Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Vượt Cạn Dễ Dàng Hơn # Top 8 Trend | Quatangmenard.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Vượt Cạn Dễ Dàng Hơn # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Vượt Cạn Dễ Dàng Hơn mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tập Yoga là phương pháp thể dục lý tưởng cho các mẹ bầu. Các động tác Yoga sẽ giúp các mẹ giảm thiểu sự căng thẳng và các triệu chứng khi mang thai như phù nề, ốm nghén…

1. Tư thế Cobbler (Ngồi xếp cánh bướm)

Tư thế ngồi xếp cánh bướm, hay còn được gọi là tư thế góc cố định. Tư thế được thực hiện với hông mở ra và chuyển động lên xuống giống như tư thế của một con bướm đang chuyển động. Mặc dù đây là tư thế cực kỳ đơn giản nhưng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngồi thẳng lưng trên một tấm thảm tập yoga, duỗi chân. Thở ra, từ từ gập đầu gối, kéo gót chân về xương chậu. Hai lòng bàn chân ấn sát vào nhau, đầu gối thả sang 2 bên.

Di chuyển gót chân càng gần xương chậu càng tốt. Sau đó dùng ngón tay bạn giữ lấy các ngón chân. Điều chỉnh để các cạnh ngoài bàn chân luôn được ấn xuống sàn.

Điều chỉnh để bạn có thể ngồi thoải mái trong tư thế. Thẳng lưng.

Ngồi một cách thoải mái, không ép đầu gối xuống đất. Bạn chỉ cần hạ thấp đầu xương đùi xuống sàn, điều này sẽ tự động hạ đầu gối của bạn xuống. Giữ tư thế trong vòng 1-5 phút. Thở đều và bạn có thể nâng hạ 2 chân dập như cánh bướm.

Trong thời gian mang thai, phần lưng dưới thường bị dồn nén và khá đau nhức. Cho nên tư thế Yoga cho bà bầu này rất có lợi đối với xương cột sống. Nó giúp kéo căng cột sống và cơ lưng. Kích thích cơ quan nội tạng bao gồm kích thích đường tiêu hóa, mở rộng phổi và ngực, làm giảm triệu chứng đau lưng dưới.

Mẹ quỳ đầu gối xuống tấm thảm đồng thời chống 2 tay xuống sàn sao cho tay và đùi song song với nhau.

Sau đó thở ra nhẹ nhàng, ngẩng đầu lên trên, hõm xương cột sống xuống sau đó hít vào thật sâu ( tư thế mèo)

Hít một hơi thật sâu rồi cong lưng lên, đầu cúi xuống và thở ra nhẹ nhàng (tư thế bò).

Mẹ lặp lại các bước này ít nhất 5 lần. Có thể chọn một trong 2 tư thế mèo hoặc bò hay mẹ có thể chọn cả 2 tư thế này rồi luân phiên trong quá trình tập luyện.

3. Tư thế cây cầu (Bridge Pose)

Đây là bài tập yoga cho bà bầu yêu thích của nhiều chị em vì nó kéo căng phần thân trên, giãn cơ vùng hông, làm giảm mỏi lưng. Đồng thời tăng cường hệ hô hấp giúp lưu thông khí huyết.

Đầu tiên, nằm xuống trong tư thế nằm ngửa

2 tay bạn đặt xuôi cạnh hông-đùi

Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân bạn/ bạn cũng có thể không cần nắm cổ chân mà đan tay vào nhau đặt thẳng tay xuống thảm.

Khoảng cách giữa 2 bàn chân nên rộng bằng vai

Hít sâu nâng lưng của bạn lên. Cảm nhận sự căng của lưng và cổ

Giữ tư thế tầm 30s hoặc lâu hơn, thở đều và chậm

Từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn

Lặp lại động tác 3-5 lần

4. Tư thế Warrior II (Tư thế chiến binh)

Bài tập yoga cho bà bầu này an toàn cho tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nó giúp tăng cường lực của phần chân, cột sống. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vùng chậu khi phải dạng chân lớn thì hãy thu nhỏ lại trong mức giới hạn của bản thân.

Đứng thẳng, 2 chân cách nhau một khoảng tầm 90cm

Xoay bàn chân phải của bạn ra ngoài 90 độ, bàn chân trái hướng vào trong 15 độ. Gót chân phải thẳng với phần giữa bàn chân trái

Nâng 2 cánh tay của bạn sang một bên sao cho chúng ở ngang vai của bạn. Lòng bàn tay hướng xuống dưới và 2 cánh tay song song với mặt đất

Hít một hơi thật sâu.Khi thở ra, gập đầu gối phải sao cho đầu gối thẳng phía trên mắt cá chân.

Nhẹ nhàng quay đầu, nhìn sang bên phải

Khi bạn cảm thấy thoải mái trong tư thế, bạn có thể hơi đẩy thân mình lên bằng cách đẩy xương chậu của bạn xuống.

Giữ nguyên tư thế như một chiến binh. Nở nụ cười trên mặt. Thở đều.

Hít vào thở ra đều.Thả tay ra khi bạn thở ra.

Lặp lại tư thế với chân trái bằng cách xoay chân trái của bạn ra ngoài 90 độ và chân phải hướng vào trong 15 độ.

Yoga Bầu Giúp Con Khỏe Mạnh, Mẹ Thêm Xinh , Vượt Cạn Dễ Dàng

Chị Vân Anh chia sẻ trên nhật kí của mình: “Từ ngày con đến với mẹ, ngày nào cũng là ngày hạnh phúc, mẹ luôn hình dung dáng vẻ của con, mẹ mong con từng ngày. Hôm nay, trời trong lành và mát mẻ nhưng sao mẹ lại thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, mấy nay mẹ chẳng ăn được gì ngoài uống sữa, đầu óc cứ quay quay, chân tay rã rời, mẹ nằm mãi trên giường ” .

Mẹ nghe mấy cô bảo tập Yoga cho bà bầu rất tốt thế là mẹ vội vàng đứng dậy, thay quần áo, tô nhẹ cái môi và bảo bố chở đến trung tâm ATTA YOGA Quận 7. Ở đây nhân viên nhiệt tình và thân thiện đã tư vấn cho mình tất tần tật những lợi ích về Yoga cho bà bầu .

Lợi ích tập Yoga đối với các mẹ bầu thai phụ

Khi kết hợp những động tác uyển chuyển của Yoga, thiền và âm nhạc giúp mẹ bầu lấy lại cân bằng của cuộc sống, giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp ngủ sâu giấc hơn, tinh thần thư thái sẽ giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn khi mà phải đối diện với công việc cộng thêm áp lực cho việc sinh nở sắp tới.

Những động tác của Yoga sẽ giúp cho dây chằng và cơ bắp có độ đàn hồi tốt hơn.

Mỗi tư thế của Yoga giúp người mẹ lấy lại sự cân bằng trong việc tiết ra hormone trong cơ thể từ đó sẽ giảm các triệu chứng như: chuột rút, đau nhứt cơ thể, buồn nôn, phù nề,…

Giúp kết nối với con yêu tốt hơn: có những động tác của Yoga sẽ làm cho con yêu thoải mái hay những cái xoa bụng, trò chuyện cùng bé sẽ gắn kết được tình cảm giữ hai mẹ con.

Được làm quen với các bà mẹ khác: Nơi đây là không gian mà các mẹ thoải mái trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, tâm tư với nhau “Này! Hồi chị đi sinh con bé trước á, đau quá chị cắn cả chồng chị đấy”, “Cái tã này quấn sao vậy chị”, bla bla bla…

Không tăng cân quá mức cần thiết nhưng vẫn đủ sức khỏe cho cả mẹ và bé và nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Khi tập Yoga, mẹ bầu luyện tập lấy hơi và giữ hơi sẽ giúp cho mẹ tự tin hơn khi bước vào giai đoạn sinh nở, sẽ giúp cho việc sinh em bé trở nên dễ dàng hơn. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu Ấn Độ thuộc quỹ Vivekanda, những thai phụ luyện tập Yoga sẽ làm tăng lượng máu đến dạ con, duy trì một lượng nước ối an toàn, giảm sự di chuyển các hormone của người mẹ và giảm sựu giải phóng các hormone gây ra hiện tượng sinh non. Đây là giải pháp giảm tỉ lệ sinh non, sinh con nhẹ cân.

Lợi ích tập Yoga đối với thai nhi trong bụng mẹ

Mẹ luyện tập Yoga bầu sẽ giúp cho em bé sinh ra có một trọng lượng cân đối và khỏe mạnh.

Em bé sẽ thích nghi nhanh với môi trường.

Những động động tác uyển chuyển của Yoga kết hợp với động tác xoa bụng, trò chuyện và âm nhạc sẽ giúp em bé thư giãn hơn.

Cải thiện lưu thông oxy qua nhau thai tới thai nhi.

Những hành động, cử chỉ hay tư thế hay những lời trò chuyện của mẹ sẽ kích thích các giác quan của trẻ từ đó giúp trẻ hoàn thiện chức năng của não bộ.

Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương vô bề bến của mẹ.

Thời điểm nào tập Yoga là tốt nhất cho mẹ bầu ?

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, đây là giai đoạn rất dễ sảy thai chính vì thế mà các mẹ kiêng dè vận động nhưng thực tế việc sảy thai chỉ xảy ra khi thai phụ có tiền sử: sảy thai, sinh non, có vấn đề về tim mạch, huyết áp,… chính vì thế để luyện tập Yoga trong giai đoạn này các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bắt đầu từ tuần thứ 12-14 trở đi đây là giai đoạn tuyệt vời để tập Yoga bầu vì lúc này thai nhi đã ổn định cũng như việc ốm nghén, mệt mỏi của mẹ không còn nữa.

Tập Yoga Bầu ở đâu tốt nhất tại Quận 7 , TP. Hồ Chí Minh ?

Mặc dù các bài tập Yoga dành cho mẹ bầu được xem là đơn giản, an toàn và thân thiện tuy nhiên nếu không đúng phương pháp sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi chính vì thế mà mẹ phải cần có giáo viên hướng dẫn , tránh tự tập online tại nhà rất nguy hiểm .

Và không đâu thân thiện, nhiệt tình và chuyên sâu hơn khi đến với ATTA YOGA Quận 7 . Với nhứng bài tập , phương pháp tập do Cô Lưu Nga – Thạc sỹ khoa học Yoga trị liệu dày công nghiên cứu và đúc kết dành riêng cho các mẹ mang bầu .

Bà Bầu Tháng Cuối Ăn Trứng Vịt Lộn: Mẹ Vượt Cạn Dễ Dàng, Con Tăng Cân Đạt Chuẩn

Nhiều người tin rằng bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con khỏe mạnh. Vậy theo khoa học thì điều này có thực sự đúng hay không?

Câu trả lời là đúng. Trứng vịt lộn là một thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên để có thể thưởng thức chúng một cách an toàn, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau đây.

Điểm danh các chất dinh dưỡng có trong một quả trứng vịt lộn

Các chuyên gia y tế đều khẳng định hột vịt lộn là một món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu. Ăn hột vịt lộn suốt thai kỳ có thể giúp mẹ khỏe mạnh, thai nhi tăng cân đều, đạt chuẩn. Mẹ có tò mò quả trứng vịt lộn chứa những dưỡng chất nào hay không?

Trung bình trong một quả trứng vịt lộn có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 182 kcal năng lượng. Ngoài ra món ăn này còn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit. Trong trứng vịt lộn còn có 82mg canxi, 212mg photpho, 600mg cholesterol… Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều vitamin có lợi cho mẹ bầu như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong một quả trứng vịt lộn còn cao một quả trứng gà.

Những lợi ích bất ngờ khi bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn

Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu

Các khoáng chất có trong trứng thực hiện rất tốt nhiệm vụ trao đổi chất và tạo máu. Ngoài ra, trứng vịt lộn có chứa nhiều photpho, canxi, protein, năng lượng,… vô cùng tốt để bồi bổ cho cơ thể mẹ bầu.

Bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn giúp sản phụ tăng cường sức đề kháng

Khi mang thai, mẹ sẽ phải sử dụng năng lượng cho tất cả hoạt động với công suất cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường. Chính vì vậy, để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất và năng lượng. Trứng vịt lộn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để bồi bổ cho cơ thể người mẹ. Đặc biệt là đối với các sản phụ bị suy nhược cơ thể, thường đau đầu chóng mặt, thiếu máu mệt mỏi.

Giúp thai nhi tăng cân đạt chuẩn

Nhờ có lượng canxi dồi dào, món ăn này là một trợ thủ đắc lực giúp thai nhi tăng cân nhanh, đạt chuẩn. Đối với mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối, hột vịt lộn nằm trong danh sách món ăn bổ dưỡng dành cho thai nhi thiếu cân được các bác sĩ khuyên dùng.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn con sinh ra sẽ chân dài, tóc nhiều, da trắng.

Bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn như thế nào để có tác dụng tốt nhất

Tác dụng không mong muốn của trứng vịt lộn nếu ăn sai cách

Dù trứng vịt lộn rất tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng cái gì nhiều quá cũng không có lợi. Nếu mẹ ăn nhiều trứng liên tục trong nhiều ngày sẽ rất hại cho sức khỏe. Đầu tiên nó khiến tình trạng tăng lượng cholesterol trong máu có thể xảy ra. Điều này dẫn đến nguy cơ mẹ bị béo phì. Mẹ từ đó cũng có thể mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A trong hột vịt lộn khá cao. Nếu mẹ ăn quá nhiều, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nguy hiểm.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Một quả trứng vịt lộn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Mẹ bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn đúng cách sẽ nhận được ngàn lợi ích. Nhưng không vì thế mà mẹ bầu nên tiêu thụ quá nhiều với lượng quá lớn. Hãy lưu ý những điểm sau:

– Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ chỉ được ăn tối đa 2 quả trong một tuần. Và mẹ lưu ý là không được ăn cùng một lúc. Mẹ nên ăn sau bữa chính một tiếng hoặc dùng vào bữa ăn nhẹ trong ngày.

– Bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Theo các bác sĩ, mẹ nên ăn hột vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất.

– Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, thì nên hạn chế dùng trứng vịt lộn. Điều này giúp mẹ tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.

– Bất cứ món ăn nào dành cho mẹ bầu cũng cần được rửa sạch và nấu kỹ. Trứng vịt lộn cũng như vậy.

– Hột vịt lộn có chứa nhiều vitamin A. Thế nên mẹ bầu cần tránh dùng chung với các loại thực phẩm nhiều vitamin A khác.

Tạm kết

Bà bầu tháng cuối ăn trứng vịt lộn rất tốt. Thế nhưng, mẹ cũng nên ăn đúng cách và điều độ, vừa đủ. Mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm và ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng chào đón bé yêu.

Tổng Hợp 8 Tư Thế Yoga Giúp Mẹ Bầu Sinh Nở Dễ Dàng

Bạn đang xem: Tổng hợp 8 tư thế yoga giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng

Suanoncolosence.com – Như các mẹ đã biết ngoài bơi lội, đi bộ thì hàng ngày mẹ bầu nên kết hợp 8 bài tập thể dục tại chỗ về chân, xương chậu, hông, lườn, tay . 8 bài tập sau đây sẽ giúp các mẹ có một kỳ sinh nở dễ dàng!!!!

Động tác yoga 1: Căng chân

Tác dụng của bài tập: Tăng sự dẻo dai của cơ bắp chân.

Tư thế: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi.

Cách tập: Hít vào đẩy hai bàn chân về phía sàn nhà, thở ra kéo về phía cơ thể.

Động tác yoga

2: Quay bàn chân

Tác dụng của bài tập: Tăng tuần hoàn ở bàn chân và do đó có thể giảm phù chân.

Tư thế: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi.

Cách tập: Hít vào đẩy hai chân về sàn nhà và quay cổ chân một vòng. Thở ra kéo chân về phía cơ thể và quay một vòng ngược lại.

Động tác yoga

3: Giãn khớp hông

Tác dụng của bài tập: Làm giãn khớp hông, có thể giúp sanh dễ dàng hơn.

Tư thế: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau.

Cách tập: Hít vào và đẩy hai gối về phía sàn nhà một cách nhẹ nhàng, thở ra thư giãn.

Động tác yoga

4: Căng cơ hông

Tác dụng của bài tập: Giảm căng thẳng vùng hông, háng và giảm đau lưng.

Tư thế: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau.

Cách tập: Hít vào đẩy 2 gối về phía sàn nhà trong khi 2 tay kéo 2 gối lên, hai lực đối kháng này sẽ làm giảm căng thẳng vùng hông và làm giảm đau lưng dưới. Thở ra thư giãn.

Động tác yoga

5: Lườn

Tác dụng của bài tập: Làm tăng sự dẻo dai của cơ liên sườn.

Tư thế: Ngồi thẳng, xếp bằng trên sàn.

Cách tập: Hít vào duỗi thẳng tay phải trên đầu, căng hông và đánh tay qua trái, thở ra thư giãn. Sau đó đổi tay.

Động tác yoga

6: Tay

Tác dụng của bài tập: Duy trì và phát triển trọng lực của cơ cánh tay, vai và liên sườn.

Tư thế: Ngồi thẳng chân xếp bằng, đưa hai tay lên đầu.

Cách tập: Hít vào, đưa cánh tay phải lên cao, hơi căng cơ vùng hông, thở ra thư giãn. Lặp lại với tay trái.

Động tác yoga

7: Xương chậu

Tác dụng của bài tập: Duy trì, làm chắc vùng chậu và giúp giảm đau lưng.

Tư thế: Nằm ngửa, co 2 chân, lòng bàn tay úp xuống sàn.

Cách tập: Hít vào đầu ngẩng, lưng ưỡn cong, mông nhếch lên, co cơ bụng. Thở ra hạ mông sát xuống sàn.

Động tác yoga

8: Lưng

Tác dụng của bài tập: Giảm đau vùng thắt lưng.

Tư thế: Bò, tay và đùi chống thẳng 90 độ so với mặt sàn.

Cách tập: Hít vào ngẩng đầu lên, lưng ưỡn cong. Thở ra cúi đầu xuống, lưng cong, mông hạ thấp.

Chúc các mẹ vui, khoẻ!!!!❤

Bạn đang xem bài viết Những Bài Tập Yoga Giúp Mẹ Bầu Vượt Cạn Dễ Dàng Hơn trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!