Cập nhật thông tin chi tiết về Không Phải Mang Thai, Vậy Mất Kinh Do Đâu? mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không phải mang thai, vậy mất kinh do đâu?
Đối với hầu hết phụ nữ, chậm kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do khác dẫn tới trễ kinh, do đó hay bị nhầm lẫn. Vậy nếu không có thi thì nguyên nhân chậm kinh là gì?
Nguyên nhân gây mất kinh (Vô kinh)
Phần lớn hiệu tượng kinh nguyệt không đều và bị mất kinh một thời gian thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng nội tiết tố và sự mất cân bằng này có thể dễ dàng điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Các bác sĩ thường khuyên không nên quá lo lắng về việc chậm kinh, trừ khi hiện tượng đó lặp lại thường xuyên. Bạn cần thăm khám bác sĩ nếu như chu kỳ của bạn chậm tới 3 tháng liên tiếp hoặc mất 1 hay 2 tháng nhiều quá 3 lần trong một năm. Đây có thể là một vấn đề cần xem xét kĩ càng. Bị mất kinh một thời gian trong y học được gọi là vô kinh.
Các bác sĩ đã phân loại vô kinh thành hai loại:
– Vô kinh nguyên phát: giai đoạn đầu mới có chu kỳ kinh nguyệt thường có những rối loạn do tử cung chưa phát triển bình thường, hoặc cũng có thể là do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây vô kinh thứ phát cũng có thể do vô kinh nguyên phát.
– Vô kinh thứ phát: chu kỳ kinh nguyệt đột ngột bị trễ trong 3 tháng. Đây là hình thức phổ biến nhất của tình trạng vô kinh. Nguyên nhân thường gặp bao gồm: đang mang thai, có vấn đề về buồng trứng (như hội chứng đa nang buồng trứng và mãn kinh sớm), khối u tuyến yên, căng thẳng và lo lắng, trọng lượng cơ thể, và các lý do khác. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán vô kinh thứ phát nếu bạn bị mất kinh 3 tháng liền.
Ngoài vô kinh, có một thuật ngữ y tế cần biết là Oligomenorrhea /Kinh thưa: là khi phụ nữ có ít hơn 8 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Các nguyên nhân tương tự gây vô kinh thứ phát có thể gây Kinh thưa. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang bị thưa kinh.
Lý do gây vô kinh
Mang thai – lý do đầu tiên gây vô kinh
Trong đa số trường hợp, nếu bạn có kinh nguyệt bình thường và đột ngột bạn bị chậm kinh, khả năng lớn là bạn đã mang thai. Đó là do trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, khoảng tuần thứ hai (ngày 7-14 trước khi rụng trứng), niêm mạc tử cung phát triển dày hơn với máu và chất dinh dưỡng để chuẩn bị tiếp nhận trứng đã thụ tinh. Khi không có trứng đã thụ tinh sau khi rụng trứng, tất cả các mô bị phá vỡ và sẽ đào thải ra khỏi cơ thể. Đây là khoảng xuất hiện kinh nguyệt.
Mặc dù vậy, có một số khác biệt trong thời kỳ mang thai cần lưu ý. Bạn có thể thấy những đốm máu hoặc chảy máu âm đạo nhẹ khi đang mang thai. Hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn và đánh lừa bạn rằng bạn đang thấy kinh nguyệt, nhưng thực ra là không phải. Vì vậy, nếu bạn bị chậm kinh và có nghi ngờ là mang thai. Hãy thử thai tại nhà và đi khám để biết chính xác.
Lý do chậm kinh nếu đã thử thai âm tính
Nếu bạn đã thử thai và có kết quả âm tính, những lý do sau đây thường gặp gây chậm kinh hoặc vô kinh:
1. Anovulation (Không rụng trứng)
Vấn đề về rụng trứng xảy ra với 30% các trường hợp vô sinh, và đây là lý do phổ biến gây vô kinh. Anovulation là hiện tượng buồng trứng của bạn không phát hành một quả trứng chín, không rụng trứng. Anovulation có thể được gây ra bởi một loạt các vấn đề bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang, các vấn đề về tuyến giáp, hay là do căng thẳng và lo lắng, cũng có thể do sử dụng nhiều các biện pháp tránh thai làm gián đoạn rụng trứng. Trong đó, hội chứng buồng trứng đa nang chiếm 70% các trường hợp anovulation.
2. Stress và lo âu
Stress có thể gây nên một loạt các vấn đề về sức khỏe như giảm đáp ứng miễn dịch, ảnh hưởng tới tim mạch. Stress cũng là một trong những lý do gây mất kinh. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt được chỉ đạo bởi các kích thích tố rất tinh tế và phức tạp, bất cứ điều gì ảnh hưởng tới hormone cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Stress gây trở ngại tới hoạt động thường xuyên của vùng dưới đồi trong não đây là “trung tâm chỉ huy” của não sản xuất hormone để chỉ đạo chu kỳ kinh nguyệt, ham muốn tình dục, tâm trạng và cảm xúc, và các chức năng khác. Khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn nhận thấy tín hiệu nguy hiểm và nó sẽ gửi cảnh báo đến vùng dưới đồi (trung tâm chỉ huy của não bộ sử dụng hệ thống thần kinh tự chủ để giao tiếp với các phần còn lại của cơ thể).
FSH đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trứng chín trong buồng trứng, và LH là hormone kích thích phóng trứng chín từ buồng trứng trong quá trình rụng trứng. Quá trình này rất phức tạp, và khi tuyến yên quá bận tâm xử lý căng thẳng của cơ thể, có thể sẽ khiến quá trình rụng trứng chậm trễ hoặc không rụng trứng trong tháng đó. Và nếu rụng trứng muộn hơn bình thường, bạn sẽ bị trễ kinh.
3. Thừa cân, nhẹ cân, và các vấn đề về cân nặng
Thời gian gần đây, nếu bạn bị tụt cân hoặc tăng cân nhanh thì đó cũng có thể là lý do bạn bị trễ kinh. Tăng cân và giảm cân là nguyên nhân phổ biến gây nên các vấn đề về kinh nguyệt như bị chậm kinh hoặc vô kinh. Để có một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, bạn cần phải có sự cân bằng chất béo trong cơ thể: không quá nhiều và không quá ít. Dù thừa cân (quá béo) hay thiếu cân (quá gầy) cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Các tế bào chất béo trong cơ thể chịu trách nhiệm sản xuất estrogen. Estrogen đóng vai trò rất quan trọng, cùng với hormone luteinizing và hormone follicle-stimulating tác động khiến trứng chín và sau đó đẩy trứng vào tử cung. Vì vậy, nếu không có đủ các tế bào chất béo, có thể làm trứng không rụng và bạn sẽ bị mất kinh hoặc trễ kinh. Tương tự như vậy, tình trạng thừa cân cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Phụ nữ thừa cân sẽ dư thừa chất béo, gây ra quá nhiều estrogen được sản xuất. Tuy nhiên, nếu cơ thể có hormone này ở mức độ cao, cơ thể sẽ kiểm soát sự sinh đẻ. Kết quả là, bạn có thể không rụng trứng mỗi tháng, có nghĩa là bạn sẽ mất kinh thường xuyên, hoặc vô kinh hoàn toàn. Quá nhiều tế bào mỡ và quá nhiều estrogen có thể gây hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – một tình trạng cơ thể sản sinh ra quá nhiều estrogen và quá nhiều androgen (kích thích tố nam).
PCOS cũng có khả năng là do di truyền. Phụ nữ bị mắc chứng PCOS có xu hướng bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng trong kỳ kinh. PCOS có thể gây vô sinh và phát triển những u nang nhỏ trên buồng trứng.
4. Dùng thuốc tránh thai hoặc các phương pháp tránh thai khác
Nếu bạn đang uống thuốc ngừa thai, tuy không phải là phổ biến nhưng có thể bạn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt nhẹ hoặc bị chậm kinh. Nếu bạn đã dùng thuốc đều đặn và bạn vẫn bị trễ kinh thì có lẽ bạn sẽ không mang thai. Tuy nhiên nếu vẫn lo lắng, hãy mua que thử thai tại nhà.
Phương pháp khác như tiêm ngừa thai (Depo-Provera) và cấy ngừa thai (Implanon và Nexplanon) cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh
5. Cho con bú
Cho con bú là một lý do phổ biến khiến phụ nữ mất kinh. Khi bạn đang cho con bú hoàn toàn thường sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt chậm quay trở lại. Có thể bạn đã từng biết rằng cho con bú được coi là một hình thức tự nhiên để kiểm soát sinh đẻ. Đó là do: Prolactin, hormone kích thích sản xuất sữa sẽ làm giảm mức độ estrogen trong cơ thể, ngăn cản sự rụng trứng.
Hormone này cũng ảnh hưởng đến hormone luteinizing (LH) tiết trong cơ thể. Kết quả là, bạn có thể sẽ thấy những bất thường và hoặc bị mất kinh nếu đang cho con bú hoàn toàn. Ước tính có khoảng 80% phụ nữ lựa chọn để con bú bình sẽ có chu kỳ kinh nguyệt trở lại khoảng 10 tuần sau sinh. Còn nếu đang cho con bú, thời gian xuất hiện lại kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn, có thể là 10 tuần, cũng có thể là 1 năm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại sớm nếu bạn giảm dần cho con bú. Đó là khi bé đã bắt đầu ăn thức ăn đặc, hoặc bạn cho con ăn thêm sữa công thức. Nếu lo lắng về việc mang thai tiếp, hãy bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai.
6. Các khối u tuyến yên
Mặc dù “khối u” là khá đáng sợ, các khối u tuyến yên là khối u nhưng không phải ung thư và lành tính, nhưng vẫn có ảnh hưởng đến tuyến yên (nơi sản xuất các hormon FSH và LH ảnh hưởng tới rụng trứng). Những khối u lành tính có thể làm cho kinh nguyệt không đều và mất kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh. Các khối u được gọi là prolactinomas, và chúng khiến tuyến yên sản xuất nhiều hơn hormone prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa).
Thực tế là phụ nữ không mang thai và đàn ông cũng có thể sản xuất hormone prolactin. Mức độ cao prolactin trong máu có thể gây trở ngại cho chức năng buồng trứng và khiến mức độ estrogen hạ thấptrong cơ thể gây mất kinh, kinh nguyệt không đều hoặc vô sinh. Thêm nữa, bạn cũng có thể tiết ra sữa mẹ, mặc dù bạn không cho con bú. Nếu bạn bị vấn đề đó, bạn cũng có thể bắt đầu thấy các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa.
7. Rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống không chỉ ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Cho dù do mắc chứng biếng ăn hay ăn kiêng để giảm cân, ăn chay cũng có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe sinh sản của bạn. Khi bạn có trọng lượng cơ thể quá thấp (tức là bạn đang quá gầy) có thể gây trở ngại cho chức năng nội tiết tố, ngăn chặn sự rụng trứng.
Những thay đổi nội tiết tố bất thường là lý do khiến mắc chứng biếng ăn. Khi bạn đang quá gày (do chán ăn hoặc giảm cân quá mức), bạn không có đủ chất béo trong cơ thể sản xuất đủ estrogen để rụng trứng bình thường. Hãy nhớ rằng cơ thể cần có một lượng mỡ để cho duy trì bình thường việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.
8. Tập thể dục cường độ cao
Những phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể thao cường độ cao thường bị mất kinh hoặc vô kinh hoàn toàn. Do năng lượng tiêu hao quá nhiều, căng thẳng, và chất béo trong cơ thể thấp có thể góp phần khiến trứng không rụng và mất kinh.
9. Sử dụng thuốc
Có một số loại thuốc có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ, một số loại thuốc hóa trị liệu, thuốc chống trầm cảm, chống loạn tâm thần và corticosteroids có thể gây mất kinh hoặc vô kinh trong thời gian dài.
10. Sự mất cân bằng nội tiết tố
Các bạn đã biết ở mục “Stress và lo âu,” chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào rất nhiều các hormon. Cụ thể hơn, nó đòi hỏi vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng phải hoạt động một cách trơn tru, chính xác. Vùng dưới đồi trong não sản xuất hormone gonadotrophin releasing, gửi thông điệp tới tuyến yên. Tuyến yên sản xuất ra các hormone quan trọng nhất quyết định đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt là – hormone luteinizing (LH) và hormone follicle-stimulating (FSH).
LH và FSH kích thích buồng trứng sản xuất estrogen. Tất cả làm việc với nhau hòa hợp để tạo ra sự rụng trứng và chu kỳ mỗi tháng của phụ nữ. Nếu có gì sai sót trong hoạt động này, nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng và ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ví dụ, nếu LH không giúp trứng chín, sẽ không có sự rụng trứng. Tương tự, nếu có thể có quá nhiều estrogen, cũng có thể khiến bạn bị mất kinh.
Các vấn đề nội tiết phổ biến gây ra mất kinh là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này đã được đề cập nhiều lần trong bài viết này, vì nó là một trong những lý do phổ biến nhất gây vô kinh. Tiền mãn kinh cũng là một ví dụ về một sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến vô kinh.
11. Tiền mãn kinh & Mãn kinh sớm
Mãn kinh là một giai đoạn bình thường trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ và thường xảy ra vào khoảng tuổi 45 và 55. Khi cơ thể phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, tức là khi khả năng sinh sản đã đến lúc kết thúc. Mãn kinh là một giai đoạn tiến triển dần dần. Bắt đầu là giai đoạn tiền mãn kinh (còn gọi là quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh), diễn ra một vài năm trước khi bạn hoàn toàn tới giai đoạn mãn kinh.
Đối với một số phụ nữ, quá trình chuyển đổi mãn kinh chỉ một vài năm nhưng có những người thì kéo dài tới tận mười năm. Thời kỳ tiền mãn kinh trung bình là khoảng 4 năm, có sự sai khác giữa mỗi người. Không có khoảng thời gian chính xác của giai đoạn tiền mãn kinh và cũng không có thời gian “bắt đầu” chính thức và “kết thúc” của giai đoạn tiền mãn kinh.
Do buồng trứng của bạn bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn trong thời kỳ mãn kinh, nên kinh nguyệt thường không đều và bạn cũng có thể bắt đầu thấy các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và giảm ham muốn tình dục. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt PMS của bạn cũng có thể trở nên tồi tệ hơn. Tiền mãn kinh có thể làm cho kinh nguyệt trở nên rất bất thường. Chu kỳ của bạn có thể thay đổi đáng kể. Bạn có thể có kinh trong 1 tháng và trong giai đoạn khác thì lại ít hơn.
Tuy nhiên, ở độ tuổi 40, bạn vẫn có thể mang thai, do đó nếu bị mất kinh, hãy thử thai tại nhà để đảm bảo kết quả chắc chắn. Nếu bạn dưới 40 tuổi và bạn bắt đầu thấy mất kinh, hoặc chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, có thể là do một số trường hợp. Đầu thời kỳ mãn kinh: mãn kinh hay xảy ra trước khi bạn đạt đến 40 tuổi (có thể là do điều trị bệnh nào đó, ví dụ như như cắt bỏ tử cung hoặc cắt cả hai bên buồng trứng, hoặc có thể do cơ địa).
Ở đầu thời kỳ mãn kinh, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị suy buồng trứng nguyên phát (còn được gọi là suy buồng trứng sớm). Khi bị mãn kinh sớm, cơ thể bạn sẽ dừng hoặc sản xuất không liên tục các hormone cần thiết cho kinh nguyệt – chẳng hạn như estrogen và progesterone.
12. Vấn đề về tuyến giáp
Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể làm cho phụ nữ bị vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn tuyến giáp có thể làm thay đổi việc sản xuất hormone prolactin. Điều này ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và thường xuyên ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
13. Tử cung để lại sẹo
Nếu tử cung bị sẹo do bệnh hoặc các thủ thuật y tế, sẽ có thể ngăn chặn sự tích tụ và bong niêm mạc tử cung. Tử cung có thể bị sẹo do sinh mổ, điều trị u xơ tử cung, hoặc do một biến chứng sức khỏe.
14. Du lịch và lệch múi giờ
Du lịch và đi máy bay có thể khiến chu kỳ trở nên bất thường. Du lịch đem lại rất nhiều niềm vui, nhưng nó cũng có thể là một nguyên nhân gây stress. Từ việc bỏ quá nhiều tâm sức để chuẩn bị, vạch kế hoạch đi đâu, làm gì trong mỗi ngày du lịch, tới việc sắp xếp công việc,….Chưa kể, khi bạn đang đi du lịch, bạn không thể giữ thói quen ăn uống lành mạnh bình thường. Mức độ tập thể dục và hoạt động thể chất của bạn cũng thay đổi.
Sự thay đổi lối sống nhanh chóng (mặc dù chỉ là tạm thời) có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. Khi đi du lịch bằng máy bay. Giờ giấc ngủ mới có thể lớn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, và tiếp tục gây ảnh hưởng đến các hệ thống thông thường của cơ thể. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều tiếp viên hàng không đều bị rối loạn kinh nguyệt và nhịp sinh học của họ bị ảnh hưởng rất lớn.
Hoài Thanh
Medical News Toaday
6 Lý Do Gây Mất Kinh Nguyệt Đột Ngột – Nhất Định Bạn Phải Biết
Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Thế nên, kinh nguyệt mất đột ngột khiến nhiều người lo lắng. Nếu bạn chưa biết rõ vì đâu mà kinh nguyệt “không trở lại đúng thời điểm” thì bạn nên đọc bài viết này.
1: Tập thể dục quá sức hoặc giảm cân không khoa học
Tập thể dục cường độ cao hay giảm cân không khoa học (đặc biệt là bằng cách ăn kiêng quá đà) sẽ khiến cho chỉ số khối cơ thể nhanh chóng tụt giảm, lượng mỡ tích lũy trong cơ thể dần mất đi.
Khi cơ thể không có đủ chất béo cần thiết để tổng hợp các hormone, mất cân bằng nội tiết tố tất yếu sẽ xảy ra. Điều đó gây ra hiện tượng mất kinh nguyệt.
Gầy: BMI ít hơn 18.5
Bình thường: BMI từ 18,5 – 25
Tiền béo phì: BMI từ 25-30
Béo phì độ I, II– nên giảm cân: BMI từ 30 – 40
Rất béo (độ III) – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
2: Stress có thể gây ra hiện tượng mất kinh đột ngột
Rối loạn tâm lý, cụ thể là căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực quá độ có thể ảnh hưởng tới các tuyến nội tiết trong cơ thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Đó là vì, căng thẳng khiến cortisol tiết ra nhiều hơn, vùng dưới đồi bị ảnh hưởng (vùng này là nơi trung gian điều khiển hệ thống nội tiết trong cơ thể bao gồm vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng). Chức năng vùng dưới đồi suy giảm sẽ ức chế buồng trứng tiết ra đủ lượng hormone sinh dục cần thiết, lớp màng nhầy tử cung không được hình thành vì thế mà phụ nữ sẽ không thấy kinh nguyệt đến đúng kì.
Vì vậy, phụ nữ phải học cách tránh khỏi căng thẳng trong cuộc sống, dành cho bản thân những phút giây thư giãn để lấy lại sự cân bằng sinh lý.
3: Áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh sản
Mất kinh nguyệt có thể là một phản ứng phụ tạm thời của các biện pháp kiểm soát sinh sản, chẳng hạn như là dùng thuốc tránh thai, đặt vòng, dùng que cấy tránh thai dưới da,…Những biện pháp tránh thai này đều có chứa một lượng nhỏ hormone tổng hợp, vì thế khi hormone vào đường máu, nó sẽ gây rối loạn nội tiết tạm thời dẫn tới trễ kinh, mất kinh. Với tình trạng này, các chị em không cần quá lo sợ vì sau vài tháng kinh nguyệt sẽ điều chỉnh trở lại bình thường.
4: Cường giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm trong cổ, có hình dạng giống như một con bướm. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và điều tiết chuyển hóa của cơ thể. Khi phụ nữ bị cường giáp (hormone tuyến giáp sản xuất dư thừa) thì họ sẽ bị mất kinh, vô kinh. Ngược lại, với những người bị suy giáp (thiếu hụt hormone tuyến giáp) thì sẽ bị rong kinh, rong huyết.
Bệnh cường giáp còn có nhiều triệu chứng điển hình như là: cân nặng giảm, tim đập nhanh thất thường, cổ to, hay bị run tay, ra nhiều mồ hôi, khó ngủ.
Nếu nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu như trên, bạn cần tới bệnh viện để xét nghiệm và được điều trị đúng cách.
5: Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang( PCOS) là do rối loạn nội tiết gây ra. Nguyên nhân chính được cho là nồng độ hormone nam androgen quá cao.
Phụ nữ bị mắc hội chứng này sẽ có các biểu hiện bề ngoài giống nam giới như là lông nhiều (đặc biệt lông trên mặt), giọng nói trầm ồm, mụn trứng cá nhiều. Thông qua siêu âm sẽ thấy buồng trứng có nhiều nang nhỏ (chưa phát triển hoàn chỉnh). Những nang trứng này không thể trưởng thành, do đó nó không rụng vào mỗi tháng như thường lệ. Hiện tượng rối loạn rụng trứng xảy ra khiến cho người bệnh bị mất kinh, thậm chí 5 – 6 tháng mới thấy kinh nguyệt một lần.
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Tuy nhiên, các chị em lại khá thờ ơ khi thấy các biểu hiện bất thường trên cơ thể. Thế nên, phần đông phụ tình cờ phát hiện ra mình bị hội chứng buồng trứng đa nang khi họ đi khám hiếm muộn, bởi lập gia đình nhiều năm nhưng chưa có con
6: Suy buồng trứng
Suy buồng trứng sớm có thể xuất hiện ở những bệnh nhân nữ đã cắt bỏ hai bên buồng trứng, xạ trị các khối u ác tính ở vùng chậu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng ung thư hóa), phụ nữ bị viêm vùng chậu (cụ thể là viêm buồng trứng).
Ngoài hiện tượng mất kinh, nhiều chị em còn bị giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, bốc hỏa, thay đổi cảm xúc liên tục.
Fanpage Dạ Hương: https://www.facebook.com/dahuonghoalinh
7 Lý Do Bạn Nên Tập Yoga Khi Mang Thai
Yoga tiền sản là một “gia vị” quan trọng mang lại cho các mẹ cuộc sống cân bằng, cơ thể khỏe mạnh cùng với tâm trạng hưng phấn trong suốt thai kỳ
Yoga tiền sản là bài tập lành mạnh giúp bạn có đủ sức lực “chiến đấu” khi mang thai và lúc lâm bồn. Nhưng cụ thể tập yoga có thể giúp cho bạn cảm thấy tuyệt vời và giữ bình tĩnh xuyên suốt 9 tháng thiêng liêng này như thế nào?
Cơ thể chúng ta luôn luôn thay đổi và trong t hời kỳ mang thai, sự thay đổi này diễn ra nhanh đến chóng mặt.Chính lúc này, cơ thể của bạn cần được trợ giúp để thích nghi với sự thay đổi lớn. Vì vậy, các bài tập yoga lúc này được thiết kế để hỗ trợ thai phụ thích ứng nhanh với những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình.
Bằng cách trang bị cho thai phụ những cách an toàn để kéo căng và tăng sức bền của cơ thể, đặc biệt là phần thân dưới giúp thai phụ cảm giác cơ thể mình nhẹ nhàng hơn, và dễ chịu hơn khi bụng mình ngày một lớn dần lên.
2. Làm săn chắc các nhóm cơ quan trọng
Yoga tiền sản sẽ làm cho cơ thể thai phụ săn chắc hơn, nhất là vùng sàn chậu, hông và vùng cơ bụng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Một khi các cơ được làm cho săn chắc đúng cách sẽ tạo ra sự cân bằng giữa sự đàn hồi và sức bền, nhờ đó cơ thể không quá căng cứng hay thiếu săn chắc. Việc xây dựng và duy trì sự săn chắc cho các nhóm cơ trong thai kì sẽ giúp thai phụ giảm bớt sự đau nhức suốt 9 tháng mang thai và là điều kiện quan trọng giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
3. Chuẩn bị tốt hơn cho quá trình lâm bồn
Yoga tiền sản sẽ giúp thai phụ chuẩn bị về mặt thể lực và tâm lý khi lâm bồn. Thai phụ sẽ ý thức được: khi họ thoải mái, tử cung sẽ dễ dàng mở rộng ra để bé ra đời và khi họ sợ hãi, tiến trình mở rộng này sẽ chậm lại kèm theo đó, họ sẽ cảm thấy đau đớn hơn. Thai phụ hãy nhớ chu kỳ này: sợ hãi – thắt chặt – đau đớn. Điều này sẽ phá hỏng những gì bạn đã tạo dựng trước đây, đặc biệt khi bạn muốn “vượt cạn” ít hay không đau.
Tập luyện yoga giúp thai phụ biết cách hít thở để giúp cho cơ thể được nới lỏng, thư giãn và sinh nở theo bản năng của mình.
Việc bạn luyện tập yoga tiền sản 1 lần 1 tuần hay nhiều hơn đều rất tốt. Đây là khoảng thời gian quý giá bạn được tách mình ra khỏi công việc và cuộc sống bận rộn để hướng tâm trí của mình vào sự lớn lên của thai nhi và cảm nhận nó.
Trong tiến trình phát triển của thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi và các tư thế tập luyện của yoga cũng sẽ cần thay đổi theo để phù hợp với những thay đổi về mặt thể chất đang diễn ra bên trong bạn. Một vài tư thế nhất định, chẳng hạn tư thế Anh hùng – bạn ngồi mông chạm gót, gối chạm đất rồi từ từ nhướn người thẳng lưng, gối vẫn chạm đất để kéo dài cột sống của mình – sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn kết hợp hít thở sâu trong khi thực hiện động tác này. Khi thở ra, bạn có thể kết nối với bé bằng cách chùng bụng của mình xuống, nhẹ nhàng tiến về phía cột sống như thể bạn đang cho bé một cái ôm vậy.
Yoga tiền sản có thể là liều thuốc cho những mệt mỏi, đau nhức phổ biến mà bạn sẽ trải qua trong suốt thai kì như đau thắt lưng, buồn nôn, mất ngủ, đau đầu, khó thở và hội chứng đau ống cổ tay. Việc tăng cường sự đàn hồi, săn chắc của cơ bắp sẽ giúp việc lưu thông máu khắp cơ thể thuận lợi hơn và khi bạn hít thở sâu sẽ cung cấp lượng oxy cần thiết đến thai nhi và cơ bắp của bạn. Nghiên cứu cho thấy, thể loại yoga tĩnh tâm, kết hợp giữa vận động thể chất và thiền định có thể là một liệu pháp đáng kể giúp thai phụ vượt qua hội chứng trầm cảm khi mang thai.
Tất nhiên, không phải tất cả các triệu chứng sẽ được đảm bảo giải quyết một cách triệt để nhưng với cách tác động đa chiều của yoga, bạn có thể trải qua một thai kỳ tương đối nhẹ nhàng.
6. Sinh con và nuôi con khỏe hơn
Một sự thật đã được xác nhận là các bà mẹ khỏe mạnh có nhiều khả năng sinh ra các em bé khỏe mạnh hơn. Một nghiên cứu năm 2005 được tiến hành ở Ấn Độ và được công bố trên Tạp chí Y học đã phát hiện ra rằng những phụ nữ thường xuyên tập yoga khi mang thai ít có khả năng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. 335 thai phụ tham gia được chia làm 2 nhóm, một nhóm tập yoga một giờ mỗi ngày và một nhóm đi bộ 30 phút mỗi ngày hai lần.
Kết quả cho thấy nhóm tập yoga sinh con có cân nặng lúc sinh nặng hơn và có đủ sức khỏe để chăm con tốt hơn
7. Kết bạn với các bà mẹ khác
Việc chia sẻ hành trình mang thai của mình với những người bạn mới có thể giúp bạn giảm bớt sự mệt mỏi, lo lắng về những gì bạn đã, đang và sẽ trải qua để tự tin đón bé chào đời.
Tăng Cân Ít Khi Mang Thai Phải Làm Thế Nào?
Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý? Nguyên nhân tăng cân ít khi mang thai? Làm thế nào khi tăng cân ít khi mang thai.
Mức tăng cân hợp lý theo chỉ số cân nặng cơ thể:
Tăng cân hợp lý theo BMI
BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).
– Nhẹ cân: BMI dưới 19,8; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.
– Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.
– Thừa cân: BMI từ 26 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.
– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.
Ước lượng tăng cân của người mẹ
Cơ thể thai phụ tăng 50% thể tích máu khi mang bầu, tương đương khối lượng máu tăng thêm là 900g. Ngoài ra, cân nặng của thai phụ còn có sự góp mặt của các yếu tố sau:
– Khối lượng thai: khoảng 3kg.
– Nhau thai: khoảng 450g.
– Dạ con: 900g.
– Nước ối: 900g.
– Ngực: 400g.
– Mô mỡ: 2,3kg.
– Khối lượng chất lỏng tăng thêm khác: 2,7kg
Tổng cộng: khoảng 12kg.
Tăng cân ít khi mang thai:
Tăng cân ít khi mang thai chính là khi các chỉ số của bạn không đạt mức quy định như trên. Lúc này bạn cần phải có những biện pháp cần thiết để đảm bảo mức cân nặng đạt yêu cầu.
Biện pháp để bạn tăng đủ cân khi mang thai
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:
Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lươn g estrogen băt đâu tăng. Chât naỳ tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…
Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000kcal tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285kcal. Vì vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.
Bạn đang xem bài viết Không Phải Mang Thai, Vậy Mất Kinh Do Đâu? trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!