Cập nhật thông tin chi tiết về Mức Tăng Cân Chuẩn Của Trẻ Sơ Sinh Theo Sơ Đồ Quốc Tế mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày nay mẹ hoàn toàn có thể theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh và so sánh với số liệu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO. vậy mức tăng cân chuẩn của trẻ sơ sinh là như thế nào để các mẹ có thể biết và yên tâm cho mình.
Vì đơn giản sự phát triển đều đặn của trẻ sơ sinh sẽ giúp cho các mẹ kiểm soát được quá trình phát triển của con. Trẻ sơ sinh tăng cân còn phụ thuộc vào chế độ sữa mẹ rất nhiều.
Trước hết chúng ta nên lưu ý rằng quá trình tăng cân của trẻ sơ sinh không giống nhau. Có những đứa trẻ sẽ tăng vượt số ký các bạn cùng trang lứa. Cũng có những trẻ sẽ tăng vừa. Chính vì vậy tăng cân còn phụ thuộc vào thể trạng của mọi đứa bé khác nhau nữa.
Những chỉ số mức tăng trưởng cần quan sát
Chúng ta có thể điểm danh qua một số vấn đề sau đây:
– Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5 đến 10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trong những tuần sau đó.
– Bé sơ sinh có thể tăng từ 1 đến 1,2 kg trên một tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau cân nặng của bé sẽ chậm lại, khoảng 600 gam trên một tháng trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng. Và khoảng 300 đến 400 gam trong giai đoạn sau đó.
– Trẻ 4 tháng tuổi có cân nặng tăng gấp hai lần so với lúc mới sinh.
– Trong vòng 12 tháng chiều dài của trẻ có thể tăng lên 1,5 lần và chu vi đầu tăng 11 cm.
Tăng cân hay giảm cân phụ thuộc vào dinh dưỡng
Và trên là những chỉ số để giúp cho các hạt tham khảo về việc tăng cân của con. Tăng cân nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ cung cấp cho con.
Bên cạnh đó sự phát triển của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe. Bé khỏe mạnh thì hoàn toàn là điều tốt chúng ta cũng không cần tăng cân quá nhiều.
Mẹ chị nên quan tâm vấn đề là bé không tăng cân trong nhiều tháng liền. Nếu nghi ngờ bé gặp vấn đề về hấp thu dinh dưỡng thì kệ nên đưa bé đến trung tâm dinh dưỡng để thăm khám.
Những cách giúp bé tăng cân hiệu quả
Bên cạnh đó Mẹ có thể giúp cho bé tăng cân bằng cách:
– Cho bé ăn nhiều bữa hơn. Trẻ sơ sinh được ăn no thì sẽ ngủ rất ngon. Sữa Mẹ Là nguồn dinh dưỡng thiết yếu dành cho con trong 6 tháng đầu đời.
– Cho nên mẹ còn phải dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cho nguồn sữa mẹ tốt nhất. Hãy cho bé bú theo nhu cầu.
– Bước vào giai đoạn 6 tháng về sau thì té sẽ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên tập cho bé ăn dặm để bổ sung các nguồn dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau cũng như giúp cho bé phát triển trong giai đoạn này.
– Khuyến khích kéo vận động nhiều hơn để bé nhanh đói và hệ tiêu hóa làm việc được tốt hơn. Bên cạnh đó Mẹ có thể massage giúp cho bé thư giãn và dễ ngủ hơn, …
Bảng Theo Dõi Cân Nặng, Chiều Dài Của Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế?
Việc theo dõi cân nặng của bé và chiều cao của bé là một việc cần thiết để bố mẹ có thể biết được bé yêu đang có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hay chưa và việc nuôi nấng, chăm sóc bé đã hợp lý, hiệu quả hay chưa.
1. Trẻ mới sinh đến 4 tuần tuổi
Lúc này, bé còn rất nhỏ bé và nhạy cảm. Thường sau khi sinh bé sẽ giảm một vài cân do chưa quen với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Sau khi sinh từ 10 – 12 ngày, bé sẽ lấy lại được cân nặng và sẽ phát triển dần dần theo từng tháng.
Trong tháng đầu tiên, bé chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc sữa pha. Khi bé có những dấu hiệu dị ứng với sữa thì hãy gặp ngay bác sĩ để được tư vấn hiệu quả.
Mẹ đừng thấy cân nặng của bé lúc này quá thấp mà cho bé ăn dặm. Việc cho bé ăn dặm chỉ được thực hiện khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
3. Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi
Tháng thứ 3 bé sẽ chỉ tăng khoảng 0,5 kg và cứ thế cho đến tháng thứ 7. Từ tháng thứ 4, mẹ đã có thể tập cho bé ăn dặm rồi.
4. Trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi
Vào tháng thứ 5 hoặc 6, cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi so với cân nặng lúc mới sinh. Và từ tháng 6 trở đi, chiều cao của bé sẽ tăng thêm khoảng 1,5 cm mỗi tháng và cân nặng tăng từ 100 – 150 gam mỗi tuần.
Từ tháng 6 trở đi, mẹ có thể giảm đi lượng sữa cho bé bú và tăng cường cho bé ăn bột ăn dặm với rau củ, trái cây và có thể thêm các loại thịt xay nhuyễn. Mẹ nhớ theo dõi phản ứng của bé xem có thích những món này không để thay đổi linh hoạt thực đơn cho bé.
Từ tháng này, bé đã có thể tiêu hóa dễ dàng các loại thức ăn đặc và sệt hơn so với những tháng trước. Vì vậy, mẹ có thể thay đổi đa dạng các loại thức ăn cho bé, đặc biệt là các loại thịt, cá,…
6. Trẻ từ 9 – 10 tháng tuổi
Để duy trì cân nặng của trẻ, mẹ hãy bổ sung thêm một số món ăn vặt cho bé như trứng trộn, rau củ luộc và cắt nhỏ. Khi bé ăn dặm tốt, bé sẽ tăng cân đều đặn hơn. Vì thế, khi chế biến thức ăn dặm , mẹ nên chú ý thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
Ngoài ra, mẹ đã có thể cho bé uống các loại ngũ cốc hay trái cây, rau củ chín mềm, cắt nhỏ.
7. Trẻ từ 11 tháng trở lên
Lúc này bé đã tập dần các hoạt động lật người, tập bò, tập đứng và bước đi những bước đầu tiên. Bé sẽ ăn mạnh hơn và không còn đòi bú sữa mẹ. Cân nặng của bé cũng tăng gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh.
Mẹ nên tăng cường khẩu phần ăn bằng những loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu đạm và chất xơ,… để bé phát triển tốt.
Biểu Đồ Tăng Trưởng Của Trẻ Sơ Sinh
Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh. Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.
Nếu không bạn có thể dựa vào các mốc chính như:
10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.
Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:
– Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
– Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
– Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
– Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần. Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ: Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:
– Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
– Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
– Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.
Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân:
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.
Lưu ý: Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.
Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân. Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.
Medonthan tổng hợp
Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Thế Nào Là Hợp Lý: Biểu Đồ Tăng Cân Của Bé Sơ Sinh
trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý: Nuôi con chỉ mong con lớn lên mỗi ngày. Và lớn lên dễ nhận thấy nhất là cao lên và nặng hơn. Cho nên ba mẹ luôn mong muốn cân nặng của con phát triển. Nhưng chúng tôi khuyên ba mẹ cần tham khảo các chuẩn cân nặng để có lộ trình tăng cân hợp lý cho bé.
trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý
Nhiều bà mẹ lo ngại khi thấy con mình bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với trước đây, cũng có người khá thờ ơ trước những biểu hiện bất thường ở trẻ, và kết quả là cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ không được phát triển toàn diện, gây nên những hậu quả khôn lường.
chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em việt nam
Có nhiều chỉ số thể hiện sự tăng trưởng thể chất và sự phát triển các chức năng mà bạn cần thường xuyên quan tâm:
Mức cân nặng và chiều cao theo tuổi:
Mức tăng trưởng trung bình/ tháng
trẻ 3 tháng tuổi cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu kg là vừa?
Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 750-800g
Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 3-3,5cm
chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 600-700g
Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 2-2,5cm
trẻ từ 6-9 tháng tuổi
Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 400-500g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 1,3-1,7cm
9-12 tháng
Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 250-300g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 1,2-1,3cm
12-36 tháng
Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 200g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 0,7-1cm
Mức độ tăng cân và chiều cao của trẻ giảm dần theo thời gian. Sau 2 tuổi, mỗi năm trẻ tăng khoảng 2.000g. Từ 3-15 tuổi, mỗi quý trẻ tăng từ 1,3-1,6cm. Sau đó mức tăng chiều cao giảm nhanh, mỗi quý tăng độ 0,3-0,9cm và thông thường quá trình tăng chiều cao sẽ kết thúc lúc trẻ được 20 tuổi.
những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Sơ sinh: 2,4 – 4kg (Trung bình 3kg) – Chiều cao: 50cm
5-6 tháng: 6 – 7kg (Gấp 2 lúc sinh) – Chiều cao: 65cm
1 tuổi: 9-10kg (Gấp 3 lúc sinh) – Chiều cao: 75cm
2 tuổi: 12kg (Gấp 4 lúc sinh) – Chiều cao: 85cm
4 tuổi: 16kg – Chiều cao: 102cm
6 tuổi: 20kg – Chiều cao: 115cm
biểu đồ tăng cân của bé sơ sinh
Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.
Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh.
Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm.
Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau:
10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh
Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, bạn đã cho bé ăn đủ chưa là phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời.
trẻ sinh non tăng cân như thế nào
Nuôi dưỡng để trẻ sinh non phát triển bình thường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để bé đạt được mức cân nặng bình thường so với trẻ sinh đủ tháng.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển đến bộ phận chăm sóc tăng cường cho trẻ sơ sinh, nơi bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn nhận được sự cân bằng về các chất lỏng, chất khoáng như natri và kali (điện giải) và các chất dinh dưỡng cho đến khi cơ thể hoàn thiện.
Bé được cho sưởi bằng máy đặc biệt nhằm giảm nhu cầu calo thừa nên trẻ không cần phải sử dụng nhiều năng lượng để giữ ấm. Đồng thời việc sử dụng máy làm ẩm không khí nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể và tránh mất nước ở trẻ.
Chế độ ăn
Trẻ sinh trước 34 tuần thường không thể ăn hết 1 bình sữa bởi gặp khó khăn khi phối hợp mút, hít thở và nuốt. Ngoài ra, bé bị khó thở, nồng độ oxy thấp, nôn trớ, có vấn đề tuần hoàn, nhiễm trùng máu hoặc các bệnh khác nên không có khả năng bú bằng miệng được.
Trẻ sơ sinh nhỏ hoặc ốm yếu có thể cần nhận chất dinh dưỡng và chất lỏng qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch). Khi trẻ đã lớn và khỏe hơn, bé có thể bắt đầu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông qua ống nhỏ đưa qua mũi hoặc miệng vào dạ dày (cho ăn bằng ống).
Lượng sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng từ từ để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột (còn gọi là viêm ruột hoại tử-NEC). Những bé được cho ăn sữa mẹ ít có khả năng mắc tình trạng này hơn.
Những bé sinh non sau 34 tuần thường có thể bú bình hoặc bú mẹ. Nếu cho trẻ sinh non bú mẹ sẽ dễ hơn bú bình, bởi dòng sữa từ chai khó kiểm soát hơn và có thể làm bé nghẹt thở. Vì vậy, nếu cho bé bú bình nên sử dụng núm vú làm chậm dòng chảy của sữa sẽ giúp bé bú dễ hơn khi bắt đầu tập bú.
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em dưới 1 tuổi
Trẻ sinh non mất nước qua da hoặc đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, thận của bé chưa phát triển đủ để kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Bé có thể bị mất nước hoặc thừa nước. Các bác sỹ sẽ theo dõi lượng nước tiểu bé thải ra (bằng cách cân tã) để đảm bảo lượng nước uống vào và lượng nước thải ra được cân bằng. Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để theo dõi nồng độ các chất điện giải.
Trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ, các bác sỹ có thể cho bé dùng các loại sữa non hoặc sữa công thức đặc biệt. Khi trẻ đã đạt 34 – 36 tuần, bé có thể được chuyển sang công thức định kỳ hoặc ‘công thức chuyển đổi’ cho trẻ sinh non lớn hơn.
Trẻ sinh non không được ở trong bụng mẹ đủ lâu để tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết và thường phải uống bổ sung. Những bé được cho bú sữa mẹ có thể cần trộn bổ sung thuốc bổ sữa khi ăn. Thuốc bổ sữa có chứa các protein bổ sung, năng lượng, sắt, calcium và vitamin mà trẻ sinh non cần.
Những bé được cho ăn bằng sữa pha theo công thức có thể cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm vitamin A, C và D, và axít folic. Một số trẻ sinh non sẽ cần phải tiếp tục dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng sau khi xuất viện. Với trẻ bú sữa mẹ, điều này có nghĩa là cho bé bú tăng cường thêm 1 hoặc 2 cữ bú mỗi ngày.
cách tăng cân cho bé
Trẻ sinh non thường được cân mỗi ngày để theo dõi cân nặng. Việc giảm cân trong những ngày đầu là hết sức bình thường và thường là do bị mất nước. Bé sẽ bắt đầu tăng cân trong vòng một vài ngày sau khi sinh.
Tăng cân chuẩn phụ thuộc vào kích thước, tuổi thai và sức khỏe của em bé. Có thể là ít nhất 5 gam mỗi ngày với bé sinh ở tuần thứ 24, hoặc 20 g mỗi ngày với bé lớn hơn sinh vào tuần thứ 33. Trong bất cứ trường hợp nào, em bé cũng nên tăng mỗi ngày khoảng 15 g cho mỗi 1kg cân nặng của mình.
Trẻ sinh non không được ra viện cho đến khi tăng cân đều đặn. Một số bệnh viện có tiêu chuẩn cân nặng nhất định cho em bé trước khi xuất viện. Nhìn chung, trẻ sinh non phải được ít nhất 2 kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấp.
Sau mỗi lần cho bú, bé cần đi ngoài 6 – 8 lần và đi tiểu 6 – 8 lần mỗi ngày. Phân lỏng hoặc có máu hay nôn trớ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần phải được xem xét.
các loại trái cây giúp tăng cân
Những loại quả này có chứa nhiều dưỡng chất và năng lượng, là lựa chọn tuyệt vời giúp bé bổ sung dinh dưỡng và tăng cân nhanh chóng.
Quả bơ
Trong một quả bơ cung cấp đến 370cal cho cơ thể. Bơ là loại quả chứa nhiều chất béo không bão hòa và protein cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác. Không chỉ là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh, bơ còn đứng vào hàng những thực phẩm có thể giúp cải thiện cân nặng cho bé. Một ly sinh tố bơ thêm ít đường và sữa hoặc bơ dầm trộn với sữa chua là hai món tuyệt vời bạn có thể bổ sung cho bé.
Chuối
Để giúp bé tăng cân, bạn nên kết hợp chuối trong các bữa ăn chính và cả bữa ăn phụ của bé. Chuối là loại quả chứa nhiều đường và hàm lượng của loại quả này cũng khá cao. Trung bình một quả chuối chứa đến 17g đường và cung cấp 105calo cho cơ thể. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều kali, natri và chất sắt rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.
Xoài
Quả chà là
Quả chà là rất ngọt, lý do là nó chứa đến 60-65% lượng đường. Do đó, nếu muốn giúp bé tăng cân bạn không nên bỏ quả loại quả này. So với xoài, chuối hay bơ thì chà là là loại quả chứa lượng đường và năng lượng cao nhất.
Trái cây sấy khô
một ngày cho trẻ sơ sinh bú mấy lần
Với những ai lần đầu làm mẹ, thật khó để biết con bú đã đủ no hay chưa? Những băn khoăn về cữ sữa của trẻ như vậy cứ luẩn quẩn trong đầu khiến nhiều người mẹ có lúc rơi vào tình trạng strees.
Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác chúng tôi lời khuyên từ các chuyên gia, nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.
Mỗi lần bú mẹ, trẻ phải được duy trì được từ 20 đến 30 phút vì khoảng 10 phút đầu tiên, trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu trong khi lượng sữa tiết ra sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng để nghỉ mệt.
Sau hai tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/ cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150ml và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.
Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.
Bạn đang xem bài viết Mức Tăng Cân Chuẩn Của Trẻ Sơ Sinh Theo Sơ Đồ Quốc Tế trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!