Top 15 # Bà Bầu Tăng Cân Thế Nào Là Hợp Lý Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Cân Nặng Bà Bầu Như Thế Nào Là Hợp Lý ?

Cân nặng bà bầu trong thời kỳ mang thai được đánh giá là đạt chuẩn và an toàn tùy thuộc vào thể trạng người mẹ thuộc loại gầy, trung bình hay nặng cân trước lúc mang thai, dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Công thức đo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) = Cân nặng /(chiều cao) * 2

Ví dụ: Cân nặng của bạn là 50 kg và chiều cao của bạn là 1,6 m, vậy chỉ số BMI của bạn là:

BMI = 50/2.56 = 19.5

Theo các chuyên gia và bác sĩ sản phụ khoa, mức tăng cân nặng bà bà lý tưởng khi mang thai là tăng từ 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc cơ thể bà bầu trước đó quá gầy thì có thể tăng hơn nhưng không nên vượt quá 20 kg.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, do các chứng ốm nghén hành, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân nhanh, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi.

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, để thai nhi có sự tăng trưởng ổn định và phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần có một kế hoạch nghiêm túc cho cả thai kỳ. Trong đó có việc đạt được trọng lượng cơ thể cần thiết dựa trên chỉ số BMI .

– Tăng từ 15 đến 20kg với những bà mẹ gầy nhẹ cân. – Tăng từ 8 đến 12 kg cho những bà mẹ mập.

– Trung bình một bà mẹ tăng từ 12 – 15kg trong suốt thai kỳ.

Vì sao phải kiểm soát cân nặng của bà bầu?

Việc kiểm soát cân nặng của bà bầu trong thai kỳ rất quan trọng. Quan niệm “ăn cho hai người”, hay ăn nhiều để em bé to khỏe như các mẹ bầu vẫn làm là quan niệm hết sức sai lầm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Vì việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến béo phì, làm mất đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ. Việc ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này và làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, vô sinh, trầm cảm và một vài dạng ung thư khác. Chưa kể đến việc khi mẹ bồi bổ quá nhiều, thai to có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn. Vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó nếu các mẹ bầu ăn nhiều trong quá trình mang thai.

Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp tập thể dục khi mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ tăng chỉ số IQ của trẻ cao hơn trung bình 14 điểm. Khi luyện tập các nhóm cơ lớn kích thích sự phát triển các nhóm neuron thần kinh – tăng lượng máu lên não. Vì vậy việc tập thể dục, tập yoga trong giai đoạn mang thai là rất tốt cho cả mẹ và bé. Ngoài việc tập luyện cơ thể, bà bầu hãy thường xuyên massage bà bầu và đắp mặt nạ để có làn da tươi sáng, căng mịn ngay cả khi mang thai.

CARE WITH LOVE luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết về gói dịch vụ và thiết kế mức giá hợp lý cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi NGAY HÔM NAY để có thông tin chi tiết!

ĐIỆN THOẠI: 0838352127 – EXT: 101

Mẹ Bầu Tăng Cân Như Thế Nào Là Hợp Lý?

Tăng cân khi mang thai là điều tất yếu đối với các mẹ bầu. Tuy nhiên, việc tăng cân quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vậy tăng cân như thế nào mới là hợp lý để mẹ khỏe mạnh và bé phát triển tốt.

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:

Trẻ: 3.200g – 3.600g.

Nhau thai: 500g – 900g.

Dịch ối: 900g.

Sự phì đại tuyến vú: 500g.

Tử cung: 900g.

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.

Mỡ cơ thể: 2.300g.

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g

Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân là đủ?

Như đã nói ở trên, không có mẹ bầu nào giống mẹ bầu nào, mức độ tăng cân phụ thuộc vào thể trạng của mẹ bầu trước khi có thai.Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7 – 18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7 – 11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16 – 20,5kg. Mẹ bầu có thể áp dụng tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI:

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²).

– Nhẹ cân: BMI dưới 19,8; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 12-18kg.

– Cân nặng bình thường: BMI từ 19,8 đến 26; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 11-14kg.

– Thừa cân: BMI từ 26 đến 29; mức tăng cân hợp lý từ 8-11kg.

– Béo phì: BMI trên 29; mức tăng cân hợp lý khi mang thai là 8kg.

Người mẹ mang song thai nên tăng 15-20kg trong suốt thai kỳ.

Tăng cân quá nhiều hay quá ít đều không tốt

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg. Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg thì người mẹ cần ăn uống và bồi dưỡng tăng cường thêm.

Tăng cân quá mức cũng không tốt. Nếu trong 3 tháng cuối, mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg thì đó thường là dấu hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Bà mẹ cần phải đi khám để có những can thiệp kịp thời.

Mẹ bầu nên ăn uống thế nào để tăng cân đủ

Để tăng cân đủ và vừa phải thì các bữa chính trong ngày của mẹ bầu nên có đủ các nhóm: chất đạm, chất béo, vitamin, chất xơ. Bạn nên sử dụng thêm 2-3 bữa phụ hàng ngày là bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, hoa quả tươi… Thực phẩm phải đáp ứng độ an toàn, tươi ngon trước khi được chế biến. Nhóm thực phẩm bán sẵn như sữa hộp, sữa tươi, bánh quy… phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng.

Ngoài ra, mẹ bầu nên đa dạng dinh dưỡng để kích thích sự ngon miệng và khiến việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sữa là nguồn chất quý giá cho phụ nữ mang thai và các bé. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên uống sữa hàng ngày vì sữa có chứa chất béo, đạm, đường, vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, bạn nên uống đủ nước để việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt. Nước còn giúp bạn đào thải chất căn bã tích tụ trong cơ thể.

Nguồn: tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tăng Cân Khi Mang Thai Thế Nào Là Hợp Lý, Mẹ Bầu Có Biết?

Tăng cân khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường với mọi bà bầu

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cân khi mang thai

Đa số phụ nữ sẽ tăng khoảng 12 – 16kg trong thời kỳ mang thai. Việc tăng cân khi mang thai có thể chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

– Phụ thuộc vào cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai. Ví dụ, nếu bị thiếu cân trước khi mang thai thì bạn cần tăng thêm nhiều cân khi mang thai. Mặt khác, nếu thừa cân trước khi mang thai thì bạn nên kiểm soát cân nặng khi đang mang thai một cách thận trọng.

– Nếu mang thai đôi thì cân nặng của bà bầu cũng sẽ tăng nhiều hơn so với những người mang thai đơn.

– Các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa… có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị giảm cân trong thời gian đầu. Sau khi các triệu chứng này kết thúc, bà bầu sẽ bắt đầu tăng cân.

– Tăng cân khi mang thai cũng phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của bà bầu trước khi mang thai và lượng calo bổ sung hàng ngày.

Nên đọc

Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý?

Bà bầu có thể tăng cân trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tăng cân trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Chính vì thế, ở mỗi giai đoạn mang thai cần có sự tăng cân hợp lý để đảm bảo an toàn.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, bạn cần phải kiểm tra chỉ số BMI của mình. Phụ thuộc vào chỉ số này, bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho lịch trình tăng cân lành mạnh trong thời kỳ mang thai.

Chỉ số BMI phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của bạn. Từ chỉ số BMI, phụ nữ mang thai sẽ xác định xem họ có bị thiếu cân, thừa cân hoặc bình thường hay không.

Chỉ số BMI giúp phụ nữ mang thai xác định mình có bị thiếu cân hoặc thừa cân hay không

Phụ nữ mang thai có thể trực tiếp đo chỉ số BMI của mình ngay TẠI ĐÂY!

Nếu có cân nặng ở mức bình thương trong thời gian trước khi mang thai thì bạn nên tăng từ 11,5 – 16kg trong thời kỳ mang thai. Mỗi tam cá nguyệt nên tăng 3,5 – 4kg (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối).

Làm thế nào để kiểm soát việc tăng cân khi mang thai?

Điều quan trọng là bà bầu cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng. Mẹ bầu nên ăn: Rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại đậu, cá, thịt nạc và các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo. Đây là những thực phẩm an toàn mà phụ nữ có thể yên tâm sử dụng trong khi mang thai.

Chế độ ăn uống của bà bầu cũng cần chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu vì đây là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các chất dinh dưỡng mà bà bầu nên bổ sung nhiều trong thời kỳ mang thai gồm: Sắt, acid folic, calci, iod và protein.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tập thể dục như đi bộ, yoga, thiền định… Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tập luyện quá sức vì điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều chất béo và đường. Bà bầu cũng cần uống đủ nước vì các triệu chứng ốm nghén có thể khiến bà bầu bị mất nước.

Quản lý tăng cân khi mang thai là một việc rất quan trọng. Tăng cân quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến cả bà bầu và thai nhi, chẳng hạn như nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, rối loạn huyết áp và sinh non. Ngược lại, nếu tăng cân không đủ trong thời kỳ mang thai sẽ có thể dẫn đến trọng lượng của trẻ sơ sinh thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Để có thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con.

Phụ nữ mang thai cần nói chuyện với các bác sỹ về sự thay đổi trọng lượng cơ thể trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đừng quá căng thẳng về cân nặng của mình. Ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, duy trì hoạt động thể chất và làm theo lời khuyên của bác sỹ sẽ giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky) Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh:

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.

TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website chúng tôi gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mang Song Thai Tăng Cân Thế Nào Là Hợp Lý?

Hình ảnh siêu âm mang song thai

Với cặp song sinh, bà bầu mang song thai cần tăng cân nhiều bởi vì họ có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn. Bà bầu cũng cần nhiều calo hơn để mang thai song sinh.

Do vậy, sự tăng cân trung bình cho mang thai đơn là 11,5 kg và tăng cân khi mang thai đôi là 16-20,5 kg. Các bà mẹ mang song thai không nên tăng nhiều hơn 21 kg hoặc ít hơn 7 kg.

3. Chăm sóc bà bầu thai đôi

Giống như mang đơn thai, người mẹ nên duy trì ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con và đảm bảo người mẹ tăng cân đủ để em bé phát triển tốt.

Mẹ mang song thai nên tăng thêm khoảng 600 Calo mỗi ngày. Ăn theo nhu cầu và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu có điều kiện và để có chế độ ăn vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết, bà bầu cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:

Năng lượng protein (thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa): Bổ sung nhiều protein có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và sinh non (tất cả các bệnh này phổ biến hơn khi mang đa thai). Protein cũng cần thiết để củng cố chất xơ cơ tử cung và thúc đẩy lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng các thai nhi. Bốn khẩu phần protein và bốn khẩu phần thực phẩm từ sữa – theo chế độ ăn quy định cho bà bầu đa thai – sẽ giúp có được 80g – 100g protein mỗi ngày.

Cần cung cấp đủ lượng protein trong thai kì

Nhiều rau quả và trái cây: Thai nhi đang phát triển cần các vi chất dinh dưỡng (như axit folic, sắt, vitamin) và cũng cần các chất xơ. Việc ăn rau quả tươi mỗi ngày có thể giảm thiểu hoặc tránh được chứng táo bón (và hậu quả của táo bón – bệnh trĩ).

Các chất vi dinh dưỡng và chất sơ là chất không thể thiếu cho thai nhi

Bổ sung sắt: Sắt giúp cơ thể sản sinh các tế bào máu và ngăn ngừa thiếu máu, một vấn đề phổ biến khi mang song thai. Thiếu máu có thể làm cho sự thèm ăn giảm xuống và sự mệt mỏi tăng lên cũng như làm giảm lượng oxy được vận chuyển đến các cơ quan và em bé đang phát triển trong bụng.

Các loại thực phẩm như thịt đỏ và trái cây sấy khô là những nguồn tuyệt vời của sắt. Bà bầu bổ sung 30-60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Thuốc bổ sung sắt có thể gây táo bón hoặc buồn nôn, vì thế hãy cố gắng uống kèm với bữa ăn.

Cung cấp đủ nước: Mất nước có thể dẫn đến sinh non và đặc biệt, các bà mẹ mang đa thai có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

Bổ sung magie: Magie giúp sản sinh và củng cố các mô của cơ thể, đồng thời điều chỉnh nồng độ insulin và lượng đường trong máu, giúp xây dựng xương và răng của em bé. Việc duy trì đủ lượng magie trong khi mang thai có thể giúp giữ cho tử cung không bị có cơn gò quá sớm – điều chắc chắn xảy ra khi mang đa thai. Các nguồn thực phẩm cung cấp tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại hạt, thịt, sữa, bí ngô, hạt hướng dương, mầm lúa mì; mì ống với rau bina; hạnh nhân; đậu hũ, sữa chua.

Nói tóm lại, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu lành mạnh, phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cân nặng của mẹ và thai nhi. Vì thế, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào cần được chú trong, giúp mẹ luôn khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện.

Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý thì lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Nguồn: http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/mang-song-thai-tang-can-the-nao-la-hop-ly-a172003.html