Xem Nhiều 6/2023 #️ Nhận Biết Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 6 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nhận Biết Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một trong những triệu chứng khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng. Một số trẻ có thể tự khỏi vàng da, nhưng cũng có trường hợp khiến não trẻ bị tổn thương dẫn đến tử vong.Vậy nên cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ khám ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này của trẻ.

1. Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trong bệnh vàng da, da và lòng trắng của mắt (củng mạc) sẽ có màu vàng, do lượng sắc tố trong máu gọi là bilirubin tăng quá ngưỡng sinh lý. Bình thường, Bilirubin được sản xuất bởi sự phân hủy của các tế bào hồng cầu, sau khi chuyển hóa ở gan sẽ đến ruột để thải ra ngoài cơ thể. Khi con đường chuyển hóa Bilirubin rối loạn, Bilirubin sẽ tích tụ ở các mô trong cơ thể như da, niêm mạc mắt, não, do đó cha mẹ có thể thấy mắt và da trẻ có màu vàng.

2. Những nguyên nhân nào có thể gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Là nguyên nhân phổ biến nhất (xảy ra ở hơn 50% trẻ sơ sinh) gây vàng da ở trẻ. Bởi vì gan của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành nên quá trình chuyển hóa bilirubin diễn ra chậm hơn. Vàng da thường xuất hiện lúc trẻ được 2 đến 3 ngày tuổi. Tình trạng này thường biến mất sau 1 đến 2 tuần tuổi và lượng bilirubin thường thấp.

Vàng da có thể xảy ra khi bé không được bú đủ sữa mẹ. Thường gặp ở 5% – 10% trẻ sơ sinh. Vàng da sẽ giảm sau khi cho trẻ bú mẹ đầy đủ.

Vàng da do sữa mẹ

Sữa mẹ tiết ra một chất đặc biệt gây nên tình trạng vàng da khi trẻ được 4 đến 7 này tuổi. Thường gặp ở 10% trẻ có vàng da. Chất này làm cho ruột của trẻ hấp thụ nhiều bilirubin trở lại cơ thể hơn so với bình thường. Tình trạng có thể kéo dài 3 đến 10 tuần.

Nhóm máu mẹ và con khác nhau

Nếu trẻ và mẹ có các nhóm máu khác nhau, đôi khi trong quá trình mang thai, người mẹ tạo ra các kháng thể phá hủy các tế bào máu của trẻ sơ sinh. Điều này gây ra sự tích tụ đột ngột của bilirubin trong máu của trẻ làm trẻ vàng da nghiêm trọng, thường bắt đầu trong 24 giờ đầu sau sinh.

Trong đó, bất tương xứng khi mẹ có nhóm máu Rh (-) và con Rh (+) sẽ gây vàng da nặng nhất. Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa được nếu mẹ khám thai và tư vấn về chăm sóc trước sinh. Điều này ngăn mẹ hình thành các kháng thể có thể gây nguy hiểm cho những trẻ khác mà mẹ sẽ sinh sau này.

3. Vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ được điều trị như thế nào?

Vàng da sinh lý

Bạn hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn. Cố gắng cho trẻ bú mỗi 2 đến 3 giờ trong ngày.

Điều trị chính là tăng nguồn sữa mẹ cho trẻ. Bạn có thể tìm hiểu về hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách hoặc đến gặp Bác sĩ sơ sinh để được tư vấn kĩ hơn. Cho trẻ bú thường xuyên hơn, tăng khoảng cách các cữ sữa mỗi 1,5 – 2,5 giờ. Vì Bilirubin được đưa ra ngoài cơ thể qua phân, nên việc trẻ đi tiêu thường xuyên sẽ giúp giảm vàng da. Nếu trẻ ngủ hơn 4 giờ vào ban đêm, hãy đánh thức trẻ dậy để cho bú. Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ cũng rất quan trọng. Nếu trẻ không hoặc chậm tăng cân, bạn phải bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ.

Vàng da do sữa mẹ

Một vài trường hợp lượng bilirubin sẽ không giảm khi cho trẻ bú thường xuyên. Trong tình huống này, bạn nên xen kẽ giữa các cữ bú sữa mẹ với sữa công thức trong 2 hoặc 3 ngày. Bất cứ khi nào bạn không thể cho bé bú, việc sử dụng máy hút sữa rất cần thiết để giữ cho sữa từ bầu vú của bạn được tiết ra mỗi ngày. Bạn không cần ngừng hẳn việc cho trẻ bú mẹ vì vàng da do sữa mẹ. Sau khi trẻ hết vàng da, bạn có thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và không phải lo lắng gì về chuyện vàng da quay trở lại.

Vàng da nặng (do nhóm máu)

Lượng Bilirubin tăng cao (thường trên 20 mg/dl) có thể gây nhiều biến chứng cho trẻ như điếc, bại não hoặc tổn thương não. Trong trường hợp này, trẻ cần điều trị bằng cách chiếu đèn ( sử dụng ánh sáng xanh làm giảm bilirubin trong da) để giảm tối thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.Một số trẻ có lượng Bilirubin tăng đến mức nguy hiểm, lúc này việc thay máu cho trẻ cần tiến hành càng sớm càng tốt. Đây là kỹ thuật thay thế máu của trẻ bằng máu tươi, được lấy từ ngân hàng máu của cơ sở y tế.

4. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị vàng da?

Trẻ sơ sinh thường xuất viện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi sinh. Điều quan trọng là trẻ cần phải được Bác sĩ sơ sinh khám lại khi trẻ được 3 đến 5 ngày tuổi. Đây là thời điểm mức độ Bilirubin của trẻ tăng cao nhất. Đôi với những trẻ có nguy cơ cao hơn về mức độ tăng Bilirubin như sanh non, vàng da sớm sau sanh … trẻ cần phải được thăm khám sớm hơn. Hỏi Bác sĩ kĩ về thời điểm tái khám cho trẻ nếu trẻ của bạn:

Có lượng Bilirubin cao hoặc còn vàng da trước khi xuất viện.

Được sinh ra sớm hơn 2 tuần trước ngày dự sanh.

Có nhiều vết bầm tím trên đầu sau sinh.

Có vấn đề về bất thường nhóm máu (ABO hoặc Rh).

Có anh trai, chị gái ruột thịt bị vàng da lúc nhỏ, có lượng bilirubin cao.

Cha mẹ cũng nên theo dõi vàng da ở trẻ sơ sinh. Mức độ vàng da được đánh giá tốt nhất bằng cách quan sát trẻ (bộc lộ hết vùng da trên cơ thể trẻ, chỉ che mắt trẻ khi phơi nắng) dưới ánh sáng tự nhiên. Vàng da bắt đầu trên mặt và di chuyển xuống dưới chân. Nếu không rõ, bạn có thể dùng ngón tay đè nhẹ để quan sát màu sắc da. Cố gắng xác định vị trí không có vàng da thêm.

5. Khi nào hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh cần đi khám ngay?

Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm sau để đưa trẻ khám ngay lập tức, sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng do vàng da:

Trẻ có bất kỳ dấu hiệu mất nước như da khô, mắt trẻ trũng sâu, ọc sữa nhiều, tiêu lỏng nhiều.

Vàng da xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh.

Bạn phát hiện trẻ vàng da đến chân.

Trẻ không đi tiểu trong hơn 8 giờ.

Trẻ bị sốt hơn 38°C.

Trẻ có vẻ không khỏe như lừ đừ, bú giảm, thở mệt.

6. Đưa trẻ đi khám nếu:

Bạn không thể cho trẻ bú đủ sữa hoặc trẻ không tăng cân tốt.

Trẻ đi tiểu ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày.

Trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi ngày.

Vàng da không giảm khi trẻ đã được 14 ngày tuổi nếu trẻ sanh đủ tháng hoặc 21 ngày tuổi nếu trẻ sanh non.

Bạn có bất cứ điều gì cần tư vấn về bệnh lí của trẻ.

Tóm lại

Vàng da sinh lý là nguyên nhân thường gặp nhất.

Chiếu đèn và thay máu là phương pháp điều trị trong trường hợp trẻ vàng da nặng.

Cần chú ý những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ khám ngay, tránh biến chứng nặng đến sự phát triển của trẻ.

Làm Thế Nào Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Kéo Dài?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Vàng da kéo dài là tình trạng bệnh lý dễ gặp đối với trẻ sinh non thiếu tháng. Để đối phó với tình trạng này, cha mẹ nên thực hiện từ những thói quen hàng ngày đơn giản như: cho con tắm nắng đúng cách đủ giờ, giữ ấm cho con…

1. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài. Đây là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sinh non.

Đối với trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu luôn được tạo mới và mất đi, sự mất đi diễn ra nhiều hơn hay là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh này, khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng ra hemoglobin, chất này sẽ được chuyển hóa tạo thành bilirubin. Từ đây bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan trẻ và đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên do gan của trẻ sơ sinh làm việc còn yếu nên việc thải bilirubin này không hiệu quả gây ra tình trạng tăng bilirubin trong máu, gây nên hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Theo y văn đây được gọi là vàng da sơ sinh sinh lý.

1.1 Biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh vàng da là màu vàng ở da và mắt trẻ. Màu vàng có thể bắt đầu trong vòng 2 đến 4 ngày sau khi sinh và có thể bắt đầu ở mặt trước khi lan xuống khắp cơ thể. Mức độ bilirubin thường đạt đỉnh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Khi dùng một ngón tay ấn nhẹ vào da trẻ, khiến vùng da đó có màu vàng, thì có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Hầu hết các trường hợp vàng da là bình thường, nhưng đôi khi vàng da có thể chỉ ra những bệnh khác. Vàng da nặng cũng làm tăng nguy cơ bilirubin đi vào não, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

1.2 Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân thường do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để loại bỏ bilirubin trong máu – một sắc tố màu vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Khi còn trong bụng mẹ thì gan của người mẹ đảm nhiệm quá trình này, nhưng sau khi sinh cơ thể trẻ phải tự gánh vác trong khi cơ thể trẻ sơ sinh lại sản xuất một lượng lớn các tế bào máu và được thoái hóa tương đối nhanh. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lý.

1.3 Diễn tiến thành vàng da kéo dài

Với nhiều trường hợp, hiện tượng trẻ em bị vàng da sinh lý sẽ tự hết dần khi gan của trẻ phát triển và khi trẻ bắt đầu ăn, giúp thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh. Bên cạnh đó vẫn có hiện tượng vàng da bệnh lý, đó là những trường hợp vàng da kéo dài hơn ba tuần hoặc những trẻ có mức bilirubin gián tiếp trong máu quá cao vượt ngưỡng sinh lý gọi là vàng da kéo dài.

Với những trẻ có nồng độ bilirubin ở mức cao có thể khiến trẻ có nguy cơ bị điếc, bại não hoặc các dạng tổn thương não khác. Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh phải được kiểm tra dấu hiệu vàng da (hoặc ít nhất là 8 đến 12 giờ) trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất viện.

2. Thế nào là vàng da kéo dài? Cách phát hiện nhanh bệnh vàng da kéo dài ở trẻ

Vàng da kéo dài là tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da đến trên 1 tuần (mặc dù trẻ sinh đủ tháng) hay trên 2 – 3 tuần (đối với trẻ đẻ non trước 37 tuần thai).

Các chuyên gia cho rằng, vàng da kéo dài là do bilirubin trong cơ thể tăng cao dẫn đến hiện tượng da và màng cứng (ở mắt) bị chuyển sang màu vàng.

Như vậy khi gan hay đường dẫn mật bị viêm hoặc có những bất thường khác của tế bào gan và đường dẫn mật (bao gồm cả túi mật) đều làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây nên hiện tượng da, niêm mạc (kể cả kết mạc mắt) nhuộm màu vàng của sắc tố mật vì vậy chúng có màu vàng.

Những trẻ có nguy cơ cao bị vàng da kéo dài là

Trẻ sinh non: Những bé sinh non trước 37 tuần có nguy cơ mắc bệnh vàng da sinh lý cao hơn, do gan không có khả năng xử lý bilirubin nhanh như trẻ được sinh đủ tháng.

Trẻ bị bầm tím trong khi sinh: Trong quá sinh chuyển dạ và sinh nở tự nhiên hoặc cũng có thể là sinh mổ một số bé bị bầm tím trên cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ sơ sinh có vết bầm tím sẽ có nguy cơ cao về mức độ cao vượt quá ngưỡng bình thường của bilirubin từ sự phân hủy của các tế bào máu đỏ.

Yếu tố nhóm máu: Mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh cũng ẩn chứa nhiều khả năng trẻ sinh ra bị vàng da sớm hơn. Trẻ có nhóm máu không tương thích với nhóm máu của mẹ, có thể phát triển các kháng thể có thể phá hủy các tế bào hồng cầu và gây ra sự gia tăng đột ngột nồng độ bilirubin.

Bú mẹ: Trẻ bú mẹ có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn. Tuy nhiên, những lợi ích mà sữa mẹ mang lại vượt xa những bất lợi mà vàng da có thể gây ra nên các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ nên cho con bú từ khi mới lọt lòng.

Các tác nhân khác gây vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Nhiễm trùng

Thiếu enzyme

Sự bất thường ở các tế bào hồng cầu của trẻ.

Cách phát hiện nhanh bệnh vàng da kéo dài ở trẻ:

Thực hiện kiểm tra nhanh trong một căn phòng đủ sáng, dùng ngón trỏ của mẹ chạm nhẹ nhàng lên mũi hoặc trán của bé. Nếu da vẫn vàng ở chỗ mẹ vừa thả ngón tay ra thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ

Nếu em bé có làn da đen xám, thử kiểm tra sắc vàng trong lòng trắng của mắt hay trong nướu lợi. Mẹ cũng có thể nhận thấy là em bé của mẹ tiêu ra phân rất nhợt nhạt.

:

3. Vàng da kéo dài có nguy hiểm không?

Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh non tháng đặc biệt nguy hiểm, diễn tiến nhanh. Nếu không được phát hiện hay điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, gây tử vong hoặc các di chứng nặng nề.

Khi trẻ có dấu hiệu vàng da kéo dài không dứt hay cơ thể trẻ bị vàng da bất thường, có thể bị vàng da nhạt, vàng đậm, vàng nâu… thì tốt nhất nên đi thăm khám sức khỏe để có để đánh giá chính xác nguyên nhân gây vàng da. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém nên cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng hơn hết. Không nên để bệnh vàng da kéo dài hoặc dùng những cách chữa mẹo, chữa dân gian thiếu cơ sở không những không khỏi bệnh mà có thể gây cản trở quá trình điều trị về sau.

3.1 Biến chứng nguy hiểm từ vàng da kéo dài

Bại não cấp tính: Nếu mẹ phát hiện trẻ bị vàng da có các dấu hiệu khác như ngủ li bì, không tập trung, khóc nhiều, bỏ bú và sốt cao cần nghĩ ngay tới tình trạng bại não cấp tính. Theo các bác sĩ, bilirubin rất độc hại đối với tế bào của bộ não. Vàng da nặng có khả năng bilirubin đi vào trong não và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vàng da nhân: Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, thì có nguy cơ thấm vào não tức là trẻ đã bị vàng da nhân. Điều này gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Trẻ sơ sinh khi bị vàng da kéo dài lâu ngày có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:

3.2 Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Vàng da xuất hiện sớm trước 24 giờ tuổi

Mức độ vàng da càng lúc càng rõ, vàng toàn thân

Tốc độ vàng da tăng nhanh

Vàng da kéo dài đến trên 1 tuần (mặc dù sinh đủ tháng) hay trên 2 tuần (với trẻ đẻ non)

Vàng da có kèm với bất kỳ dấu hiệu bất thường khác như: đi tiêu phân có mày trắng phấn, nôn, bú kém, bụng chướng, cơn ngưng thở, nhịp thở nhanh, nhịp tim chậm, hạ thân nhiệt, sụt cân, xanh tái, ban xuất huyết, ngủ li bì, gồng cứng người, co giật, hôn mê…

Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:

4. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài?

4.1. Điều trị vàng da kéo dài

Vàng da nhẹ thường sẽ tự khỏi khi gan trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho ăn thường xuyên (từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể.

Bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Vàng da nặng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác. Quang trị liệu là một phương pháp điều trị phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ. Có hai loại điều trị chiếu đèn:

Chiếu sáng tia cực tím khi trẻ nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây áp lực tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

Trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Lưu ý:

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, việc truyền máu trao đổi có thể là cần thiết. Trẻ sẽ nhận được một lượng máu nhỏ từ người hiến hoặc ngân hàng máu, giúp thay thế máu bị tổn thương bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này cũng làm tăng số lượng tế bào hồng cầu của trẻ và làm giảm nồng độ bilirubin.

Đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên. Điều này giúp làm sáng làn da trẻ. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú ngay cả khi trẻ đang ngủ

Nếu mẹ không thể cho con bú sữa mẹ vì chưa có sữa kịp thời, có thể chọn sữa công thức cho trẻ bú. Nên tư vấn với bác sĩ, nếu mẹ quan tâm đến việc trẻ đang dùng quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức

Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên chú ý trong việc chăm sóc rốn, vệ sinh thân thể cho trẻ

Mẹ nên lưu ý tắm nắng đúng cách, đủ giờ cho trẻ vào buổi sáng sớm và xế chiều, lúc ánh nắng dịu rất tốt cho bệnh lý vàng da. Tắm nắng không thể khỏi bệnh nhưng sẽ là tác nhân làm ngưng tình trạng vàng da kéo dài và diễn tiến xấu.

4.2. Chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

Để đảm bảo độ chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng như biết được trẻ có bị vàng da hay không mẹ nên đăng ký cho con khám sàng lọc đối với trẻ sinh non. Bởi nếu cứ để tình trạng vàng da kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hậu quả của việc không phát hiện và điều trị vàng da kịp thời sẽ dẫn đến vàng da nhân và di chứng để lại có thể là bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh, trong đó có vàng da. Tại Vinmec được trang bị hệ thống chiếu đèn an toàn, dễ thực hiện, trẻ vẫn được bú mẹ khi phải chiếu đèn, có thể kết hợp thêm truyền Glucose10%. Có nhiều loại đèn chiếu phù hợp cho từng đối tượng vàng da cần chiếu đèn: Đèn dạng nô i (trẻ nằm trực tiếp lên trên, dạng đèn kép chiếu trên dưới (dùng trong các trường hợp cần chiếu đèn tích cực), đèn dạng chăn, túi quấn quanh người trẻ (rất thuận tiện cho mẹ khi chăm sóc bé: vừa bế lên được để cho bú, vừa chiếu đèn).

Nếu như điều trị trẻ vàng da nặng khi chiếu đèn không hiệu quả hay trẻ bị vàng da nặng đến muộn, có nồng độ bilirubin trong máu quá cao, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng biện pháp thay máu là biện pháp cuối cùng. Khi thay máu ta có thể lấy được nhanh bilirubin đang lưu hành trong lòng mạch, dẫn đến giảm bilirubin trong máu và nhờ đó cũng giảm được bilirubin ở ngoài tổ chức.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Thị Ân nguyên là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, là người rất tâm huyết với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và điều trị thành công nhiều ca bệnh khó. Hiện tại, là Bác sĩ Nhi – Sơ sinh- Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tăng Cân Ở Trẻ Sơ Sinh

Mẹ có thể dễ dàng theo dõi việc tăng cân ở trẻ sơ sinh và so sánh với số liệu chuẩn từ Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp cân nặng của trẻ sơ sinh giảm sút đều là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Vậy đâu là tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:

Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5-10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trong những tuần sau đó.

Bé sơ sinh có thể tăng từ 1-1,2kg/ tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn từ 4-6 tháng và khoảng 300-400gr trong giai đoạn sau đó.

Trẻ 4 tháng tuổi có cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh

Trong vòng 12 tháng, chiều dài của trẻ có thể tăng 1,5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cmTuy nhiên, những thông số trên chỉ mang tính tham khảo thôi. Vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác triển khác nhau nên tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn được.

Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh mãi vẫn không có sự biến chuyển, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giúp bé cưng cải thiện cân nặng:

Cho bé bú đúng cách: Với bé sơ sinh, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Cho bé bú đầy đủ, đúng cách sẽ giúp bé bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mình. Các bé mới sinh nên được cho bú mỗi 2-3h/ lần. Khi bé lớn hơn, khoảng cách giữa các cử bú có thể kéo dài hơn.

Bé sơ sinh cần được cho bú liên tục mỗi 2-3 tiếng/lần

Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Vì càng vận động nhiều, bé càng nhanh đói hơn. Hệ tiêu hóa cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Tóm lại, việc tăng cân ở trẻ sơ sinh nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ liên tục “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian dài, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý phù hợp.

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

CHĂM SÓC BÉ7/29/2020

4 cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh mẹ yên tâm

CHĂM SÓC BÉ7/23/2020

Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ho?

CHĂM SÓC BÉ3/1/2019

Giờ tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho bé yêu là một trong những việc khá quan trọng trong quá trình chăm sóc bé. Tắm ra sao và khi nào nên tắm là vấn đề mẹ nên bi…

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

Previous

CHĂM SÓC BÉ1/21/2019

Cháo thịt bò – cải thảo

Sự pha trộn cải thảo với thịt bò đã mang đến vẻ hấp dẫn và ngon miệng cho món ăn.

CHĂM SÓC BÉ1/28/2019

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

Một trong những khó khăn mà các sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti. Đã có nhiều …

CHĂM SÓC BÉ11/2/2018

Chăm sóc trẻ bằng cách bú bình hay cho bú mẹ?

Lựa chọn chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ hay sữa công thức chính là sự lựa chọn quan trọng nhất cho các bậc sắp làm bố mẹ.

CHĂM SÓC BÉ1/21/2019

Bơ ăn dặm cho bé

Do kết cấu sánh mịn, có thể xay nhuyễn như kem cũng như giá trị dinh dưỡng cao và dễ nuốt, lại không làm đau lợi của bé nên q…

CHĂM SÓC BÉ1/20/2019

Canh tôm cải bó xôi

Bó xôi giàu các loại vitamin, khoáng chất hỗ trợ hoạt động tim mạch của bé.

CHĂM SÓC BÉ3/1/2019

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng

Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đi ngoài từ 2 – 3 lần mỗi ngày với phân sệt. Vậy nếu bé đi ngoài …

CHĂM SÓC BÉ1/21/2019

Cháo thịt bò – cải thảo

Sự pha trộn cải thảo với thịt bò đã mang đến vẻ hấp dẫn và ngon miệng cho món ăn.

CHĂM SÓC BÉ1/28/2019

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

Một trong những khó khăn mà các sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti. Đã có nhiều …

CHĂM SÓC BÉ11/2/2018

Chăm sóc trẻ bằng cách bú bình hay cho bú mẹ?

Lựa chọn chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ hay sữa công thức chính là sự lựa chọn quan trọng nhất cho các bậc sắp làm bố mẹ.

CHĂM SÓC BÉ1/21/2019

Bơ ăn dặm cho bé

Do kết cấu sánh mịn, có thể xay nhuyễn như kem cũng như giá trị dinh dưỡng cao và dễ nuốt, lại không làm đau lợi của bé nên q…

CHĂM SÓC BÉ1/20/2019

Canh tôm cải bó xôi

Bó xôi giàu các loại vitamin, khoáng chất hỗ trợ hoạt động tim mạch của bé.

CHĂM SÓC BÉ3/1/2019

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng

Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đi ngoài từ 2 – 3 lần mỗi ngày với phân sệt. Vậy nếu bé đi ngoài …

CHĂM SÓC BÉ1/21/2019

Cháo thịt bò – cải thảo

Sự pha trộn cải thảo với thịt bò đã mang đến vẻ hấp dẫn và ngon miệng cho món ăn.

CHĂM SÓC BÉ1/28/2019

Hiện tượng đau đầu ti khi cho con bú

Một trong những khó khăn mà các sản phụ thường gặp phải khi lần đầu cho con bú đó là hiện tượng đau nhức đầu ti. Đã có nhiều …

CHĂM SÓC BÉ11/2/2018

Chăm sóc trẻ bằng cách bú bình hay cho bú mẹ?

Lựa chọn chăm sóc trẻ bằng sữa mẹ hay sữa công thức chính là sự lựa chọn quan trọng nhất cho các bậc sắp làm bố mẹ.NextCài đặt Cookies LÊN ĐẦU TRANG

Tình Trạng Không Tăng Cân Ở Trẻ Sơ Sinh

Có lẽ là không, nhưng cha mẹ cũng cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé.

Tốc độ tăng trưởng của bé sẽ tăng nhanh và chậm lại, thậm chí nó có thể dừng lại tạm thời – ví dụ như khi bé ốm. Nhưng tổng thể cha mẹ nên thấy cân nặng và chiều cao của bé có tăng.

Nếu lo ngại việc bé không đủ cân, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe cho bé, và hỏi cha mẹ một số câu hỏi để giúp xác định xem có vấn đề gì không và nếu có, nguyên nhân tiềm ẩn có thể là gì? Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố cùng với tốc độ tăng trưởng của bé để đánh giá xem tình trạng hiện tại của bé như nào.

Nếu trẻ đang đạt được đúng các cột mốc phát triển theo đúng thời gian, trông bé có vẻ vui vẻ và khỏe mạnh thì hầu như tình trạng của bé khá ổn.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện ra bé không phát triển khỏe mạnh, bác sĩ có thể chẩn đoán bé “không tăng cân” hoặc “không phát triển”. Tiêu chí bác sĩ sẽ sử dụng để đưa ra chẩn đoán bao gồm:

Trọng lượng của bé dưới phần trăm thứ 5 so với trọng lượng trên biểu đồ tăng trưởng

Nhẹ hơn 20% so với cân nặng lý tưởng với chiều cao của bé

Giảm từ 2% trở lên so với mức tăng trưởng trong lần kiểm tra trước đó

Ngoài ra, mặc dù tình trạng không tăng cân có thể xảy ra với mọi trẻ em, nhưng những trẻ sinh sớm có nguy cơ cao hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Nếu con bạn không tăng cân, điều quan trọng là phải tìm ra lý do tại sao. Dinh dưỡng hợp lý – đặc biệt là trong ba năm đầu – rất quan trọng cho sự phát triển cả về mặt tinh thần và thể chất của trẻ.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác cũng như theo dõi lượng calo bé nạp vào trong một khoảng thời gian. Bác sĩ cũng có thể muốn xem bé bú mẹ hay bú bình thể xem liệu hàm của bé có hoạt động bình thường không hoặc bé có gặp vấn đề gì khi bú, mút không. Đôi khi vấn đề được xác định rất dễ dàng nhưng đôi khi lại khá phức tạp.

Bác sĩ có thể giới thiệu bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi về tiêu hóa, chuyên gia dinh dưỡng dể đánh giá và điều trị. Đây có thể là một thời điểm khó khăn đối với các bậc cha mẹ, thật chẳng sung sướng gì khi nghe bác sĩ chẩn đoán con mình không phát triển. Nhưng quan trọng là cha mẹ không được đổ lỗi cho chính mình hoặc có cảm giác mình không phải là một người cha/người mẹ tốt hay mình không chăm con tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không tăng cân

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn mà bác sĩ có thể phải mất hàng tháng để thực hiện các xét nghiệm cũng như nghiên cứu chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe, mức độ hoạt động của bé cũng như các nguyên nhân gây căng thẳng đối với bé trước khi phát hiện được chính xác nguồn gốc vấn đề.

Các vấn đề về cho ăn:

Bé có thể liên tục mệt mỏi và ngủ thiếp đi trước khi bé ăn đủ sữa

Lực bú, hút của bé có thể yếu nếu cha mẹ đang cho bé ti hoặc bú bình, mặc dù điều này thường hiếm khi xảy ra nếu bé ti mẹ

Tình trạng hở hàm ếch sẽ gây cản trở quá trình bú của bé. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách cho bé bú những bình sữa hoặc núm vú được thiết kế đặc biệt và với sự trợ giúp của các chuyên gia về cho con bú.

Bé mắc tật líu lưỡi cũng có thể khó ti, từ đó khó nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến bú bình, mặc dù tình trạng này hiếm xảy ra.

Nếu bé uống sữa công thức, việc pha sữa không chuẩn xác cũng có thể dẫn đến tình trạng bé không tăng cân.

Nếu mẹ đang cho con bú và gặp khó khăn trong quá trình, thời gian cho con bú thì bé cũng có nguy cơ không ăn đủ. Ngoài ra cũng có thể ngực mẹ không sản xuất đủ sữa để cung cấp cho bé, hoặc bé chỉ bú phần sữa trước mà bỏ qua phần sữa sau.

1/3 sữa mẹ được gọi là sữa trước, lúc nào cũng có sẵn ở bầu ti cho bé. Khi mẹ bắt đầu tiết sữa, cơ thể sẽ kích thích hormone oxytocin, có nhiệm vụ kích thích dòng sữa còn lại – được gọi là sữa sau. Đây được gọi là phản xạ sữa xuống, và mẹ sẽ nhận thấy điều này đang xảy ra nếu hai bên núm vú có cảm giác ngứa hoặc sữa mẹ bắt đầu ồ ạt chảy ra. Sữa sau có nhiều calo hơn sữa trước.

Nếu mẹ bị đau hoặc căng thẳng, phản xạ sữa xuống sẽ không được kích hoạt, khiến bé không thể nhận được sữa sau. Nếu đây là một vấn đề mãn tính, nó có thể là nguyên nhân khiến bé không tăng cân. Để kích thích phản xạ sữa xuống, hãy cố gắng thư giãn khi cho bé bú.

Một số trẻ được cho ăn theo một lịch trình khắt khe, thay vì theo nhu cầu (bất cứ khi nào chúng biểu hiện đói) có thể nhận được ít dinh dưỡng hơn mức cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều tin rằng tốt nhất hãy để bé ăn bất cứ khi nào bé muốn.

Các nguyên nhân phổ biến khác:

Nếu bé bị bệnh, cơ thể bé có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn. Một căn bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bé.

Bé có thể bị các vấn đề về đường tiêu hóa mạn tính như tiêu chảy, trào ngược, bệnh celiac (không dung nạp gluten), hoặc không dung nạp sữa.

Nếu mẹ bị trầm cảm sau khi sinh hoặc cần chăm sóc cho một số trẻ nhỏ khác, mẹ sẽ không thể toàn tâm chăm sóc bé để có thể biết được bé liệu đã nhận đủ calo chưa.

Trong một số trường hợp hiếm, không tăng cân có thể do một vấn đề về phổi, như xơ nang; vấn đề về hệ thống thần kinh như bại não; hay một vấn đề về nhiễm sắc thể, như hội chứng Down; bệnh tim; thiếu máu; hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết, như thiếu hormone tăng trưởng. Nếu đây là một trong những nguyên nhân thì điều quan trọng là phải chẩn đoán và bắt đầu điều trị sớm.

Bác sĩ điều trị như nào?

Một khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, cha mẹ có thể khắc phục bằng bất cứ phương pháp y khoa nào hoặc tăng lượng calo cho bé nếu cần.

Để con có lại được cân nặng khỏe mạnh, cha mẹ có thể bổ sung thêm sữa công thức, hoặc đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn nhiều thức ăn giàu calo hơn. Khi bé đã đủ tuổi, có thể lựa chọn các sản phẩm như phomai, sữa chua, bánh pudding, trứng, bơ, bánh mì, khoai tây nghiền, và ngũ cốc nóng.

Trong những trường hợp nặng, trẻ không tăng cân có thể cần nhập viện để truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch và theo dõi chặt chẽ.

Làm sao để biết được bé đã bú đủ?

Bé tè ướt 6-8 tã vải hoặc 5-6 bỉm giấy trong một ngày

Bé đi đại tiện một ngày một lần trong tháng đầu. Sau tháng đầu bé có thể đi đại tiện ít hơn, thậm chí cách ngày hoặc 2 ngày một lần.

Khi cho bé bú, mẹ có thể nhìn thấy bé chuyển động hàm hoặc nghe thấy tiếng bé bú. Mẹ cũng có thể nghe thấy tiếng bé nuốt nếu phòng yên tĩnh.

Vú mẹ mềm hơn sau khi cho bé bú

Bé bú được 28 ml mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó tăng thêm khoảng 14 đến 17ml cho đến 6 tháng, tăng 12ml mỗi ngày khi được từ 6 đến 9 tháng và tăng từ 9 đến 12ml mỗi ngày khi được từ 9 đến 12 tháng.

Nếu bé thường buồn ngủ trong khi bú, hãy tác động vào bé, ví dụ, bạn có thể:

Nhẹ nhàng hích chân bé

Cởi quần áo bé ra

Thay tã cho bé trước hoặc trong lúc bé ăn

Dựng thẳng người bé dậy khi chuyển bé từ bên ngực này sang ngực kia

Nếu bé không bú cạn cả hai bên bầu ngực, thì bằng cách hút sạch sữa ra sau mỗi lần bé bú và trữ đông, mẹ có thể giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất sữa.

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!