Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Cân Trong Thai Kỳ mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tăng cân trong thai kỳ – Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?
Bảng tăng cân của bà bầu – Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?
Mẹ bầu có thể sử cách tính cân nặng khi mang thai của chúng tôi để xác định xem số cân nặng nên đạt được trong thai kỳ của mình (dựa trên chiều cao và cân nặng trước khi mang thai) và xem liệu mình có đang nằm trong mức trọng lượng tiêu chuẩn hay không.
Hoặc có thể xem xét thông qua biểu đồ bên dưới. Để tìm được mức trọng lượng cần tăng, trước tiên mẹ cần biết chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai của mình.
Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?
Làm thế nào để tăng cân khỏe mạnh trong thai kỳ?
Nếu đã bắt đầu mang thai với số cân nặng tiêu chuẩn, mẹ nên tăng khoảng 0.5kg – 2.5kg trong ba tháng đầu của thai kỳ và khoảng 0.5kg mỗi tuần cho suốt khoảng thời gian mang thai về sau.
Hãy nhớ rằng “ăn cho hai người” không có nghĩa là mẹ phải ăn nhiều gấp đôi, thậm chí trong ba tháng đầu tiên mẹ không cần phải nạp thêm một lượng calo nào.
Hãy nhớ rằng “ăn cho hai người” không có nghĩa là mẹ phải ăn nhiều gấp đôi, thậm chí trong ba tháng đầu tiên mẹ không cần phải nạp thêm một lượng calo nào.
Trong ba tháng tiếp theo của thai kỳ, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên nạp thêm khoảng 340 calo mỗi ngày và 450 calo mỗi ngày cho ba tháng cuối.
Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy?
Nếu cần sự trợ giúp trong việc kiểm soát cân nặng khi mang thai, hãy xin lời khuyên từ bác sĩ về một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chương trình tập thể dục phù hợp với bản thân.
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh phải làm sao?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh và nhanh hơn số lượng được khuyến cáo trong thai kỳ?
Tăng nhiều cân hơn so với khuyến cáo trong khi mang thai có thể khiến tăng nguy cơ mắc các vấn đề như rối loạn huyết áp, bao gồm huyết áp cao thai kỳ (bị huyết áp cao sau khi mang thai) và tiền sản giật (hay nhiễm độc máu). Những biến chứng này có thể dẫn đến sinh non.
Trừ khi mẹ thiếu cân nặng trước khi mang thai, nếu không việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ còn khiến tăng nguy cơ:
Phải sinh mổ
Thai nhi quá lớn dẫn đến sinh nở khó khăn
Bắt đầu thừa cân thai kỳ tiếp theo, tăng tỷ lệ mắc các biến chứng nhất định
Mời mẹ tìm hiểu thêm tại: Thừa cân đối với sức khỏe thai kỳ
Bà bầu tăng cân ít? Bà bầu không tăng cân có sao không?
Tăng cân quá ít trong khi mang thai, đặc biệt nếu trước đó mẹ đã thiếu cân, thì có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Điều này có thể dẫn tới nhiều rắc rối cho em bé, bao gồm ăn uống khó khăn và lượng đường trong máu thấp. Trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng có thể cần phải nằm viện trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, đối với những phụ nữ trước khi mang thai đã thừa quá 23kg, tăng ít cân hoặc không tăng cân lại giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiền sản giật và sinh con thừa cân.
Mời mẹ tìm hiểu thêm tại: Dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu cân
Làm thế nào để giảm cân sau khi sinh?
Trong sau tuần sau khi sinh cơ thể mẹ sẽ giảm khoảng một nửa số cân nặng mà mẹ đã tăng trong thai kỳ. Thai nhi nặng khoảng 3.4kg, còn lại nước ối, nhau thai, dịch cơ thể và máu trong cơ thể chiếm thêm khoảng 3.5 – 5.5kg.
Đối với số cân nặng thừa còn lại, hãy nhớ rằng mẹ phải mất chín tháng để trở về vóc dáng ban đầu, và do vậy có thể sẽ mất rất lâu để loại bỏ chúng đi.
Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với các bài tập giảm cân sau sinh khoa học là cách tốt nhất để giúp mẹ giảm cân sau sinh không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú.
Mời mẹ tìm hiểu thêm tại: Giảm cân sau sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách giảm cân cho mẹ đang cho con bú hiệu quả.
Tuy nhiên, đừng cắt giảm lượng calo ăn vào mỗi ngày ngay lập tức. Chăm sóc trẻ sơ sinh đòi hỏi rất nhiều năng lượng, đồng nghĩa với viện mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mình. Nếu kiên nhẫn, mẹ có thể chờ cho cơ thể giảm cân tự nhiên mỗi ngày thông qua việc cho con bú.
Nếu gặp khó khăn trong việc giảm cân, hãy cân nhắc đến việc gặp một chuyên gia dinh dưỡng hoặc thuê một huấn luyện viên thể dục để giúp mẹ giảm cân nặng lành mạnh hợp lý.
Nguồn: Babycenter
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Làm Thế Nào Tăng Đủ Cân Trong Thai Kỳ?
Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:
– Trẻ: 3.200g – 3.600g.
– Nhau thai: 500g – 900g.
– Dịch ối: 900g.
– Sự phì đại tuyến vú: 500g.
– Tử cung: 900g.
– Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.
– Mỡ cơ thể: 2.300g.
– Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g
– 3.200g.
Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:
Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.
Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lươn g estrogen băt đâu tăng. Chât naỳ tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…
Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000kcal tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285kcal. Vì vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1977): khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350kcal, 15g protein, còn canxi phải có 1.000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B,C.
Giúp Bà Bầu Tăng Cân Hợp Lý Trong Thai Kỳ
Sự tăng cân trong quá trình mang thai là một điều kiện cần thiết của thai kỳ, tuy nhiên mỗi phụ nữ mang thai quá trình này lại diễn ra khác nhau, có một số thai phụ tăng cân quá chậm cần phải có một số can thiệp để giúp quá trình này diễn ra bình thường nhưng cũng có những thai phụ tăng cân quá nhanh, quá giới hạn cho phép của thai kỳ cũng có không ít những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vậy thai phụ cần làm gì để có thể tăng cân hợp lý trong thai kỳ?
Trong thời gian mang thai cũng như trước đó, bạn phải kiểm tra cân nặng của bạn trên cùng một chiếc cân một tuần một lần, vào buổi sáng sớm lúc còn đói. Nếu bạn là người gầy thì cần tăng 12,5-18 kg; nếu bạn có cơ thể lý tưởng thì nên tăng 11,5-16 kg và nếu bạn béo phì thì chỉ cần 8-10 kg trong cả quá trình mang thai.
Chế độ ăn của bạn phải được cân bằng nhằm cung cấp dinh dưỡng cho bạn và em bé. Ăn đủ protein (thịt, cá, trứng, sữa), dưỡng chất xây dựng các tế bào của cơ thể, lipit (chất béo) tham gia vào việc tạo thành não của trẻ và gluxit (đường và bột) mang lại năng lượng cho bà mẹ.
Tăng nguồn cung cấp vitamin A (sữa toàn phần, bơ, lòng đỏ trứng), B (ngũ cốc), và D (sữa, bơ, lòng đỏ trứng, cá), axit folic (rau xanh), sắt (động vật thân mềm, rau xanh), canxi (sữa, rau xanh) và magiê (rau xanh, nước khoáng).
Chọn những loại thức ăn ít đường, béo và nhiều chất xơ. Chất xơ giúp cho bạn cảm thấy no hơn và loại bỏ được những chất béo dư thừa..Tránh chọn những loại hoa quả đóng hộp.
Tránh ăn những thực phẩm được chiên, rán hay xào với quá nhiều dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm được chế biến bằng nướng, luộc hoặc hấp.
Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Hãy đảm bảo ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện một số nguyên tắc ăn uống
Từ khi mang thai, bạn cần thực hiện một số nguyên tắc trong ăn uống như: Không được để bụng đói lâu, không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia bữa ăn của mình thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể ăn vặt và nên ăn vặt nhưng cần hạn chế ăn những loại bánh kẹo có chứa nhiều đường và chất ngọt khác.
Luyện tập thể thao đều đặn
Muốn tránh lên cân quá nhanh thì bạn đừng bỏ qua thể thao. Ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như bơi (giúp cải thiện hô hấp, giữ cơ bắp săn chắc và làm mềm các khớp), đi bộ (kích hoạt tuần hoàn máu, kích thích hơi thở và cải thiện tiêu hóa), nhưng trước khi tập luyện, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Hoạt động thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế một vài khó chịu khi mang thai (đau lưng, giãn tĩnh mạch, phù, chuột rút…) và chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nhưng cũng cần chú ý những môn thể thao nhiều nguy hiểm. Các môn thể thao đồng đội, đấu tay đôi, cưỡi ngựa cần phải dừng ngay khi bắt đầu mang thai. Điền kinh vào tháng thứ hai, tennis, đạp xe, gôn vào tháng thứ năm…
Bạn cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi đầy đủ sự phát triển của thai nhi, tình trạng thai kỳ và cân nặng của bản thân trong thai kỳ. Thông qua các thông số đó các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên hợp lý cho trường hợp của bạn.
Theo Mang thai
Dấu Hiệu Mẹ Bầu Đang Tăng Cân Nhanh Trong Thai Kỳ
Tăng cân quá nhanh sẽ gây ra nhiều nguy cơ xấu với cả mẹ bầu và thai nhi.
Bác sĩ vẫn luôn lên án quan niệm “ăn cho cả mẹ cả con” của nhiều thai phụ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ hấp thụ thật nhiều dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng trong thai kì, dẫn đến tình trạng thai nhi to quá mức cần thiết, nguy hiểm hơn là những biến chứng khi sinh. Đặc biệt, với những trường hợp sinh con lần đầu hay thuộc các kiểu cơ địa khác nhau, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tăng cân rõ rệt hơn.
Tăng cân quá nhanh sẽ gây ra nhiều nguy cơ xấu với cả mẹ bầu và thai nhi.
Bác sĩ vẫn luôn lên án quan niệm “ăn cho cả mẹ cả con” của nhiều thai phụ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ hấp thụ thật nhiều dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng trong thai kì, dẫn đến tình trạng thai nhi to quá mức cần thiết, nguy hiểm hơn là những biến chứng khi sinh. Đặc biệt, với những trường hợp sinh con lần đầu hay thuộc các kiểu cơ địa khác nhau, bạn sẽ cảm thấy cơ thể tăng cân rõ rệt hơn.
Tăng Cân Bao Nhiêu Là Lí Tưởng Trong Khi Mang Thai?
Trong thời gian đầu mang thai, cần kiểm tra chỉ số BMI của cơ thể, dựa vào đó để lên kế hoạch tăng cân một cách khoa học và hợp lí. BMI đo lượng chất béo trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao của bạn, dựa vào đó để xem bạn đang thừa cân, thiếu cân hay cân nặng lí tưởng. Để biết chỉ số BMI, bạn hãy chia cân nặng theo đơn vị kilograms cho chiều cao tính theo mét, hoặc bạn có thể sử dụng một số công cụ online để tính chỉ số này.
Nếu cân nặng của bạn đang mức bình thường trong thời kì đầu thì bạn cần tăng từ 11,5-16 kí, mỗi tháng tăng khoảng 1,5-2 kí. Nếu bạn đang thừa cân thì cần tăng ít hơn, nếu bạn đang thiếu cân thì cần tăng nhiều hơn.
Dưới Đây Là Những Dấu Hiệu Chứng Tỏ Mẹ Đang Tăng Cân Rất Nhanh Trong Thai Kỳ:
Không nhìn/ chạm được ngón chân của mình
Đây là dấu hiệu thường thấy xảy ra ở quý 2 của thai kì. Thai phụ cũng không thể cúi xuống để sờ hay chạm vào ngón chân của mình. Thậm chí, thay vì ngồi, thai phụ cũng phải đứng thường xuyên hơn.
Vì thai phụ không thể cúi người xuống nên họ cần ngồi ổn định tại một chỗ trước khi mặc đồ. (Tương tự như khi mặc quần hay các loại đồ che phần thân dưới khác). Nếu vẫn thấy khó khăn, thai phụ nên nhờ người thân giúp đỡ.
Dáng đi giống chim cánh cụt/ vịt
Bắt đầu từ quý hai của thai kỳ, trọng lượng của cơ thể tập trung chủ yếu ở vùng bụng. Vì thế, thai phụ cần điều chỉnh dáng đi sao cho dễ dàng di chuyển nhất. Điều này cũng lí giải lí do vì sao thai phụ không nên đi giầy cao khi mang bầu. Đặc biệt, bụng bầu càng to, tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.
Cần chỗ ngồi rộng hơn bình thường
Chỗ ngồi càng rộng thì thai phụ càng thoải mái. Đối với những trường hợp di chuyển bằng ô tô, thai phụ nên ngồi ghế sau để thuận tiện duỗi tay/ chân khi mỏi.
Bụng bầu càng to, tăng cân càng nhiều, thai phụ càng khó khăn khi đi lại.
Đi đâu cũng được hỏi “Sắp sinh à?”
Việc tăng cân nhanh khiến bụng bầu cũng sẽ to hơn tuổi thai và nhìn mẹ bầu nặng nề hơn. Đây chính là lý do bạn sẽ thường xuyên bắt gặp câu hỏi: “Bạn sắp sinh à?”
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đẻ mổ nếu thấy thai nhi quá to. Để tráng những rủi ro khi lâm bồn, bạn nên lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ và kiêng cữ cẩn thận để tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Cách Để Quản Lí Cân Nặng Trong Quá Trình Mang Thai
Bất kể cân nặng của bạn như thế nào trước khi mang thai thì việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại đậu và hạt, cá, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo. Bởi vì những thực phẩm này an toàn cho người mang thai và không ảnh hưởng nhiều đến quá trình tăng cân.
Luôn đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe của mẹ và bé. Nó cũng giúp các bé có một khởi đầu tốt khi có đầy đủ sắt, canxi, axit folic, i-ốt và protein.
Trong khi đó, bạn cũng nên tập các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ và các bài tập cho người mang thai. Nếu bạn muốn tập Yoga thì hãy nói chuyện với bác sĩ và người dạy yoga để có bài tập phù hợp với tình trạng cơ thể.
Nên tránh xa các loại thực phẩm khô, đông lạnh, nhiều đường và muối.
Người mang thai nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là trong những tháng đầu do cơ thể mất nước bởi ốm ghén.
Tăng cân là một vấn đề quan trọng trong quá trình mang thai. Tăng quá nhiều cân hơn mức bình thường có thể sẽ dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và bé như đái tháo đường, huyết áp, sinh non, thiếu cân.
Hoàng Quyên
Bạn đang xem bài viết Tăng Cân Trong Thai Kỳ trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!