Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Các Bài Tập Yoga Chữa Bệnh Phụ Khoa Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Yoga – Phương pháp tuyệt vời hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
Trong yoga, có một số động tác có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về phụ khoa. Lý giải khoa học cho kết luận này như sau:
Khi cơ thể phải ngồi nhiều, các chất độc hại sẽ tích tụ lại ở phần xương chậu và bụng. Nếu không được đào thải ra ngoài, chúng sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thận.
2. Các động tác Yoga chữa trị bệnh phụ khoa tại nhà
Cách thực hiện bài tập này như sau:
Bước 1: Bạn ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi thẳng trước mặt, thả lỏng các ngón chân.
Bước 2: Nâng 2 tay qua đầu và hít vào, kéo dãn cánh tay.
Bước 3: Gập người về phía trước và thở ra. Cố gắng để cằm chạm chân.
Bước 4: Cánh tay kéo căng ra xa nhất có thể.
Bước 5: Ngẩng đầu một chút, kéo giãn cột sống và hít vào.
Bước 6: Tiếp tục thở ra và gập người sao cho rốn của bạn chạm chân.
Bước 7: Lặp lại một vài lần và giữ đầu bạn đặt lên chân.
Bước 8: Trở lại tư thế ngồi, tay cao qua đầu.
Bước 9: Hạ tay xuống và thở ra.
Đây là bài tập được đánh giá là một trong các bài tập yoga chữa bệnh phụ khoa hiệu quả nhất. Để thực hiện bài tập này, các bạn thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Ngồi bệt xuống sàn, thẳng lưng.
Bước 2: Uốn chân cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
Bước 3: Kéo gót chân vào trong gần với khớp háng.
Bước 4: 2 tay nắm chặt bàn chân, mở rộng đầu gối sang 2 bên và lên xuống nhẹ nhàng.
Bước 5: Cúi người về phía trước sao cho trán chạm sàn và giữ nguyên tư thế trong 1 phút.
Bước 6: Từ từ trở về tư thế ban đầu.
– Hỏa Ấn: Bạn gập ngón áp út vào lòng bàn tay. Ngón cái bấm vào đốt thứ 2 ngón áp út và các ngón khác mở rộng.
– Khí Ấn: Ngón trỏ gập vào lòng bàn tay, ngón cái bấm vào ngón trỏ, mở rộng các ngón còn lại.
– Hư Không Ấn: Gập ngón giữa, ngón cái bấm đốt thứ hai của ngón này.
– Thủy Ấn: Thực hiện ngón cái chạm mũi ngón tay út, các ngón khác thẳng và ngồi nguyên một chỗ.
– Thổ Ấn: Ngón tay cái chạm vào mũi của ngón tay áp út và ấn nhẹ. Mở rộng các ngón khác.
– Trí Huệ Ấn: Bạn ngồi khoanh chân, tay đặt lên đầu gối. Ngón cái chạm mũi ngón trỏ, mở rộng các ngón còn lại.
– Sinh Ấn: Chạm tất cả các mũi tay của ngón áp út. Ngón út và ngón cái hơi cong. Giữ nguyên trong vài phút.
Bước 1: Thực hiện tư thế đứng thẳng, gập đầu gối phải, vòng chân trái quanh chân sao cho đầu chân trái chạm vào gót chân phải.
Bước 2: Tay giơ cao, cuốn tay phải xung quanh tay trái. Chú ý khuỷu tay chống lên nhau và uốn một góc 90 độ.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong từ 15 – 30s.
Bước 4: Tập trung hít thở sâu và chậm.
Bước 5: Thả lỏng và đổi chân.
Bước 1: 2 chân đặt rộng bằng vai, đứng thẳng, hóp bụng.
Bước 2: 2 bàn tay xuống sàn nhà, hướng vào nhau và dồn lực vào đều 2 tay.
Bước 3: Dồn trọng lượng dần dần vào hông, rồi chuyển qua tay và nhấc chân khỏi sàn nhà.
Bước 3: Giữ thẳng lưng, cố định xương cột sống thẳng, căng phần cơ vai và cánh tay.
Bước 4: Từ từ hạ đầu xuống sàn và hít vào. Giữ nguyên tư thế trong một vài giây.
Bước 5: Trở lại vị trí ban đầu
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm.
Bước 2: Từ từ nâng toàn bộ cơ thể theo phương thẳng đứng lên cao.
Bước 3: Sức nặng của cơ thể sẽ được dồn lên cánh tay và các ngón tay.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong một vài giây và quay trở lại vị trí ban đầu.
Tập Yoga Chữa Bệnh Phụ Khoa
– Sau đó, đưa 2 chân và 2 tay lên cao, dùng sức ngồi dậy.
– Thả lỏng, trở về tư thế nằm ban đầu.
– Thực hiện động tác gập bụng này từ 15-20 lần mỗi ngày.
Khi thực hiện bài tập này sau vài ngày các chị em sẽ thấy bệnh phụ khoa đỡ ngay, đặc biệt là các bệnh về kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh,…
– Thở ra, ngồi trên 2 gót chân, đặt 2 bàn tay lên trên 2 bắp vế (đoạn sát 2 đầu gối), 2 lòng bàn tay úp xuống.
– Thư giãn 2 vai và thân trên, rướn cao lên theo chiều xương sống thẳng.
– Bện ngón tay của 2 lòng bàn tay vào nhau, để phía sau lưng.
– Hít vào, đồng thời ấn hai bài tay ra xa khỏi vai để kéo dãn 2 tay, căng ngực ra để 2 bả vai gần sát vào nhau hơn.
– Thở ra, khom người về phía trước từ 2 bắp đùi.
– Hít vào và nâng 2 tay phía sau lên cao nhất có thể, trán trườn xuống sàn nhà, 2 tay di chuyển ra xa khỏi thân.
– Tiếp tục nâng 2 tay lên cao, trườn trán xuống sàn, giữ tư thế 30 giây.
– Hạ 2 tay và giữ cho lưng thẳng, hít vào và nhấc thân lên.
– Thực hiện những động tác này 10 lần/ ngày để chữa các chứng kinh nguyệt không đều, tuyến thượng thận, bệnh tuyến tiền liệt, tuyến sinh dục,…
– Bắt chéo chân trái qua chân phải, co ngón chân trái vào bắp chân phải.
– Hai tay gập lại trước ngực sao cho cánh tay song song với ngực.
– Tay trái để trên, tay phải để dưới sao cho 2 cánh tay xoắn vào nhau, lòng bàn tay cũng úp vào nhau, mắt nhìn tập trung vào 1 điểm.
– Giữ tư thế 30 giây, sau đó hạ 2 tay và đưa 2 chân về rồi đổi chân trái làm chân trụ và thực hiện lại động tác.
– Thực hiện mỗi bên chân 10 lần như vậy để thấy công dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa các căn bệnh phụ khoa.
– Đưa 2 bàn tay lại tạo thành tư thế 3 chân trên sàn rồi đan các ngón tay lại với nhau.
– Bạn đặt đỉnh đầu lên sàn và phần sau của đầu tựa vào hai bàn tay đan vào nhau.
– Không di chuyển đầu và khuỷu tay, thẳng đầu gối và đưa hông lên, trọng lượng cơ thể dồn vào khuỷu tay.
– Sau đó, bước chân về phía trước, giữ cho đầu gối thẳng, khi bàn chân tiến đến gần đầu thì lưng thẳng ra. Tiếp tục bước đi cho đến khi hông ở ngay trên đầu, giữ tư thế 30 giây.
– Cẩn thận nhấc bàn chân lên khỏi mặt sàn, co đầu gối lại hướng về ngực. Đưa bàn chân lên đến mông và cố giữ vị trí này.
– Giữ đầu gối co lại chụm vào nhau. Sau đó, từ từ thẳng hông cho đến khi đầu gối hướng thẳng lên trần nhà.
– Từ từ duỗi thẳng đầu gối, đưa bàn chân lên, dồn trọng lượng vào khuỷu tay và hít thở sâu.
– Tư thế trồng chuối sẽ giúp hỗ trợ chữa các bệnh liệt âm, lãnh cảm, hiếm muộn,… đồng thời, có thể chữa được đau bụng kinh, làm hưng phấn trong quá trình giao hợp, cho cảm giác thăng hoa.
– Cố gắng mở rộng xương chậu, hai đầu gối càng gần chạm đất càng tốt. Lưng thẳng, vai thả lỏng.
– Thở đều, giữ tư thế trồng chuối 10 phút.
– Ban đầu mỗi ngày có thể là 2-3 phút, khi nào quen thì mới tăng thời gian lên.
– Tốt nhất mỗi ngày bạn nên cho đôi chân của mình “bay” từ 500 – 1000 cái. Nếu không làm cùng một lúc, có thể làm thành nhiều lần trong ngày. Nguồn: Phunutoday
Những Bài Tập Yoga Chữa Bệnh Đau Lưng Hiệu Quả Nhất
Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Hai chân thẳng về đằng trước.
Từ từ xoay qua bên phải, hai tay “quăng” theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay “quăng” đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì ngưng lại 3 giây rồi “quăng” tay trở lại bên trái.
Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, nén hơi, rồi thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện).
Tất cả động tác hít thở đều làm qua mũi, không há mồm.
Bài tập 2 : Xoay “hu-la-húp”
Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi “hu-la-húp”, nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn.
Làm chậm rãi. Trong khi xoay như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy hu-la-húp thực thì lại rất nhanh.
Lưu ý: Trong khi xoay vòng như thế, để ý xem là có bị đau một bên không, nếu đau bên phải thì bớt xoay về bên phải mà xoay nhiều về bên trái. Nếu thấy đau bên trái, thì xoay ngược lại phía bên kia.
Vì nếu thấy đau ở bên phải khi xoay, có nghĩa là có một đĩa sụn nào đó, lồi ra, chạm vào bên phải. Bây giờ, mình cử động nhiều về bên phải, thấy đau. Bởi vậy, mình phải bớt nghiêng về bên phải trong khi tập bên trái nhiều hơn, cho quân bằng lại.
Bài tập 3: Làm giãn xương
Đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng.
Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay xuống, rồi lộn ngược lên từ từ, sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao tối đa, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra.
Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra.
Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua bên phải, tay trái qua bên trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông.
Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay úp xuống, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên…
Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng. Nhớ là không nhấc gót chân lên, phải dính cứng gót chân xuống mặt đất trong khi đẩy hai tay lên trời hết cỡ, như vậy xương mới giãn ra được.
Bài tập 4: Làm giãn xương (tiếp)
Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau tối đa, một tay đi xuống, một tay đi lên, giống như là bắn cung vậy.
Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên.
Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.
Bài tập 5 : Làm cân bằng lại xương
Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm.
Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.g-Thiền công (Yoga) đứng:
Chỉ làm thế này với người đau vừa phải, chưa mổ. Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước, đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm.
Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.
Bài tập 6 : Bài tập Yoga nằm
Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây.
Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, và các nguời phải mổ xương không làm được các thế về bụng.)
BÀI TẬP 7:
Cách thực hiện: Để bắt đầu, bạn hãy đứng thẳng, tạo khoảng cách hai bàn chân rộng hơn phần hông và mỗi đầu ngón chân cái nghiêng ra ngoài một góc 45 độ so với cẳng chân. Sau đó, bạn từ từ gập hai đầu gối lại và hạ người xuống thành tư thế ngồi xổm, với hai đầu gối của bạn dang ra, sao cho hai cẳng chân thẳng góc với hai ngón chân giữa.
Giữ tư thế ấy từ 1 – 3 phút, rồi thư giãn và đứng lên trở về tư thế ban đầu. Hãy lặp lại ba lần bài tập này và thực hiện thường xuyên nếu bạn thấy cần thiết.
BÀI TẬP 8:
Tư thế chống mất ngủ: Động tác ngồi thẳng, xoay người giúp giải tỏa căng thẳng ở vùng cột sống và não.
Cách tập: Ngồi thẳng, chân phải bắt qua chân trái. Từ từ xoay vai sang phải. Tay để thư giãn theo tư thế trong ảnh. Giữ nguyên tư thế này trong 10 nhịp trở và lặp lại động tác với bên trái.
Tư thế chống đau nửa đầu: Cách giải tỏa cơn đau nửa đầu là động tác chống đầu của Yoga, giúp máu lưu thông lên não.
Cách tập: Khép hai tay ôm sau đầu, ngồi quỳ lên hai đầu gối, nâng mông sao cho tạo thành đường thẳng với đầu. Giữ tư thế này trong 10 nhịp thở.
Tư thế chống cúm hoặc cảm lạnh: đây là cách giúp bạn chống nhiễm cúm, cảm lạnh hoặc khỏi nhanh hơn.
Cách tập: Ngồi thẳng lưng, tay phải đặt thoải mái lên đùi cùng bên, đồng thời bàn tay trái gập các ngón tay, chỉ để ngón giữa thẳng. Ngón giữ bịt bên mũi phải, ngón trỏ bịt bên mũi trái. Nhín thở trong 4 nhịp đếm. Sau đó buông ngón trỏ và hít vào bằng bên mũi trái trong 4 nhịp đếm. Làm ngược lại với mũi phải.
Thế bồ câu giảm stress: Hông là nơi mà chuyên gia Yoga cho rằng chứa rất nhiều căng thẳng, do năng lượng trong quá trình luân chuyển khắp cơ thể thường bị dừng ở đây. Vì vậy bài tập giãn hông sẽ giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng, lo lắng.
Cách tập: Quỳ trên chân trái, chân phải duỗi thẳng ra sau. Chống tay, từ từ hạ người chạm đất theo tư thế trong ảnh. Giữ ở tư thế này trong 10 lượt thở trước khi đổi bên.
Tư thế cái cây giúp giải tỏa nỗi buồn: Đây là động tác lý tưởng để bạn tập khi buồn. Đây là động tác đưa con người về tư thế tự nhiên nhất để cảm thấy hạnh phúc và giải tỏa. Đây là động tác giúp bạn tìm được sự cân bằng.
Cách tập: Hai tay chắp trên ngực, Co một chân, đặt bàn chân lên đùi chân kia. Giữ thăng bằng trong 5 nhịp thở rồi đổi chân.
Tư thế con cua: Động tác này giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
Cách tập: Một chân duỗi thẳng, chân còn lại gập lên đùi. Gập lưng, một tay nắm bàn chân, tay kia dang sang bên chạm đất. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu trước khi đổi bên.
Tư thế nẹp chân: Đây là động tác đơn giản để giảm căng thẳng ở phần cẳng chân, thích hợp tập khi bạn cảm thấy buồn bực trong phần chân.
Cách tập: Ngồi gập chân, với ngón tay ấn lên đùi. Thư giãn vai, giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu.
Tư thế cho người lái xe: Sau khi ngồi gập người lái xe hoặc làm việc quá lâu, bạn hãy tập động tác này để lưu thông máu và năng lượng khắp cơ thế.
Cách tập: Đứng với hai bàn chân song song. Tay phải nắm lấy cổ tay trái và vươn căng người sang bên phải. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu trước khi đổi bên.
(ST)
Tìm Hiểu Các Bài Tập Yoga Cơ Bản Cho Người Mới Tập
Singlemum – Luyện tập các bài tập Yoga cơ bản cho người mới tập thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe và còn có thể giúp cải thiện bệnh lý. Khi mới bắt đầu luyện tập thì ta sẽ trải qua nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Hướng dẫn các bạn Bài tập Yoga cơ bản tại nhà cho người mới bắt đầu.
– Thứ nhất: bạn cần xác định mình tìm đến Yoga vì mục đích gì.
– Thứ hai: bạn cần xác định khả năng của bản thân đến đâu để chọn bài tập thích hợp.
– Thứ ba: bạn cần tiến hành tập từ những động tác căn bản sau đó tăng dần lên các động tác có kỹ thuật khó hơn.
– Thứ tư: bạn cần chuẩn bị trang phục thoải mái, thảm tập theo đúng tiêu chuẩn để bắt đầu tập luyện Yoga tốt nhất.
– Thứ năm: bạn cần phải kiên trì tập luyện để có được kết quả tốt nhất cho mình.
Việc chuẩn bị tinh thần và sự quyết tâm trước khi bắt đầu tập luyện Yoga là điều vô cùng quan trọng mà tất cả những ai đã đang và sẽ luyện tập Yoga cần ghi nhớ để không gặp phải những trở ngại đáng tiếc cho mình.
– Bước 1: đứng thẳng, hai bàn chân khép sát vào nhau, chắp hai tay lại trước ngực – thở ra.
– Bước 2: từ từ vươn vai đưa hai tay thẳng lên cao – hít vào, ngả người ra sau, 10 đầu ngón chân bám chặt xuống sàn, gối giữ thẳng, tâm trí hướng về thắt lưng. Hai cánh tay thẳng tự nhiên.
– Bước 3: nâng người thẳng lên, từ từ cúi về trước, bàn tay đặt ngang hàng với bàn chân, cúi đầu chạm gối (gối vẫn giữ thẳng, xương sườn và xương đùi chạm vào nhau) – thở ra.
– Bước 4: bước chân phải ra sau, mũi bàn chân, đầu gối và hai bàn tay chạm sàn, gối trái ở giữa hai bàn tay, ngẩng đầu – hít vào.
– Bước 5: bước tiếp chân trái ra sau bằng chân phải, trườn vai lên hít vào thêm (toàn thân từ đầu đến gót chân giữ trên một đường thẳng).
– Bước 6: hạ gối – ngực – cằm chạm sàn, nâng mông hơi cao – thở ra. Có tám điểm chạm sàn: hai mũi bàn chân, hai gối, hai lòng bàn tay, ngực và cằm chạm sàn. Thả lỏng toàn thân thở ra.
– Bước 7: duỗi bàn chân, trườn người lên, ưỡn cổ, uốn cong cột sống ra sau (tư thế rắn hổ mang) – hít vào.
– Bước 8: gấp chân, gập người lại, lòng bàn tay và gót chân chạm sàn, cúi đầu sát vào để xương cằm và xương ức chạm vào nhau – thở ra.
– Bước 10: bước chân phải lên ngang bằng chân trái, cúi đầu chạm gối – thở ra.
– Bước 1 1: đầu và tay cùng nâng lên cùng một lúc thẳng lưng, thẳng tay, từ từ ngả người ra sau – hít vào.
– Bước 12: Nâng người lên thẳng, hai lòng bàn tay chắp lại rồi từ từ hạ xuống trước ngực – thở ra. Hạ hai tay xuôi dọc theo thân người thả lỏng toàn thân (bài thứ 2 đổi chân). Tập từ 4-12 bài trong mỗi buổi tập.
Lưu ý khi thực hiện tất cả các tư thế nêu trên bạn cần phải di chuyển thong thả, khoan thai, động tác phải giữ vững chắc và ổn định, tập trung hít thở chậm bằng mũi… Đây là những lưu ý rất quan trọng mà người tập cần ghi nhớ để đảm bảo an toàn cho bản thân trong suốt quá trình tập luyện.
Singlemum tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Các Bài Tập Yoga Chữa Bệnh Phụ Khoa Hiệu Quả Nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!