hà rất chịu khó nghiên cứu các món cháo khác nhau để chống ngán, vừa bổ sung dưỡng chất cho con.
Cháo cá chép được cô ưu tiên hàng đầu vì nghe nói ăn vào rất tốt cho bé. Ngoài ra, cháo gà, cháo thịt bò, cháo ngao, cháo bí đỏ… cũng thường xuyên được cô lựa chọn. Minh Hà cũng khuyên các bà bầu nên lựa chọn sữa đậu nành, sữa tươi không đường tách béo và ăn thật nhiều hoa quả để vừa đủ chất, vừa giúp da mẹ bầu tránh được tình trạng xạm nám trong thời kỳ nhạy cảm này.
Bạn đang xem bài viết Em Bầu Tăng 9Kg, Con Sinh Ra Dài 53Cm Nặng 3,5 Nhờ Uống 5 Loại Nước Này Suốt Thai Kỳ trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!