Top 5 # Bé Tăng Cân Quá Nhanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Bé Tăng Cân Quá Nhanh Có Tốt Không?

Trái với suy nghĩ của nhiều bà mẹ thì tình trạng bé tăng cân quá nhanh có thể gây ra những hệ lụy cực kỳ tiêu cực cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn hiện tại và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này khi trưởng thành.

Cân nặng không phải là thước đo phản ánh sự phát triển hay tình trạng sức khỏe của trẻ có tốt hay không nên mẹ đừng bao giờ lấy sự tròn trịa, mập mạp của bé để tự hào rằng mình nuôi con tốt con khỏe mạnh vì mẹ nên biết thừa cân quá mức về lâu dài cực kỳ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Béo phì thừa cân

– Cân nặng chuẩn của bé là thước đo để mẹ biết bé có đang thừa hay thiếu dinh dưỡng hay không chứ hoàn toàn không phải dựa vào chuẩn để bồi bổ cho bé vượt chuẩn càng nhiều càng tốt.

– Tăng cân nhanh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì – đây là căn bệnh cực kỳ khó điều trị hơn cả bệnh suy dinh dưỡng.

– Đối với trẻ sơ sinh thì béo phì có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chiều cao của trẻ , còn đối với các bé lớn hơn thì béo phì có thể làm khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý,…

2. Dậy thì sớm và những nguy cơ về mặt sức khỏe

– Thừa cân sẽ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở các bé gái do sự dư thừa của các tết bào chất béo trong cơ thể. Theo các nghiên cứu cho thấy bé gái thừa cân sẽ bị dậy thì sớm vào độ tuổi từ 7-8 tuổi với các biểu hiện như ngực phát triển, kinh nguyệt có sớm.

– Thừa cân dẫn đến hệ xương khớp còn non yếu của trẻ phải chịu một áp lực lớn dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, đau khớp, chân vòng kiềng.

– Dễ mắc phải bệnh sỏi thận do thừa cân, béo phì ít vận động, uống ít nước.

– Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường khi còn nhỏ do cơ thể có quá nhiều chất béo làm cản trở việc điều tiết lượng insulin có tác dụng điều hòa đường huyết trong cơ thể.

Vì những hệ lụy nguy hiểm đó mà mẹ nên thay đổi suy nghĩ và có cách nhìn khoa học đúng đắn hơn về sự phát triển cân nặng của trẻ. Để bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt hãy luôn cố gắng duy trì cân nặng và chiều cao của trẻ phù hợp với độ tuổi phát triển, tập cho bé lối sống khoa học lành mạnh, cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh và da đạng thực phẩm.

Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh

Có rất nhiều thắc mắc khác nhau của các mẹ mới sinh con gửi đến chúng tôi, nhất là vấn đề xoay quanh sữa non cho trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời. Hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của các mẹ: – Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ “hoàn toàn” mà vẫn bị thừa cân, béo phì?

Vì sao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn mà vẫn béo phì thừa cân?

Béo phì là một tình trạng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ. Bú sữa công thức khi bé còn quá nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Chắc các mẹ cũng còn nhớ trong 1 bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến chức năng “lập trình đầu đời” (early-life programming) của sữa non?

Cơ thể loài người có cơ chế vận động giúp chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay từ lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều nếu những cữ bú đầu tiên của bé là sữa mẹ hay là sữa công thức.

Sữa non của mẹ có chức năng “lập trình” hữu hiệu, tạo cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Cơ chế này giúp hạn chế tình trạng thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn tiếp theo trong đời.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin trong máu so với ở những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Leptin là hocmon giúp điều chỉnh mức độ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng và chúng chỉ được tìm thấy trong sữa mẹ.

Việc bú mẹ cũng giúp tạo ra lượng insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Cả nước ối và sữa mẹ cũng giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc với hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm ăn dặm của trẻ. Như vậy, việc tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu quá trình ăn dặm và sau khi cai sữa. Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định sở thích về thực phẩm về sau trong đời.

Cơ sở khoa học này cũng sẽ giúp các mẹ lý giải tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì, nếu bé không được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu. Bổ sung sớm sữa công thức khiến bé thiếu các hoocmon cần thiết cho lập trình đầu đời, bé dễ bị giãn dạ dày, và thừa đạm, khi bé “bị” bú những cử đầu là 30ml sữa công thức, thay vì được bú 5ml-7ml sữa non của mẹ.

Y tế và sức khoẻ cộng đồng

Sự phát triển rầm rộ của các loại sữa công thức trên thị thị trường và việc các mẹ sử dụng sữa bò thay vì sữa mẹ cho con bú cũng gây ra tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ.

Báo cáo sức khoẻ y tế mới đây của Mỹ cho biết tỉ lệ các bệnh béo phì ở bé không được bú mẹ hoặc ở mẹ không cho con bú khá cao, là 13 tỷ USD mỗi năm.

Giải pháp trong trường hợp bé bú sữa mẹ mà vẫn béo phì

Các mẹ hãy tham khảo các bài viết khác của chúng tôi về sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con bú sữa non ngay từ đầu, tránh tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!

Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng, các bà mẹ cần biết cách cung cấp cho bé đủ dưỡng chất, làm sao để giảm thiểu các ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Thai Nhi Tăng Cân Quá Nhanh

Khi nào được gọi là thai nhi tăng cân quá nhanh?

Cân nặng của thai nhi nếu đủ tháng trung bình khoảng 3,5 kg và chiều dài trung bình đạt khoảng 51,2 cm (tính từ đầu tới chân). Những mức chiều dài và cân nặng chuẩn này được đưa ra để đánh giá xem thai nhi có phát triển tốt hay không.

Từ tháng thứ 1 – 3: Thai nhi nặng khoảng 14g

Từ tháng thứ 4 – 7: Thai nhi nặng khoảng 0,9 – 1,3kg

Từ tháng thứ 8 – hết thai kỳ: Nặng khoảng 2,9 – 3,5kg

Thai nhi tăng cân quá nhanh là khi siêu âm, bác sĩ cho bạn biết bé yêu đang có chiều dài hơn chiều dài mức bình thường khoảng 3cm và cân nặng từ 4kg, tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai.

Những nguy cơ dễ gặp phải khi thai nhi tăng cân quá nhanh

Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể nguy hiểm đến sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu.

Khi bé chào đời có thể chậm phản xạ khóc, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và có thể có cơn ngất lịm sau khi ra đời. Trường hợp mẹ bầu chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng giảm trí tuệ trẻ về sau.

Ngoài ra, thai nhi tăng cân quá nhanh sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ thường. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, tổn thương tử cung, tầng sinh môn cũng tăng lên trong trường hợp khung chậu của bà bầu chưa thể giãn nở đủ vừa với kích thước của thai nhi.

Thai nhi tăng cân quá nhanh còn là dấu hiệu cho biết bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, bệnh về đường tiêu hóa và nặng hơn là nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì thế, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh sao cho thích hợp.

Lưu ý đối với mẹ bầu có thai nhi tăng cân quá nhanh

Thai nhi tăng cân quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì thế, ngay khi mẹ phát hiện ra dấu hiệu tăng cân nhanh ở thai nhi, việc đầu tiên là mẹ phải điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau xanh. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa không làm tăng trọng lượng của cả thai nhi và mẹ. Mẹ lưu ý hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột.

Chia bữa chính thành các bữa ăn nhỏ

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu làm việc hiệu quả tối đa, giúp cơ thể hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, phòng tránh trường hợp hấp thụ các chất dư thừa. Từ đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhanh.

Duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo. Từ đó mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đặn hơn.

Thường xuyên theo dõi cân nặng

Cân nặng trong thời gian mang thai của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ tăng cân quá nhiều cần chú ý chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày, tránh tình trạng thai nhi cũng tăng cân quá nhanh, ảnh hưởng đến quá trình chào đời sau này của bé.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/thai-nhi-tang-can-qua-nhanh-khong-phai-luon-tot-nhu-me-nghi-a185075.html

Tăng Cân Quá Nhanh Khi Mang Thai!

4 tháng đầu mình nghén…Xuống 9kg… Đến tháng thứ 5 mình bắt đầu ăn được..nhưng đồ ăn phải nguội và hết mùi..Kết quả 1 tháng mình tăng 5kg…Mình đang rất lo lắng dù test đường k sao…nhưng cứ đà này 4 tháng cuối mình tăng trên dưới 20kg……..Tiêu mất…phải làm sao bây giờ ( 1 bữa mình ăn ngon miệng thì có khi 5 chén cơm luôn cơ!)

.Có ai có bí kíp giúp kìm hãm sự tăng cân quá đà này k nhỉ?Có ai giống mình cùng bắt tay áp dụng bài báo này nhỉ???

Các bà bầu khi mang thai ăn nhiều hơn bình thường , đó là nguyên nhân tăng cân nhanh chóng và không tốt cho thai nhi, mẹo hay sẽ giúp bạn cách không tăng cân quá nhiều khi mang thai.

Theo nghiên cứu mới nhất, hơn 30% phụ nữ tăng cân qua mức trong thời gian mang thai.

Béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, có thể dẫn đến tiền sản giật. Thậm chí, nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non cũng tăng lên nếu mẹ béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.

Mẹ béo phì hoặc tăng cân quá mức cũng có thể khiến bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán. Trong thời gian chuẩn bị sinh, mẹ béo phì cũng có thể tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng và khó gây mê. Nghiên cứu cho thấy, mẹ béo phì cũng có vấn đề về cho con bú, mặt khác, việc giảm cân sau sinh là vấn đề nan giải vô cùng.

Một số thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy những chú chuột được sinh ra từ mẹ thừa cân có thể bị thay đổi cấu trúc não và di truyền vĩnh viễn, gây ra nguy cơ tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Ông Melinda Johnson, chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng và chế độ của Anh, cho hay: “Chúng ta đang tạo ra thế hệ trẻ béo phì, khi chúng lớn lên và sinh con, vấn để di truyền sẽ bị thay đổi nghiêm trọng”.

Nếu bạn đang lập kế hoạch để mang thai, hãy bắt đầu tìm hiểu chế độ ăn uống thích hợp trong thời gian thai kỳ để không tăng cân quá mức.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thời kỳ gọi là “ốm nghén” như: nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất gia tăng, hấp thu ở ruột tăng, thay đổi về chuyển hóa cơ bản, sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món, buồn nôn, nôn, ợ nóng, táo bón.

Những thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ, khiến họ không tăng cân thậm chí bị sụt cân đi.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng nghén qua đi, nhiều thai phụ ăn “trả bữa”, không kiểm soát, dẫn đến tăng quá nhiều cân mà không lường trước được nhiều vấn đề có thể xảy ra cho sức khỏe của mẹ và em bé như: tình trạng béo phì của mẹ sau khi sinh và những khó khăn khi sinh do con to như chuyển dạ kéo dài, khó sinh do vai em bé to, sinh mổ, chấn thương, hoặc ngạt khi sinh…

Để tránh được việc này, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai.

Cụ thể như sau: Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.

Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ

Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Tập thể dục đều đặn giúp mẹ bầu tăng cân chuẩn

Nếu bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nghén thì rất khó để có thể ngồi dậy tập thể dục nhưng đây lại là hoạt động có lợi cho bà bầu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.

Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này bạn không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

Điều chỉnh cân nặng hợp lý khi mang thai

Nếu bạn bắt đầu mang thai và lo lắng về cân nặng tăng quá mức của mình thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc điều chỉnh cân nặng của mình cho phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và thai nhi.

Có một thực tế là hiện nay, những bà mẹ bị thừa cân trong quá trình mang thai rất đông, do chế độ ăn uống đảm bảo và việc luyện tập ít được duy trì. Bà bầu có thể tính cân nặng của mình theo chỉ số BMI để biết mình có dư cân hay không.

Khi mang thai, bạn nên tăng bao nhiêu cân?

Các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ chỉ nên tăng từ 12 – 15kg trong suốt quá trình mang thai. Nếu bạn tăng quá số cân này, thì trong những tháng cuối nên điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho hợp lý để hạn chế cân tăng quá nhiều. Ngoài ra, bà bầu cũng nên để ý đến cân nặng của em bé để xem mức tăng cân của bé có tỉ lệ với mẹ hay không.

Nếu những phụ nữ bình thường được khuyến nghị tăng không quá 15kg thì những phụ nữ béo phì khi mang thai chỉ nên tăng khoảng 10 – 12kg là tối đa.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2010, cho thấy rằng những phụ nữ tăng cân quá mức quy định có nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Chính vì vậy, việc quản lý cân nặng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Bị giảm cân khi mang thai?

Mang thai không phải là lúc bạn nghĩ đến việc thực hiện chế độ giảm cân, tuy nhiên có nhiều người ăn uống đầy đủ vẫn bị hao hụt cân nặng vì nhiều nguyên nhân. Hầu hết những người mang thai trong ba tháng đầu tăng cân rất ít, thậm chí bị giảm cân do những cơn ốm nghén, cơ thể thay đổi nên khó khăn trong việc ăn uống.

Bà bầu cũng nên để ý, hạn chế ăn các loại thức ăn có thể gây hại cho bạn và sự phát triển của thai nhi nhưng tăng cường bổ sung các thức ăn bổ dưỡng khác như thịt, trứng, sữa…

Trong giai đoạn ba tháng đầu tiên, chứng ốm nghén khiến hầu hết các bà bầu bị giảm cân, các cơn buồn nôn làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, bà bầu không cần quá lo lắng bởi ngay cả khi trọng lượng của mẹ bị giảm đi thì bé vẫn có đủ lượng calo cần thiết để phát triển trong giai đoạn đầu.

Những phụ nữ bị thừa cân trước khi mang thai có trữ thêm lượng calo trong chất béo, do đó, khi em bé phát triển, họ sẽ có cảm giác mất một chút trọng lượng. Nhưng mọi việc sẽ không ổn khi bà bầu mất trọng lượng cả trong những tháng sau đó, khi mà em bé cần rất nhiều năng lượng để phát triển trong bụng mẹ.

Làm thế nào để tăng cân hợp lý?

Luyện tập thể dục thường xuyên và ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân hợp lý và thậm chí còn tạo ảnh hưởng tốt lên thai nhi, làm giảm nguy cơ của các vấn đề thường gặp khi mang thai như tiểu đường, tiền sản giật… Ăn uống hợp lý cũng giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.

Bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về các chế độ ăn hợp lý, lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống tốt trong thai kỳ và làm theo các nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai.

Ghi lại chế độ ăn hàng ngày để bạn biết rõ mình có tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết hay không, uống càng nhiều nước càng tốt. Nhật ký ăn uống cũng giúp bạn theo dõi được tâm trạng thay đổi của mình, mức độ đói trong ngày để bạn có thể đưa ra những thay thế cho phù hợp.