Top 9 # Bà Bầu Tăng Cân Nhiều Nhất Vào Tháng Thứ Mấy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Bà Bầu Tiêm Phòng Uốn Ván Vào Tháng Thứ Mấy?

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu không chỉ tìm hiểu các yếu tố nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng giúp con phát triển thể chất, trí tuệ như nên ăn gì, tập luyện như thế nào,… mà còn đặc biệt quan tâm đến các vấn đề tiêm phòng. Trong số đó, tiêm phòng uốn ván là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các mẹ, để chống lại nguy cơ nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mang thai. Vậy lý do gì khiến các mẹ bầu cần phải tiêm phòng uốn ván? Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?… là những câu hỏi cần được giải đáp vô cùng chi tiết.

Trước tiên, chúng ta cần biết Uốn ván là căn bệnh như thế nào và tại sao các mẹ bầu lại cần phải tiêm phòng uốn ván?

Về căn bệnh Uốn ván: Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani là một loại trực khuẩn có độc tố mạnh và có khả năng gây bệnh. Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bởi Vi khuẩn uốn ván có khả năng sinh sống ở môi trường bên ngoài, thậm chí ở nhiệt độ đun sôi trong thời gian dài vẫn không tiêu diệt hoàn toàn được loại vi khuẩn này. Trường hợp nhiễm trực khuẩn uốn ván là người có vết thương hở trên da, nhất là người phụ nữ trong quá trình chuyển dạ để sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây rốn.

Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần tiêm nhiều loại vắc – xin khác nhau để ngăn ngừa các bệnh như: sởi, quai bị, rubella,… Mỗi loại vắc xin, các bà mẹ đều có một liệu trình và thời điểm tiêm khác nhau theo đúng quy trình và thể trạng để đạt được hiệu quả tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Đối với vắc-xin tiêm phòng uốn ván cũng vậy, bạn cần tiêm vào đúng thời điểm thích hợp trong thai kỳ. Nhiều mẹ bầu không tìm hiểu kỹ thông tin, không biết được tác hại và nguy cơ của việc không tiêm phòng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Các vắc xin hiện nay được đưa vào tiêm cho các mẹ bầu đã được kiểm định là an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời tạo miễn dịch bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con trước và sau sinh trước những vi khuẩn xấu. Do đó, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván cũng như các mũi tiêm phòng các căn bệnh khác theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?

Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm, cần tiêm vắc xin theo lộ trình

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.

Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại. Tiêm vắc xin theo lộ trình:

Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:

Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.

Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Đối với những phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi.

Trong thời gian tiêm uốn ván, các mẹ bầu có thể xuất hiện những biểu hiện như sưng đau, dị ứng tại chỗ, nhưng những dấu hiệu đó sẽ tự hết sau 3 đến 4 ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi. Chính vì thế, nếu thấy xuất hiện tình trạng như trên thì người mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Tôi từng tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với niềm đam mê với công việc marketing và viết lách cũng như nghiên cứu về các mảng sống khỏe, sắc đẹp, tin tức, tâm linh hiện tôi đang là quản trị và biên tập cho trang tin chúng tôi Mong rằng, nguồn thông tin mà tôi thu thập được từ các website uy tín sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích.

Bài viết gốc

Bà Bầu Tăng Cân Từ Tháng Thứ Mấy?

Bà bầu cần tăng cân ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ với mức tăng cân 0.4- 0.7kg/ tháng trong 3 tháng đầu, 5- 6.5 kg trong 3 tháng giữa và tăng mạnh vào 3 tháng cuối. Chuẩn tăng cân của bà bầu theo từng giai đoạn cụ thể bên dưới.

Đối với mẹ bầu, việc tăng cân chia làm 3 giai đoạn. 3 tháng đầu tiên mẹ bầu nên tăng từ 1-2kg; 3 tháng tiếp theo mẹ bầu tăng 5-6kg; 3 tháng cuối tăng 3-5kg là hợp lý.

Đối với mẹ bầu,từ khi mang thai sẽ bắt đầu tăng cân. Mẹ bầu cần một trọng lượng thích hợp là điều kiện cần thiết để sinh em bé khỏe mạnh.

– Nếu bạn quá gầy, chỉ số BMI thấp hơn 18.5 bạn sẽ cần tăng cân từ 13-18kg

– Nếu bạn quá béo, chỉ số BMI cao hơn 29. Bạn chỉ nên tăng từ 5-9kg, thậm chí ít hơn.

– Nếu bạn chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình, tức là từ 18.5 đến 26, bạn nên tăng từ 12 tới 16kg.

– Nếu thừa cân( chỉ số BMI từ 26-29) bạn nên tăng từ 7 đến 12kg.

Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy? Đó là câu hỏi mà nhiều bà bầu đề cập đến. Việc tăng cân của bà bầu sẽ diễn ra theo từng giai đoạn. Ngay từ khi thụ thai thành công, bà bầu đã tăng cân.

Bà bầu tăng cân ở 3 tháng đầu như thế nào?

Trong 3 tháng đầu của thai kì ( tính từ sau kỳ kinh nguyệt cuối) bạn nên tăng khoảng 450 – 700g mỗi tháng và khoảng 2,5- 2,5kg trong cả 3 tháng đầu này. Lúc này bạn cần nạp thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường.

Với thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ khoảng 18g và dài 6.5cm lúc này thì hầu hết chưa cảm nhận được sự thay đổi của con trong bụng. Vì vậy, nhiều bà bầu lo lắng vì sao con vẫn chưa tăng cân, tăng cân chậm và tăng cân ít.

3 tháng giữa mẹ và bé tăng cân như thế nào?

3 tháng giữa bà bầu cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng 5- 6.5 kg trong 3 tháng. Tại thời điểm này, bà bầu nên cung cấp 300 calo mỗi ngày cho mình.

Em bé trong 3 tháng này có xu hướng tăng từ từ qua từng tuần một cách rõ rệt. Khi ở tuần thứ 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573 kg và dài 33cm.

3 tháng cuối bà bầu tăng bao nhiêu cân?

Ở thời gian này, đa phần mẹ bầu đều cảm thấy thèm ăn hơn. Nhưng nếu mẹ bầu cảm thấy ợ nóng, khó tiêu hãy chia nhỏ bữa ăn của mình để ăn được nhiều hơn. Trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và từ tuần 36 đến 38 sẽ là 12,13kg. Nếu giữ được cân nặng dưới 13kg, sau khi sinh cơ thể bạn sẽ dễ dàng trở lại cân nặng ban đầu hơn.

Ở giai đoạn này, bé sẽ nặng khoảng 900g đến 1kg và dài 37cm. Ở những ngày cuối tuần thai nhi, chỉ số lý tưởng của con là 3-4kg và dài 51cm.

Khi tăng cân, các mẹ bầu thường lo lắng việc tăng cân quá nhanh, béo phì có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Nhiều mẹ bầu ngại vấn đề tăng cân sẽ làm ảnh hưởng tới dáng vóc, cơ thể. Đặc biệt là sau sinh, việc xuất hiện vùng da chảy xệ khiến họ không thoải mái.

Nhưng trong quá trình mang thai, mẹ sẽ phải cung cấp dinh dưỡng cho con. Nhiều mẹ bầu tăng cân quá nhanh, béo phì nên muốn giảm cân. Tuy nhiên các mẹ bầu chú ý rằng, việc giảm cân phải được sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ. Nhưng bà bầu không nên giảm cân trong thời gian mang bầu.

Làm thế nào để bà bầu tăng cân hợp lý?

Chia nhỏ bữa ăn thành 5,6 bữa một ngày

Ăn vặt bằng những đồ ăn có thể dễ dàng mang theo như nho khô, bánh quy, trái cây khô, kem hoặc sữa chua

Chọn đồ ăn ít dầu mỡ, chất béo. Ví dụ như thịt gà,rau, cà chua.

Không nên uống quá nhiều sữa.

Hạn chế thêm muối vào bữa ăn khi nấu.

Sử dụng các chất béo thay thế

Tập thể dục thường xuyên để đốt cháy calo.

Ăn uống lành mạnh. hạn chế ăn đồ chiên, nướng, đồ ngọt, bánh kẹo, mật ong, khoai tây chiên…

Thai nhi lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ đồng nghĩa với việc mẹ sẽ tăng cân lên. Bà bầu tăng cân từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Đối với mỗi giai đoạn, cân nặng của các mẹ bầu lại khác nhau. Mẹ bầu nên tìm hiểu thêm phác đồ cân nặng cho bà bầu để theo dõi cân nặng của mình.

từ khóa

bà bầu tăng cân theo từng giai đoạn

quá trình tăng cân của thai nhi

bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế

chiều dài xuong dui của thai nhi

Bài viết Bà bầu tăng cân từ tháng thứ mấy? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Bà Bầu Có Nên Tập Yoga Không, Tập Như Thế Nào Và Vào Tháng Thứ Mấy?

Bà bầu cần tìm hình thức tập yoga nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe

Lợi ích của yoga cho bà bầu

Yoga cho bà bầu thường hướng tới các bài tập thở, giãn cơ nhẹ nhàng, các tư thế đơn giản đi kèm thiền định ở cuối buổi tập. Các động tác cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Do đó, khi tập yoga trong thai kỳ, chị em cần tham khảo ý kiến bác sỹ và tìm đến các chuyên gia yoga có uy tín. Yoga mang lại một số hiệu quả sau với sức khỏe của bà bầu:

Cải thiện sự dẻo dai

Nên đọc

Yoga giúp thai phụ khỏe mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu cơ bắp trở nên dẻo dai và linh hoạt, phụ nữ dễ thích nghi với cơn đau, co thắt khi sinh thường. Ngoài ra, yoga còn có lợi với sản phụ sau sinh, giúp chị em nhanh chóng cải thiện các cơ bụng và cơ sàn chậu.

Tăng cường tuần hoàn máu

Các động tác yoga giúp giãn cơ nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa tích trữ nước trong cơ thể.

Giảm stress

Yoga là hình thức vận động giảm căng thẳng, giúp thư giãn hiệu quả. Việc ổn định cảm xúc trong suốt thai kỳ sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực với người mẹ và thai nhi. Yoga giúp bà bầu giải tỏa lo lắng và chuẩn bị tinh thần trước khi sinh nở tốt hơn.

Cải thiện tư thế

Các bài tập yoga trong thai kỳ tác động vào cột sống, giúp mở rộng vai, từ đó giúp bà bầu có tư thế tốt hơn. Yoga cũng giúp giảm đau lưng ở phụ nữ đang mang thai.

Bà bầu nên tập yoga như thế nào?

Do nguy cơ sảy thai rất cao ở 3 tháng mang thai đầu tiên, yoga cho bà bầu nên bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ. Dù chưa có tài liệu chỉ ra tác hại của yoga ở phụ nữ mang thai 3 tháng, bà bầu vẫn cẩn thận hơn hết và cần đến các phòng tập có huấn luyện viên uy tín.

Thai phụ cần được hướng dẫn bởi chuyên gia khi tập yoga trong thai kỳ

Bài tập yoga phù hợp với phụ nữ mang thai là yoga phục hồi, Hatha yoga hoặc các tư thế được thiết kế riêng cho bà bầu. Các bài tập mạnh mẽ hoặc yoga nóng có thể gây nguy hiểm với phụ nữ có thai. Đặc biệt, thai phụ có nguy cơ sinh non hoặc mắc các bệnh nền không nên tập yoga hay thể thao trong thai kỳ.

Nếu bác sỹ sản khoa khuyên bạn tập yoga, hãy tham khảo các mẹo sau để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:

Tập ở mức độ đơn giản

Bà bầu không nên tập bất cứ tư thế nào có độ khó cao, gây khó chịu khi luyện tập. Các tư thế không an toàn với bà bầu là: Cúi gập sâu, nằm úp sấp, tư thế không cân bằng hoặc dùng nhiều đến cơ bụng.

Tập nhẹ nhàng

Các dây chằng và tổ chức khớp ở phụ nữ mang thai lỏng và mềm hơn bình thường. Do đó, bạn không nên tập quá sức hoặc giãn cơ quá mạnh. Sau khi tập, bà bầu cũng nên có thời gian thả lỏng và phục hồi cơ bắp.

Tập chậm rãi

Phụ nữ mang thai chỉ nên vận động thể chất ở cường độ vừa phải khoảng 150 phút/tuần (tập trong 30 phút/ngày và trải đều các ngày trong tuần). Bạn có thể giảm tần suất tập yoga theo lời khuyên của bác sỹ.

Quỳnh Trang H+ (Theo Netdoctor)

Bà Bầu Nên Tập Thể Dục Bắt Đầu Từ Tháng Thứ Mấy Là Tốt Nhất?

Trong thời gian thai kì, bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy để đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn cho thai nhi luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, chỉ cần kết hợp việc tập thể dục nhẹ nhàng, hợp lí với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học thì chắc chắn sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực cho mẹ bầu và thai nhi.

Các bà bầu trong thời gan thai kì nên năng vận động. Thế nhưng, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi tốt nhất, các mẹ hãy căn cứ vào thể trạng, cân nặng, tuổi tác, hình dáng… của mình để bắt đầu thời điểm tập thể dục cho hợp lí.

1. Lợi ích của việc tập thể dục trong thời gian thai kì

Tập thể dục mang đến rất nhiều tác dụng vượt trội cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn thai kì. Phải tìm hiểu thật kĩ càng về vấn đề bà bầu nên tập thể dục từ tháng thứ mấy để có thể đạt được những lợi ích tuyệt vời sau đây:

Giúp mẹ bầu có một cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn, vóc dáng săn chắc, thon gọn

Thúc đẩy và cải thiện hệ tuần hoàn, bảo vệ trái tim khỏe mạnh

Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, đem đến giấc ngủ ngon

Hỗ trợ quá trình đốt cháy năng lượng, tiêu hao mỡ thừa, mỡ xấu, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì và duy trì chỉ số đường huyết ổn định, giúp mẹ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật (nguyên do có thể dẫn đến tình trạng sinh non)

Thúc đẩy hệ tiêu hóa lưu thông tốt hơn, làm giảm tình trạng mắc các bệnh về đường ruột như táo bón, bệnh trĩ ở giai đoạn thai kì

Giúp cải thiện trí nhớ, tinh thần sảng khoái, làm tăng sự lạc quan và hạnh phúc

Giúp tăng sức bền, củng cố sự chắc khỏe và độ co giãn bình thường của vùng xương chậu, giúp mẹ bầu có thể dễ dàng “vượt cạn” thuận lợi

Tập thể dục là giải pháp tuyệt vời nhất giúp các mẹ mau chóng lấy lại được vóc dáng thon gọn sau khi sinh.

2. Bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy để tốt cho sức khỏe và an toàn ?

Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu, tập thể dục trong thời gian thai kì là vô cùng hữu ích. Tâm lí chung thường hay lo lắng bà bầu nên tập thể dục từ tháng thứ mấy? Tập bộ môn gì và tập như thế nào là tốt nhất? Thế nhưng, kết luận từ nhiều nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu có thể tập thể dục ngay từ đầu giai đoạn thai kì, chỉ cần chú trọng lựa chọn các bài tập, động tác và bộ môn tập luyện hợp lí thì đều tốt cho sức khỏe và an toàn.

Bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy

Trong 3 tháng đầu của thai kì

Ở giai đoạn bắt đầu này, mẹ bầu không cần phải cố gắng tập luyện quá sức các bài tập cường độ cao. Đi bộ nhẹ nhàng sẽ là bước khởi đầu tuyệt vời nhất cho các mẹ bầu ở thời điểm này. Nên tập luyện khoảng 3-4 lần/ tuần vào lúc thời tiết mát mẻ đầu buổi sáng hoặc cuối buổi tối.

Chú trọng chọn giày vừa chân, mềm mại, ăn mặc thoải mái, dễ chịu và cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện. Đồng thời lưu ý không đi bộ trên những con đường gập ghềnh, trơn trượt hoặc đường dốc để tránh những rủi ro và nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Trong 3 tháng giữa của thai kì

Hãy tiếp tục duy trì việc tập thể dục vào giai đoạn giữa thai kì này. Chạy bộ nhẹ nhàng sẽ là bài tập lý tưởng cho các mẹ bầu trong thời điểm này. Nó không chỉ giúp loại bỏ mệt mỏi, tinh thần sảng khoái mà còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch và sức khỏe cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Trong 3 tháng cuối của thai kì

Vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kì, các bài tập yoga sẽ là một ý tưởng tuyệt vời để nâng cao sức khỏe và thoải mái tinh thần. Với động tác uyển chuyển, linh hoạt bộ môn thể dục này là một cách giúp giải tỏa stress hữu hiệu.

Đây là giai đoạn này cực kì quan trọng, vì thế mẹ bầu nên chú trọng cân bằng chế độ tập luyện, không tập quá sức hay tập ở ngoài trời quá nóng… đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể.

Bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy

Bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy? – Những dấu hiệu cần lưu ý trong khi vận động

Khi tập luyện phải giữ cho thể chất và tinh thần thật thoải mái. Khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây trong khi tập thể dục, bạn nên dừng lại ngay tập tức và liên lạc với bác sĩ nếu các triệu chứng không nhanh chóng hết:

– Chóng mặt

– Yếu cơ

– Nhức đầu

– Đau ngực

– Đau hay sưng bắp chân

– Chảy máu âm đạo

– Cơn co chuyển dạ

– Rỉ ối

– Chuyển động của thai nhi giảm đi

– Nhịp tim nhanh trong khi nghỉ ngơi

Những chia sẻ bà bầu nên tập thể dục bắt đầu từ tháng thứ mấy? có thể phần nào giải đáp được nỗi lo lắng và quan tâm bấy lâu nay cho mẹ bầu, từ đó có thể giúp các mẹ đưa ra kế hoạch tập luyện phù hợp với bản thân để nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp và sẵn sàng cho cuộc “vượt cạn” thêm phần suôn sẻ.