Xem Nhiều 6/2023 #️ Metabolism Là Gì? Trao Đổi Chất # Top 7 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 6/2023 # Metabolism Là Gì? Trao Đổi Chất # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Metabolism Là Gì? Trao Đổi Chất mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Metabolism là gì? Metabolism là sự trao đổi chất trong cơ thể, là động cơ hóa học giúp duy trì sự sống. Tốc độ trao đổi chất ở mỗi người là khác nhau. Người trao đổi chất nhanh có khả năng đốt cháy được nhiều calo hơn. Ngược lại, người trao đổi chất chậm có nhiều calo bị tích tụ lại và lưu trữ dưới dạng mỡ thừa.

Metabolism là gì? Làm sao để tăng cường metabolism?

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra lí do vì sao một số người lại có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn người khác, và làm thế nào để thúc đẩy quá trình trao đổi đó để giải phóng được nhiều calo.

Trước hết, chúng ta phải hiểu rõ Metabolism trong tiếng Anh nghĩa là gì? Metabolism nghĩa là trao đổi chất hay quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể.

Trao đổi chất là gì?

Metabolism hay trao đổi chất là tất cả các quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể bạn. Metabolism của bạn diễn ra càng nhanh, thì nghĩa là cơ thể bạn càng cần nhiều calo. Trao đổi chất cũng là lí do một số người có thể ăn nhiều nhưng lại không sợ tăng cân, trong khi những người khác ăn ít hơn nhưng chất béo lại rất dễ tích lũy.

Tỉ lệ trao đổi chất là gì?

Tốc độ trao đổi chất còn thường được biết đến với tên gọi tỉ lệ trao đổi chất – metabolic rate. Nó là lượng calo bạn đốt cháy trong một khoảng thời gian nhất định, còn gọi là calo tiêu thụ.

Tỉ lệ trao đổi chất được chia thành nhiều loại:

Tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (Basal metabolic rate – BMR): Tốc độ trao đổi chất của bạn trong khi ngủ hoặc hoàn toàn nghỉ ngơi. Đây là tốc độ trao đổi chất tối thiểu cần để phổi vẫn thở, tim vẫn bơm máu, não vẫn hoạt động và cơ thể vẫn được giữ ấm.

Tỉ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (Resting metabolic rate – RMR): Tốc độ trao đổi chất tối thiểu cần để giữ cơ thể sống và hoạt động trong trạng thái nghỉ ngơi. Trung bình, nó chiếm 50-75% tổng calo tiêu thụ. (1)

Hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (Thermic effect of food – TEF): Số lượng calo được đốt cháy khi cơ thể bạn đang tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. TEF thường chiếm khoảng 10% tổng chi phí năng lượng. (2)

Hiệu ứng nhiệt của các bài tập thể dục (Thermic effect of exercise – TEE): Sự gia tăng lượng calo bị đốt cháy khi tập thể dục.

Sự sinh nhiệt trong các hoạt động khác không phải tập thể dục (Non-exercise activity thermogenesis – NEAT): Lượng calo cần thiết cho các hoạt động khác ngoài việc tập thể dục, chẳng hạn như đi đứng, cử động… (3)

Như vậy, tăng tốc độ hay tỉ lệ trao đổi chất cũng có nghĩa là tăng lượng calo tiêu thụ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi chất

Tỉ lệ trao đổi chất của mỗi người chúng ta khác nhau từ khi sinh ra. Nói cách khác, một số người bẩm sinh đã có metabolism tốt hơn người khác. Ngoài ra nó còn bị tác động bởi các nguyên nhân như:

Tuổi tác: Bạn càng lớn tuổi, metabolism diễn ra càng chậm. Đây là lí do mọi người thường có xu hướng tăng cân khi về già. (4)

Khối lượng cơ bắp: Khối lượng cơ bắp càng lớn, bạn càng đốt cháy được nhiều calo. (5)

Kích thước cơ thể: Bạn càng to lớn thì càng tiêu hao được nhiều calo. (6)

Nhiệt độ môi trường: Khi cơ thể phải tiếp xúc với môi trường lạnh, nó cần đốt cháy nhiều calo hơn để ngăn thân nhiệt giảm xuống. (7)

Hoạt động thể chất: Tất cả mọi hoạt động của cơ thể đều cần đến calo. Bạn hoạt động càng nhiều thì metabolism càng tăng nhanh. (8)

Rối loạn nội tiết tố: Hội chứng Cushing và suy tuyến giáp sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất, đồng thời tăng nguy cơ béo lên. (9)

Starvation mode, còn được gọi là chế độ đói hay chế độ sinh nhiệt thích nghi, cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh béo phì.

Chế độ đói là phản ứng của cơ thể với sự thiếu hụt calo. Khi cơ thể không được nhận đủ lượng thức ăn cần thiết, nó sẽ cố gắng bù lại bằng cách giảm tốc độ trao đổi chất và lượng calo đốt cháy. Mức giảm này nhiều hay ít thì còn tùy vào mỗi người.

Sự chậm lại của metabolism sẽ rõ rệt hơn ở một số người, đặc biệt là những người béo phì. Metabolism càng chậm đi, họ càng khó giảm cân bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn.

Nguyên nhân gây ra chế độ đói một phần là do di truyền, hoặc cũng có thể do các chế độ ăn uống giảm cân bạn đã từng thực hiện trước đây.

Làm sao để tăng tốc độ trao đổi chất?

1. Vận động

Tất cả mọi chuyển động của cơ thể đều đòi hỏi calo. Bạn càng năng động thì trao đổi chất diễn ra càng nhanh. Ngay cả những hoạt động rất bình thường như đứng dậy, đi bộ xung quanh hoặc làm việc nhà. Thực hiện những việc đó như một thói quen, về lâu dài bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt.

Sự gia tăng metabolism này gọi là sự sinh nhiệt trong các hoạt động khác không phải tập thể dục (NEAT). Ở những người béo phì mức độ nghiệm trọng, NEAT có thể chiếm một phần đáng kể trong chi phí calo hằng ngày, do họ phải mang theo một trọng lượng cơ thể lớn khi hoạt động.

Có rất nhiều cách để bạn có thể tăng NEAT:

Thường xuyên đứng dậy và đi lại.

Giậm chân tại chỗ hoặc gõ ngón tay.

Nhai kẹo cao su không chứa calo.

Dùng bàn đứng để làm việc thay vì bàn ngồi như thông thường. Cách này giúp bạn tăng thêm 16% lượng calo đốt cháy. Một nghiên cứu nói rằng đứng suốt một buổi chiều sẽ đốt được nhiều hơn so với ngồi 174 calo.

Ngay cả những hoạt động tưởng như không đáng kể như đánh máy cũng giúp tỉ lệ trao đổi chất tăng lên 8% so với không làm gì cả.

Thậm chí bạn ngồi im trong 20 phút cũng có mức tiêu hao calo nhiều hơn 4% so với khi nằm im.

2. Tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT)

Một trong những hình thức tập luyện giảm cân hiệu quả nhất là tập luyện cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Đọc bài viết bài tập HIIT là gì để hiểu về cách tập luyện này, đồng thời tham khảo lịch tập và các bài tập gợi ý.

HIIT gia tăng đáng kinh ngạc tốc độ trao đổi chất của bạn, ngay cả khi bạn đã kết thúc buổi tập. Đó là một hiệu ứng được gọi là “the afterburn”, rất hữu ích với những ai đang cần giải phóng một lượng lớn calo và mỡ thừa.

3. Tập các bài tập sức mạnh

Vì sao các bài tập sức mạnh lại tác động tích cực đến metabolism? Các bài tập sức mạnh như tập gym (tập tạ) có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của khối cơ.

Tuổi già thường gặp tình trạng mất cơ bắp, dẫn đến suy giảm metabolism. Nhưng tập gym thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài ra, chế độ ăn kiêng giảm cân cắt giảm calo thường dẫn đến mất lượng cơ bắp và giảm metabolism. Tập luyện gym có thể giúp bạn ngăn chặn sự suy giảm này.

Một nghiên cứu thực hiện trên các phụ nữ thừa cân đã cho thấy các bài tập sức mạnh hằng ngày cùng với chế độ ăn 800 calo đã ngăn chặn suy giảm khối lượng cơ cũng như trao đổi chất, so với những người không tập hay chỉ tập aerobics.

4. Bổ sung protein

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống giàu đạm còn mang lại nhiều lợi ích khác.

Tất cả những thực phẩm dẫn đến sự gia tăng của tỉ lệ trao đổi chất được gọi là hiệu ứng nhiệt của thực phẩm (TEF). Hiệu ứng này mạnh mẽ hơn khi bạn ăn protein so với khi ăn carbs hoặc chất béo.

Trên thực tế, protein có thể làm tăng tỉ lệ trao đổi chất lên 20-30%, trong khi carbs và chất béo chỉ làm tăng 3-10% hoặc ít hơn. Việc tăng calo tiêu thụ này có thể kích thức giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân trở lại.

TEF cao nhất vào buổi sáng hoặc trong vài giờ đầu sau khi bạn thức dậy. Do đó, ăn một tỉ lệ lớn trong lượng calo hằng ngày của bạn vào thời gian này có thể tối đa hóa hiệu quả. Bạn đã hiểu vì sao các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng không nên bỏ bữa sáng chưa?

Protein có thể được bổ sung qua thực phẩm tự nhiên giàu đạm hoặc chất lượng hơn là sữa Whey Protein. Nếu là người tập gym, chắc chắn bạn nên tìm hiểu Whey Protein là gì vì nó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nếu bạn muốn có cơ bắp săn chắc.

5. Không nhịn đói

Dù muốn giảm cân thì đương nhiên bạn phải ăn ít đi. Nhưng ăn quá ít hoặc nhịn ăn thì có thể gây phản tác dụng. Sự thiếu hụt calo quá mức sẽ làm giảm tốc độ metabolism, gọi là “chế độ đói” như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn liên tục ăn ít hơn 1.000 calo sẽ làm giảm tỉ lệ trao đổi chất đi đáng kể, thậm chí là sau khi bạn đã ngừng ăn kiêng. Nếu bạn vẫn còn suy nghĩ rằng cách này sẽ giúp bạn ốm đi cấp tốc, hãy đọc bài viết tác hại của nhịn ăn giảm cân để thay đổi quyết định, và tìm một phương pháp khoa học, hợp lí hơn.

6. Uống nhiều nước

Gia tăng metabolism không phải là vấn đề gì quá phức tạp, đôi khi nó chỉ nhỏ như việc uống một ly nước. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy uống nước có hiệu quả gia tăng lượng calo được giải phóng, một hiệu ứng được gọi là sinh nhiệt do nước gây ra.

Uống nước lạnh được cho là có tác dụng nhiều hơn nước ấm, vì cơ thể phải làm ấm nó cho bằng với thân nhiệt. Tuy nhiên, nước lạnh lại gây nhiều tác hại cho dạ dày, hệ tiêu hóa nên tốt nhất bạn không nên lạm dụng. Uống nước vào trước bữa ăn cũng khiến bạn no hơn, ăn ít hơn và giảm được calo nạp vào, rất tốt cho người ăn kiêng.

7. Uống thức uống chứa cafein

Những loại thức uống chứa cafein, ít calo như cà phê hoặc trà xanh cũng sẽ phát huy tác dụng trong vấn đề này. Các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng nước uống có cafein có thể tăng tốc độ trao đổi chất lên 3-11%.

Tuy nhiên, tác dụng này bị giảm đi ở những người béo phì và người lớn tuổi. Bên cạnh đó, những người đã uống café lâu năm có thể có khả năng tự chống lại tác dụng này, hiểu đơn giản là bị “nhờn” mất rồi. Ngoài ra, những loại nước uống giảm mỡ này cũng có thể thay thế nếu bạn không sử dụng được café.

8. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến metabolism, làm tăng nguy cơ béo phì. Một nghiên cứu cho thấy, những người trưởng thành khỏe mạnh chỉ ngủ 4 giờ mỗi đêm trong 5 ngày liên tiếp có tỉ lệ trao đổi chất giảm 2.6%.

Ngoài việc ngủ đủ số tiếng, bạn cũng cần phải quan tâm thêm đến chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được sự gián đoạn giấc ngủ kéo dài, cùng với thời gian ngủ không đều, sẽ làm giảm RMR đi 8%.

Trạng thái Low Metabolism

Đây là trạng thái xảy ra ở hầu hết những người ít vận động, những người béo mập đang muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc ăn ít kcal trong thời gian dài. Rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh trạng thái Low Metabolism nếu giữ quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dẫn tới không còn nhiều sức để tập luyện, gây mất cơ và tích nhiều mỡ thừa.

Nếu nạp vào cơ thể quá ít calo mỗi ngày hoặc nhịn ăn trong thời gian kéo dài, có thể khiến cho tình trạng này càng trầm trọng hơn. Mặc dù lúc này cơ thể bạn có thể giảm cân do mức năng lượng dự trữ để đốt cháy cung cấp cho các cơ quan, nhưng cũng lúc này dạ dày tiết ra dịch vị quá nhiều, gây viêm dạ dày rất tai hại. Ngược lại, chỉ cần giữ cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, chắc chắn bạn sẽ giảm cân thành công!

Như vậy, bạn đã biết metabolism là gì cũng như vai trò của nó, đặc biệt là đối với việc giảm cân. Bạn có thể tự kiểm soát và tăng metabolism bằng nhiều cách khác nhau như đã được gợi ý ở trên. Nhưng tất nhiên, giảm cân không chỉ phụ thuộc vào trao đổi chất mà còn là kết quả của nhiều yếu tố khác. Bài viết cách giảm cân khoa học sẽ làm rõ tất cả những yếu tố đó cho bạn.

5 Bài Tập Yoga Tăng Cường Trao Đổi Chất Giúp Giảm Cân Hiệu Quả Tại Nhà

1. Bài tập Yoga tăng cường trao đổi chất: Tư thế ghế ngồi vặn mình

Tư thế Yoga ghế ngồi vặn mình không chỉ sử dụng từng cơ thể cơ thể mà còn kết hợp với cả vặn mình, giúp đưa máu đi khắp cơ thể, kích thích các cơ quan bên trong, cải thiện hệ tiêu hóa.

Hướng dẫn tập tư thế ghế ngồi vặn mình:

Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng khép lại vào nhau.

Bắt đầy khuỵu hai gối xuống và nhún hống về phía sau, giống như bạn đang ngồi xuống ghế ở phía sau. Kéo hai lòng bàn tay đặt vào nhau ở trước ngực.

Xoay xương cột sống để kéo khuỷu tay phải về phía gối trái. Cố gắng nâng ngực trong suốt thời gian.

Giữ yên tư thế đó khoảng 30-45 giây, sau đó lặp lại cho bên còn lại.

2. Bài tập Yoga tăng cường trao đổi chất: Tư thế con châu chấu

Tư thế Yoga này sẽ giúp cải thiện sức mạnh của của cơ chân và lưng dưới, đồng thời mở rộng ngực và kéo dài xương cột sống.

Hướng dẫn tập tư thế con châu chấu:

Tư thế chuẩn bị: Nằm úp sấp trên sàn, hai tay duỗi hai bên thân người, lòng bàn tay hướng lên trên.

Nâng đầu, thân người trên, hai tay và hai chân lên khỏi mặt sàn.

Giữ nguyên tư thế trong 45 giây trước khi hạ xuống sàn, nghiên đầu sang 1 bên.

Thực hiện động tác này 3 lần.

3. Bài tập Yoga tăng cường trao đổi chất: Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung tác động lên phần trước thân người và các cơ vùng lưng eo, giúp giảm mỡ bụng, săn chắc chân và tay. Bài tập Yoga này giúp cải thiện năng lượng và giữ hệ trao đổi chất luôn mạnh mẽ.

Hướng dẫn tập tư thế Yoga cánh cung:

Tư thế chuẩn bị: Nằm úp sấp trên sàn, hai tay duỗi hai bên thân người, lòng bàn tay hướng lên trên.

Gập hai gối và hai tay đưa về phía sau nắm lấy mắt cá chân đồng thời hít vào, nâng ngực lên khỏi mặt đất, mặt hướng về phía trước.

Giữ tư thế ổn định. Hai tay giữ chặt cổ chân sẽ kéo căng ngực, tạo thế thăng bằng, toàn cơ thể uốn cong và căng như cây cung. Tiếp tục hít thở sâu trong khi thư giãn với tư thế này.

Giữ như vậy trong khoảng 20-30 giây, thở ra, nhẹ nhàng thả tay, hạ chân và ngực xuống sàn, giải phóng cổ chân và thư giãn.

Lặp lại thêm 2 lần nữa.

4. Bài tập Yoga tăng cường trao đổi chất: Tư thế chim đại bàng

Tư thế Yoga này cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể và tăng cường hoạt động trao đổi chất, nó giúp cho đôi chân khỏe hơn và thon hơn.

Hướng dẫn tập tư thế chim đại bàng:

Bắt đầu ở tư thế đứng thẳng, hai bàn chân rồng bằng bề ngang của hông.

Giữ vững chân phải trên sàn. Nâng chân trái lên, bắt chéo qua đùi phải rồi móc bàn chân trái ra sau bắp chân phải.

Gập khuỷu tay và đưa cao lên ngang tầm va, đan chéo tay lại với nhau, tay phải bắt chéo sang tay trái, để lòng bàn tay chạm vào nhau. Chú ý, thả lỏng hai vai, giữ hai tay để trước ngực.

Giữ tư thế này trong khoảng 45-60 giây, hít thở sâu khoảng 5 nhịp.

Thả lỏng, qua lại vị trí ban đầu, rung lắc thả lỏng hai chân, sau đó chân bên.

5. Bài tập Yoga tăng cường trao đổi chất: Tư thế cây cầu

Tư thế này tác động lên cột sống, tăng cường sự linh hoạt của lưng. Tư thế cây cầu còn giúp massge cơ bụng, nội tạng, đặc biệt là phần ruột già, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường trao đổi chất của cơ thể.

Hướng dẫn tập tư thế cây cầu:

Đầu tiên, nằm ngửa xuống sàn, hai tay bạn đặt xuôi cạnh hông.

Sau đó, gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn hoặc đan tay vào nhau đặt thẳng tay xuống thảm.

Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai, hít sâu nâng lưng của bạn lên. Cảm nhận sự căng của lưng và cổ.

Giữ tư thế này khoảng 30 giây hoặc lâu hơn, thở đều và chậm.

Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn.

Lặp lại động tác 3-5 lần.

Thông thường, hoạt động trao đổi chất của những người béo, béo lâu năm thường chậm hơn so với người bình thường, đây chính là lý do mà nhiều người rất dễ tăng cân, giảm cân mãi không thành công. Chính vì vây, để giảm cân tốt hơn, cần phải có sự hỗ trợ của những bài tập và thực phẩm có khả năng đẩy nhanh hoạt động trao đổi chất.

VIÊN GIẢM BÉO GB METAHERB – ĐÁNH BAY MỠ THỪA RA KHỎI CƠ THỂ, GIÚP CƠ THỂ SĂN CHẮC

Sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

ĐẶT MUA viên giảm béo GB METAHERB Kính chúc quý khách giảm cân, giảm cân thành công, sở hữu thân hình hoàn hảo! Cám ơn Quý khách đã tín nhiệm Chuẩn Rồi!

Lưu ý: Cần phải có JavaScript với nội dung này.

Tập Gym Là Gì ?

1. Tập gym là gì?

Gym bắt nguồn từ ngưỡng cổ Hy lạp, Gym = gymnasium có nghĩa là các hoạt động vận động và luyện tập cho cơ thể trong phòng tập.

Gym đã đến Việt Nam thông qua các mô hình phòng tập hiện đại, với sự đa dạng về hình thức tập luyện và sự chuyện nghiệp trong hướng dẫn. Đối với giới trẻ Việt nam hiện nay, gym bắt đồng trong phong cách sống hiện đại: sống khỏe mạnh và năng động.

Khi đến phòng tập gym bạn sẽ bị thu hút bởi không khí luyện tập, tạo hình đẹp mắt, và không khí âm nhạc. Mỗi bạn có thể tùy thích lựa chọn môn tập, thiết bị hỗ trợ tập luyện theo nhu cầu và phù hợp với thể trạng

Một số xu hướng tập gym nổi bật năm 2014:

– Võ Tự Do, kết hợp tinh tuý của Boxing, Muaythai, Karate, Teawondo,… là môn võ với hàng trăm thế võ đa dạng biến hoá bất ngờ

– Các bài tập của Bootcamp cũng giống như những bài tập thể dục bình thường nhưng được huấn luyện với một nhóm nhiều người nên giúp người tập phát triển tinh thần đồng đội.

– Khiêu vũ nhóm như Zumba, BodyJam hay Múa Cột được xem là một hình thức tập luyện tăng cường sức khỏe, cơ thể gợi cảm và sự uyển chuyển

Lợi ích tập gym mang lại là gì?

– Ngoài mong muốn có sức khỏe tốt. Mọi người tập gym với mong muốn có thân hình đẹp, vóc dáng hoàn hảo. Nữ eo thon dáng đẹp, Nam có cơ bụng 6 múi, cơ bắp săn chắc hơn.

– Giao lưu và mở rộng quan hệ với bạn bè, có thể tránh xa game,…

– Sau những giời học và làm việc là nơi giảm căng thẳng, giảm stress,…

– Tăng sự tự tin bản thân

Một số nguyên tắc chính khi tập gym:

Ăn uống và tập luyện luôn luôn đồng hành quyết định kết quả của việc tập luyện:

– Trước khi tập luyện cần mình thiếu và cần cái gì. Nên tìm đến Huấn luyện viên tại các trung tâm vì họ có kiến thức, nắm bắt nguyên tắc cơ bản bà tập và lựa chọn bài tập cho phù hợp bạn

– Khởi động là vô cùng quan trọng, hạn chế tối đa chấn thương, làm cường độ lớn nhất khi tham gia tập luyện

– Thời gian nghỉ không được quá dài (quá 5 phút), nếu nghỉ quá lâu các bài tập trước không có hiệu quả

– Nghỉ ngơi sau khi tập, thả lỏng cho cơ phục hồi

– Tiến kiên trì trong việc luyện tập sẽ đưa bạn đến đích đặt ra ban đầu.

– Hạn chế sản phẩm chứa nhiều chất mỡ

– Tăng cường sản phẩm có nhiều protein

Đảm bào nguyên tắc sử dụng dụng cụ, và xung quanh những người tập luyện, những nội quy cơ bản về cách ử dụng dụng cụ, tôn trọng những người tập luyện không ồn ào,…

Video trào lưu tập gym trong giới trẻ:

Tập gym mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc luyện tập và thái độ trước khi đến phòng tập là điều bạn nên lưu ý !

Bài viết được tư vấn bởi Thể Thao Đại Viêt chuyên cung cấp máy tập thể dục, dụng cụ thể hình tại nhà cho các phòng tập chuyện nghiệp. Có nhu cầu mua dụng cụ tập thể hình, máy tập thể dục hãy liên hệ – HOTLINE: 0466.836.247 với chùng tôi để có những sản phẩm chính hãng, chất lượng, cùng giá ưu đãi nhất

Cardio Là Gì? Những Lợi Ích Khi Tập Cardio Là Gì?

Cardio là gì? Cardio (Cardiovascular) là bất kỳ bài tập thể dục nào làm tăng nhịp tim, giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh, cung cấp nhiều oxy đến các tế bào trong cơ bắp, cho phép các tế bào đốt cháy chất béo nhanh hơn trong quá trình tập luyện và cả khi không hoạt động.

Cardio là gì?

Cardio (viết tắt của Cardiovascular Training) hiểu đơn giản là các bài tập như chạy bộ, nhảy,… làm nhịp tim tăng cao và được xem là một torng những phương pháp hiệu quả để giảm cân và đốt mỡ. Cardio không tập trung vào 1 nhóm cơ nhất định mà thường phải cần có sự hoạt động của nhiều hoặc toàn bộ cơ thể. Các bài tập Cardio có thể tập ngoài trời như chạy bộ, chơi các môn thể thao cường độ nhanh và cao như bóng rổ, bóng đá, nhảy dây,… hay phổ biến hơn là với các loại máy trong phòng tập như máy chạy bộ (treadmill), máy đi cầu thang (stair master) hay máy chạy toàn thân (eliptical)…

Cardio rất linh hoạt và thực chất Cardio chỉ là hình thức tập luyện, không phải là một bài tập cụ thể nào cả. Có vô vàn các bài tập, động tác có thể sử dụng để tạo thành nhóm bài tập Cardio, trong đó được phân chia thành các loại cardio như:

– Cardio cường độ thấp hay còn gọi là LISS ( LISS là từ viết tắt của Low Intensity Steady State hay còn gọi là bài tập Cardio cường độ thấp ổn định). Tập LISS trong thời gian ngắn sẽ giúp cơ thể phục hồi và tập kéo dài hơn sẽ giúp đốt cháy calo. Việc tập LISS không có tác dụng đốt cháy calo sau khi tập luyện nên để đốt cháy calo thì bạn cần kéo dài thời gian từ 30 – 60 phút trong một buổi tập. Đi bộ trên máy hay đạp xe duy trì tốc độ trung bình là 1 ví dụ điển hình của phương pháp LISS Cardio.

Ảnh: Top Level Fitness

– Cardio cường đô cao hay còn gọi là HIIT (HIIT là từ viết tắt của High Intensity Interval Training) tức bài tập cường độ cao ngắt quãng). Công dụng của HIIT là đốt cháy calo rất mãnh liệt và có thể tiếp tục mang lại hiệu quả sau 24 tiếng dừng tập. Mặc dù chỉ tập 20 phút nhưng nếu bạn tập luyện đúng cách thì lượng calo đốt cháy được là rất lớn. Chạy bộ và body squat là các bài tập rất hay cho HIIT.

Ảnh: Fitness oprema

Vì sao các bạn muốn giảm cân đều chăm chỉ tập các bài tập Cardio?

Với phần trên hi vọng các bạn đã hiểu phần nào Cardio là gì? Các bài tập Cardio mang lại rất nhiều lợi ích cho người tập nếu biết áp dụng đúng cách, đặc biệt dành cho những ai đang trong quá trình giảm cân.

Cardio giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Tim của bạn cũng là cơ bắp và nó cũng cần được tập luyện như mọi nhóm cơ khác trên cơ thể. Nếu như không được tập luyện thường xuyên và đúng cách thì tim cũng sẽ yếu dẫn đi. Tình huống dễ gặp nhất là nếu bạn trong tình trạng thở hổn hển, tim đập loạn xạ khi chỉ leo cầu thang một đoạn thì thực sự bạn cần phải tập luyện cho tim mạch. Tập Cardio đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Cardio giúp đốt cháy calories, giảm mỡ thừa

Cardio hầu như là một phần không thể thiếu trong giáo án tập luyện của mọi giáo viên, huấn luyện viên hướng dẫn tập Gym trên thế giới. Các lời khuyên về tập luyện giảm cân, đốt mỡ không bao giờ thiếu các bài tập Cardio. Tập Cardio được xem là một trong những phương pháp giúp đốt cháy calories và giảm mỡ hiệu quả nhất hiện nay.

Tăng cường trao đổi chất và điều hòa hormone

Thực tế chứng minh rằng, cardio có tác dụng giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa hormone trong cơ thể của bạn.

Ảnh: Yellow

Lưu ý: Tổng thời gian tập Carido trong một tuần chỉ chiếm 30% tổng thời gian bạn tập luyện (bao gồm các hoat động thể dục thể thao khác). Với Cardio cường độ cao bạn nên tập khoảng 20 phút, còn với Cardio cường độ thấp sẽ tập 30-45 phút . Khoảng thời gian này là đủ hiệu quả nhất cho cơ thể. Những ngày tập Cardio cường độ cao thì không cần tập thêm các bài tập khác.

Bạn đang xem bài viết Metabolism Là Gì? Trao Đổi Chất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!