Top 8 # Bầu Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Mẹ Bầu Nên Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ

phuonglk , 10/12/2012 (241 lượt xem)

Trẻ phát triển nhanh trong tử cung, ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ c ần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố s​au:

Trẻ: 3.200g-3.600g

Nhau thai: 500g-900g

Dịch ối: 900g

Sự phì đại tuyến vú: 500g

Tử cung: 900g

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g

Mỡ cơ thể: 2.300g

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g

Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:

– Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg

– Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vị bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.

– Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…

– Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.

– Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (1977): khi phụ nữ có thai vào 6 tháng cuối, nhu cầu hàng ngày cần tăng thêm 350Kcalo, 15gProtein, còn Canxi phải có 1000mg, sắt có 30mg trong khẩu phần hàng ngày cộng thêm tăng cường vitamin nhóm B,C.

Khi Mang Thai, Bà Bầu Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?

Mỗi người phụ nữ là một cá thể riêng biệt và duy nhất. Các yếu tố gen, giới tính, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, lối sống cũng như đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người đều có tác động đến cân nặng của người đó trong suốt cuộc đời.

Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân là đủ? Thông thường, một người phụ nữ chỉ nên tăng 10-15 kg trong suốt 40 tuần của thai kỳ. Trong trường hợp mang đa thai hoặc có các biến chứng thai kỳ thì có thể sẽ tăng hơn. Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhiều bà bầu sẽ tăng cân nhẹ, nhưng cũng có người bị sụt cân. Biểu hiện ốm nghén cộng với việc thay đổi trong khẩu phần ăn có thể sẽ làm sụt một vài kg. Tuy nhiên, 2 tam cá nguyệt tiếp theo, hầu hết các bà bầu đều dần dần lấy lại cân nặng ban đầu và bắt đầu tăng cân.

Ăn cho hai người???

Quan niệm cho rằng bà bầu cần ăn cho hai người hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả. Trên thực tế, việc tăng gấp đôi khẩu phần ăn và lượng thực phẩm vào cơ thể không những không cần thiết mà còn gây những rắc rối cho cả mẹ và con. Thay vì chú trọng tăng lượng thức ăn, hãy quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng vào cơ thể

Hầu hết các bà bầu chỉ cần tăng khoảng 10% lượng calorie nạp vào cơ thể. Điều này có nghĩa là mẹ phải bổ sung 420 calorie/ngày (tương đương với 1 cốc sữa gầy) trong tam cá nguyệt đầu tiên ; 1050 calorie/ngày (tương đương với một chút các loại hạt khô và vài lát hoa quả) trong tam cá nguyệt thứ 2; 1255 calorie/ngày (tương đương với vài loại quả và 1 lát bánh mì) trong tam cá nguyệt thứ 3.

Tại sao lại tăng cân?

Tăng cân trong thai kỳ có thể được đánh giá thông qua hai việc: bản thân người mẹ tăng bao nhiêu kg và con tăng bao nhiêu kg. Một bà bầu có thể coi là tăng cân bình thường nếu cơ thể tăng thêm khoảng 3kg trong thời gian mang bầu, tập trung vào phần bắp đùi, hông, mông và cánh tay, là hình thức dự trữ năng lượng cho việc cho con bú sau này.

Cơ thể người mẹ tăng cân trong khi mang thai do:

Tăng tuần hoàn máu

Tăng cường trữ nước và các chất lỏng nói chung

Tăng trọng lượng bầu ngực

Tăng kích thước tử cung

Xuất hiện túi nước ối và nhau thai

Em bé (nặng trung bình khoảng 3.5kg khi mới sinh)

Trong thời kỳ đầu mang thai, nguyên nhân dẫn đến tăng cân chủ yếu là do những thay đổi bên trong cơ thể người mẹ. Cơ thể phải tạo ra nhiều máu để nuôi dưỡng bào thai, cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng để bào thai có thể phát triển bình thường.

Hầu hết các bà đỡ hay bác sĩ thường theo dõi cân nặng của bà bầu rất cẩn thận vì việc cân nặng của mẹ tăng giảm hay thay đổi là bình thường nhưng nếu thay đổi quá đột ngột cũng có thể là nguyên nhân của một vài biến chứng thai nghén. Nhiều bà bầu tự kiểm soát cân nặng của mình bằng cách lập bảng theo dõi cân nặng của mình vào một thời điểm nhất định trong ngày. Tốt nhất là nên tăng cân một cách từ từ và ổn định.

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nếu tăng quá 1.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ 2, hoặc quá 900gr/tuần trong tam cá nguyệt thứ 3.

Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ sẽ là:

Tam cá nguyệt đầu tiên: 900gr – 1.8kg

Tam Cá nguyệt thứ hai: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng

Tam cá nguyệt thứ ba: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng

Chỉ số BMI là gì?

Một số bác sĩ hay bà đỡ sẽ dùng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) làm tiêu chí đánh giá mức tăng cân lí tưởng. BMI được đo bằng công thức Trong lượng cơ thể/bình phương chiều cao (tính bằng m). Chỉ số BMI khỏe mạnh là từ 18.5-26. Bà bầu có chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp cần phải được tư vấn về chế độ ăn hàng ngày để cải thiện tình hình.

Mất bao lâu để giảm cân?

Rất nhiều chuyên gia đồng ý rằng nếu mất 9 tháng để tăng cân thì cũng cần từng ấy thời gian để giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều bà mẹ giảm cân rất nhanh và lại trở về hình dáng thon gọn ban đầu chỉ trong vài tuần sau sinh trong khi có những người phải mất nhiều thời gian hơn.

Nguyên tắc giảm cân trước và sau sinh đều giống nhau, đó là ăn vào càng nhiều thì càng phải hoạt động nhiều để tiêu hao năng lượng. Cần phải chú ý đến khẩu phần ăn và tập thể dục hàng ngày để tiêu hao phần cân nặng dư thừa.

Có nên ăn kiêng?

Thời gian mang thai không phải là thời điểm lí tưởng để ăn kiêng. Việc hạn chế lượng calorie vào cơ thể mẹ sẽ dẫn đến thiếu/suy dinh dưỡng cho thai nhi, và tất nhiên, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Việc mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc nhẹ cân của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc giảm cân quá nhanh sau sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và mất nguồn năng lượng cần cho cơ thể.

Hậu quả của tăng cân quá ít trong thai kỳ

Sinh trẻ thiếu cân

Ảnh hưởng quá trình tiết sữa và không đủ sữa cho con bú

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường phụ thuộc vào tỉ lệ tương xứng giữa lượng mỡ và cơ trong cơ thể, cũng như lượng thức ăn hợp lý hàng ngày. Do đó, chỉ số BMI quá thấp hoặc quá nhẹ cân cũng gây sẩy thai.

Hậu quả của tăng cân quá nhiều khi mang thai

Khó sinh

Sinh con quá to

Trẻ nặng cân dễ có vấn đề tiểu đường

Trĩ, rạn bụng, các vấn đề với vùng xương chậu, són đái

Khó chịu và nóng hơn những bà bầu khác

Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại

Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ

Chèn ép lên các bộ phận khác như tim, gan và thận

Nguy cơ kháng insulin và tiểu đường cấp độ 2

Khi mang thai, tốt nhất hãy quan tâm đến chất lượng của thức ăn, chứ không phải số lượng thức ăn. Mẹ chính là nguồn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho con khi con còn trong bào thai, vì vậy hãy cung cấp cho con đủ dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của con.

Hãy lắng nghe cơ thể mình và dừng lại khi cảm thấy đủ.

Hãy nghĩ rằng cơn đói đã được thỏa mãn và bạn không cần phải ăn thêm quá nhiều nữa. Tránh không bỏ bữa, đừng để cơ thể rơi vào trạng thái đói ngấu nghiến, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất năng lượng.

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái Đặt tên cho con gái Đặt tên con trai hay

Mang Thai Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?

Từ mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của em bé cho đến việc chuẩn bị quá trình giảm cân sau khi sinh chính là lý do tại sao vấn đề tăng cân khi mang thai lại đáng được quan tâm.

Dù muốn hay không, ăn cho hai người không có nghĩa là bạn được phép ăn gấp đôi so với bình thường. Hãy tạo cho mình thói quen sống lành mạnh để điều chỉnh tăng cân khi mang thai, nuôi dưỡng sức khỏe cho bé và tạo điều kiện cho việc giảm cân sau khi sinh trở nên dễ dàng hơn.

Không có một phương pháp cụ thể nào cho riêng từng người trong việc tăng cân khi mang thai. Việc bạn muốn tăng lên bao nhiêu cân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi mang thai. Sức khỏe của bạn và bé cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hãy làm việc với các bác sĩ chăm sóc sức khỏe để tìm hiểu những gì phù hợp với bản thân.

Trọng lượng trước khi tăng cânLượng tăng cân được khuyến nghị

Thiếu cân (BMI < 18.5)

Khoảng 13 đến 18 kg

Bình thường (BMI từ 18.5 đến 24.9)

Khoảng 11 đến 16 kg

Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9)

Khoảng 7 đến 11 kg

Béo phì (BMI từ 30 trở lên)

Khoảng 5 đến 9 kg

* BMI = Cân nặng/ (Chiều cao * Chiều cao) * Cân nặng tính theo Kg, chiều cao tính theo mét. Ví dụ một phụ nữ có cân nặng 50Kg và chiều cao là 155cm thì chỉ số BMI của cô ấy là: 50 / (1.55 * 1.55 ) = 20.81. Khi có thai cô cần tăng từ 11 – 16kg.

Để tiện cho các mẹ, chúng tôi thiết kế một chương trình tự động tính toán hộ. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác, chúng tôi khuyên khích mẹ tính thủ công lại một lần nữa.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline tư vấn mua hàng:

Khi bạn đang mang thai đôi hoặc ba trở lên

Trọng lượng trước khi tăng cânLượng tăng cân được khuyến nghị

Bình thường ( BMI từ 18.5 đến 24.9)

Khoảng từ 17 đến 25 kg

Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9)

Khoảng từ 14 đến 23 kg

Béo phì (BMI từ 30 trở lên)

Khoảng từ 11 đến 19 kg

Cũng tương tự để tiện cho các mẹ, chúng tôi thiết kế một chương trình tự động tính toán hộ. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác, chúng tôi khuyên khích mẹ tính thủ công lại một lần nữa.

Khi bạn thừa cân

Thừa cân trước khi mang thai làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khác nhau trong thai kỳ, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao.

Mặc dù có một số lượng cân nặng nhất định được khuyến nghị trong phạm vi tăng cân cho phép đối với những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ bị béo phì có thể tăng cân ít hơn một cách an toàn so với khuyến nghị.

Ở những phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 35, việc giảm cân ít hơn 11 pounds (5 kg) dường như có nhiều lợi ích hơn là gặp phải rủi ro và có thể không làm tăng nguy cơ sinh non so với tuổi thai.

Hãy làm việc với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để xác định những gì tốt nhất và kiểm soát cân nặng trong suốt thai kỳ.

Khi bạn đang thiếu cân

Nếu bạn đang thiếu cân, điều cần thiết là phải tăng lên một lượng cân nặng hợp lý trong khi mang thai. Nếu không thể tăng cân, em bé của bạn có thể được sinh ra sớm hơn hoặc nhỏ hơn so với mong đợi.

Khi bạn tăng cân quá nhiều

Nếu bạn tăng cân nhiều hơn khối lượng đã được khuyến cáo trong thời gian mang thai và trọng lượng không giảm bớt sau khi sinh em bé thì số cân dư thừa này có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Tăng cân quá nhiều trong khi mang thai cũng có thể làm tăng mức độ rủi ro về sức khỏe của em bé trong khi sinh và mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.

Việc tăng cân khi mang thai đến từ đâu?

Em bé: khoảng 3-3,6 kg

Ngực lớn hơn: khoảng 1 kg

Tử cung lớn hơn: khoảng 1 kg

Nhau thai: khoảng 0,7 kg

Nước ối: khoảng 1 kg

Tăng thể tích máu: khoảng 1,4-1,8 kg

Tăng khối lượng chất lỏng: khoảng 1,4-1,8 kg

Chất béo tích trữ: khoảng 2,7-3,6 kg

Lên cân

Trong ba tháng mang thai đầu tiên, hầu hết phụ nữ không cần phải tăng cân quá nhiều – điều đó là tốt nếu bạn đang phải vật lộn với tình trạng ốm nghén.

Nếu bạn bắt đầu mang thai với tình trạng sức khỏe tốt và cân nặng bình thường, bạn chỉ cần tăng một vài cân (dưới 2 kg) trong mấy tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách bổ sung thêm 150-200 calo mỗi ngày, và khoàng 170 gram sữa chua hoa quả ít chất béo.

Tăng cân ổn định sẽ quan trọng hơn trong giai đoạn mang thai thứ hai và thứ ba – đặc biệt là nếu bạn bắt đầu mang thai ở mức cân nặng khỏe mạnh hoặc đang thiếu cân.

Điều này thường có nghĩa là tăng khoảng 1,4 – 1,8 kg mỗi tháng cho đến khi sinh. Thêm 300 calo mỗi ngày – tương đương với một nửa chiếc bánh sandwich và một ly sữa không béo đủ để giúp bạn đạt được mục tiêu.

Nếu bạn bắt đầu mang thai khi thiếu cân, bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể xem xét lại chế độ ăn uống của bạn và mức độ hoạt động thể thao để chắc chắn rằng bạn đáp ứng được những khuyến nghị trong vấn đề tăng cân.

Thực đơn

Mua bánh mì trắng và mì ống được làm từ nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt.

Chọn một món rau trộn (salad) với nước xốt ít chất béo và đậu đen thay vì gọi hamburger hay khoai tây chiên.

Ăn các lát trái cây thay vì bánh quy.

Làm việc với bác sĩ chăm sóc sức khỏe

Các bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn thường xuyên. Hãy thực hiện vai trò của mình bằng cách ăn uống lành mạnh và duy trì khám sức khỏe trước khi sinh. Để giúp cho việc tăng cân khi mang thai đạt được mục tiêu, các bác sĩ có thể đưa ra một số gợi ý cho việc tăng cường calo hoặc cân bằng lại khi cần thiết.

( Nguồn MayoClinic – Cộng tác viên Lê.T.K.Hà dịch – Út Em Shop sở hữu nội dung tiếng Việt)

Bà Bầu Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ? Khó Tăng Cân Khi Mang Thai Nên Làm Gì?

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ mang thai tăng từ 10-12 kg trong suốt hành trình 40 tuần thai. Tất nhiên, đó là con số chuẩn dành cho mẹ mang thai có sức khỏe tốt, cân nặng ổn định không quá gầy không quá béo. Riêng từng đối tượng mẹ bầu thấp bé nhẹ cân hay mẹ thừa cân béo phì sẽ có mức tăng cân chuẩn riêng.

1. Bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ chuẩn hợp lý?

Như đã nói, mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu có mức cân nặng trung bình là từ 10-12 kg trong 9 tháng 10 ngày mang thai. Từng tam cá nguyệt mức tăng cân có sự thay đổi. Trong tam cá nguyệt đầu, mẹ bầu không nhất thiết phải tăng cân.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ nên tăng từ 5,5-6,5 kg và tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể cân đối để làm sao cả thai kỳ mẹ tăng cân từ 10-12 kg. Khi mẹ mang song thai, đa thai thì mức tăng cân sẽ có sự khác biệt với mẹ mang thai thông thường. Trường hợp này mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

2. Tăng cân khi mang thai có ảnh hưởng gì tới mẹ bầu không?

Khi mang thai, sự lớn lên của bé từng ngày trong bụng mẹ khiến tử cung của mẹ tăng kích thước, hình dáng cơ thể mẹ cũng thay đổi chóng mặt gây ra những cơn đau nhức.

Áp lực lên vùng lưng khiến mẹ bầu có cảm giác đau lưng thường xuyên, cơ thể nặng nề, chậm chạp và vụng về hơn trước rất nhiều. Chưa hết, vùng bụng, ngực, mông, đùi bắt đầu xuất hiện những vết rạn xấu xí.

3. Bà bầu nên làm gì khi khó tăng cân?

Trường hợp mẹ bầu cảm thấy tăng cân trong thời gian mang thai là việc quá khó khăn thì có thể tham khảo các bí quyết dễ tăng cân bên dưới.

Uống sữa lắc, chế biến sữa lắc với trái cây để dùng mỗi ngày.

Ăn thực phẩm giàu chất béo tốt, đó có thể là bơ, các loại hạt.

Ăn trái cây khô để kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày.

4. Biện pháp hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát ở bà bầu

Dù tăng cân khi mang thai là điều cần thiết nhưng tăng cân vùn vụt là điều không tốt cho sức khỏe mẹ và bé, dễ gây ra các bệnh nguy hiểm hay biến chứng khó lường. Chính điều này khiến nhiều mẹ mang thai ám ảnh việc tăng cân quá nhanh. Tuy nhiên, bỏ bữa không phải là việc mẹ mang thai nên làm bởi nó có thể gây ra những tác dụng ngược. Để kiểm soát cân nặng khi mang thai, mẹ có thể tham khảo các bí quyết sau:

Ăn bữa sáng đủ chất

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, uống sữa ít béo, dùng nhiều rau củ quả, thịt nạc. Tránh các món ăn chế biến sẵn, món nhiều đường và dầu mỡ.

Thủ sẵn thức ăn nhẹ có lợi để nhâm nhi khi đói, hạn chế ăn vặt các món không có lợi cho sức khỏe thai kỳ.

Uống nhiều nước lọc.

Tập thể dục đều đặn với cường độ hợp lý.

Thay thế các món nhiều chất béo có hại bằng các món tốt cho sức khỏe.