Top 13 # Cách Tăng Cân Cho Bà Bầu Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Không Tăng Cân, Dễ Sinh

Tam cá nguyệt cuối cùng là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất về cân nặng và trí não. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vì vậy cần đủ các nhóm dưỡng chất, bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi mà mẹ không tăng cân quá nhiều.

3 tháng cuối thai kỳ có thể xem như giai đoạn nước rút trong quá trình phát triển của bé yêu. Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải đảm bảo lành mạnh và khoa học để tăng cường sức khỏe cho cả bản thân lẫn thai nhi. Những lưu ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ cần biết như sau:

Nguyên tắc dinh dưỡng trong 3 tháng cuối

Theo đó, trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, vẫn nên tập trung vào nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, nhóm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Dưỡng chất cần tập trung tăng cường là a-xít béo omega-3 và choline, bởi não và hệ thần kinh của thai nhi đang trong giai đoạn phát triển bùng nổ và hoàn thiện.

Hệ xương của bé con cũng đang hoàn chỉnh và đòi hỏi nhu cầu canxi cao hơn. Vì vậy, mẹ nên nạp thêm thực phẩm giàu canxi, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng.

Một số lưu ý khác về dinh dưỡng 3 tháng cuối, mẹ bầu cần biết:

Uống đủ nước. Theo lời khuyên của các bác sĩ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày là đủ

Tuyệt đối không bỏ bữa, nhịn đói, ăn kiêng

Cứ khoảng 4 giờ lại ăn một lần, với khẩu phần ăn nhỏ và đủ dưỡng chất

Bà bầu nên tránh ăn uống thế nào trong 3 tháng cuối?

Những tháng cuối thai kỳ, có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong chế độ ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần chú ý:

Tình trạng ợ nóng có thể xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn này. Do đó, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều cùng lúc, tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều gia vị, chiên, xào, nhiều dầu mỡ để giảm áp lực cho dạ dày.

Giảm bớt lượng muối trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, bởi giai đoạn này mẹ bầu rất dễ bị sưng phù, tích nước. Trong khi, chế độ ăn mặn sẽ khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Tránh ăn ngọt, tinh bột quá nhiều, bởi vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất dễ mắc tiểu đường thai kỳ.

Chú ý đến khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Cũng không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Không nên uống nước đá, vừa kém vệ sinh, vừa tăng nguy cơ bị viêm họng, gây co thắt huyết mạch.

Có kiêng có lành, mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm vốn có tác dụng co bóp tử cung gây sinh non, hoặc thực phẩm mang tính hàn dễ làm lạnh bụng, đau bụng. Thực phẩm cần tránh bao gồm đu đủ xanh, lô hội, nhãn,…

Ngoài ra, mẹ cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ dựa theo tình trạng sức khỏe thai kỳ. Có thể sẽ cần bổ sung thêm một số viên uống để bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ nhớ uống đúng liều lượng theo chỉ định.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

1 bát phở, bún hoặc miến

400ml sữa tươi

1 quả trứng gà ta

200gr thịt (thịt bò, gà hoặc lợn)

1-2 chén cơm/bữa

Bổ sung rau xanh, hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày.

Uống 2 lít nước

Khoai lang hoặc chuối mỗi ngày để tránh táo bón

Uống bổ sung thuốc sắt và canxi theo đơn bác sĩ.

1 bữa cháo cá chép

1 bữa cháo bồ câu hoặc gà ác

3-4 quả trứng vịt lộn

3-4 bữa dùng hải sản (tôm, cua, ngao, sò).

Đây là giai đoạn này cần bổ sung canxi nên ăn nhiều đồ hải sản hơn so với những tháng trước đó.

Tùy theo khẩu vị của mỗi bà bầu và dựa theo lời khuyên của bác sĩ trong những lần khám thai định kỳ mà các mẹ quyết định thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ăn gì là hợp lý nhất.

10 Tư Thế Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối

Tập luyện Yoga khi mang thai là phương pháp tuyệt vời để dưỡng thai cũng như chăm sóc sức khỏe cho người mẹ. Đây chính là “liều thuốc vô giá” giúp mẹ bầu có thể “đối phó” và chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần của bạn trong thời kỳ mang thai cuối cực kì nhạy cảm này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng tìm hiểu về các tư thế yoga cho mẹ bầu sắp sinh!

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn những động tác Yoga phù hợp. Yoga có tác dụng củng cố xen lẫn điều chỉnh không gian cho em bé và nội tạng của mẹ. Cần chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, tránh các bài tập cường độ cao làm ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé.

Có rất nhiều động tác Yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai sắp chuyển dạ. Mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu để nắm được những điều nên và không nên làm trong giai đoạn này. Cùng Blog Nguyễn Tuấn Hùng điểm qua 10 động tác yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối!

Khi bà bầu ở giai đoạn 3 tháng cuối, bụng bầu khá lớn, vì thế nên chọn các động tác nhẹ nhàng. Để thực hiện động tác ngồi thiền Yoga này khá đơn giản.

– Đầu tiên mẹ bầu ngồi khoanh chân ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó điều chỉnh thẳng lưng, mặt hướng về phía trước. Hai tay để lên 2 đầu gối và nhắm mắt ngồi thiền. Lưu ý, thở khi ngồi thiền, mẹ nên hít thật sâu vào đường mũi, sau đó thở nhẹ nhàng ra đường miệng. Ngồi tĩnh tâm như vậy chừng 15 – 20 phút mỗi ngày. Đây được xem là bài tập Yoga chuẩn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp sinh con dễ dàng.

Tư thế con mèo là một trong những động tác hỗ trợ sinh nở rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối. Bài tập này tác động vào cột sống, vùng lưng, cổ và các cơ quan trong khoang bụng của mẹ.

– Mẹ bầu quỳ xuống sàn và 2 tay cũng chống xuống sàn theo, giống như tư thế con mèo đang đứng vậy. Sau đó cúi đầu, hít sâu và cong lưng đẩy cao. Giữ vài giây rồi trở về trang thái ban đầu. Các mẹ thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh hiệu quả này khoảng 10 – 20 lần.

Đây là bài tập Yoga cho mẹ bầu 3 tháng cuối giúp làm giãn cơ xương chậu giúp dễ sinh các mẹ nên biết. Bên cạnh đó, khi bạn kiên trì tập luyện sẽ học được cách lấy hơi, rất tốt cho quá trình sinh nở. Bên cạnh đó, động tác Yoga cho bà bầu này còn giúp các mẹ phòng tránh được tình trạng chuột rút rất tốt.

– Mẹ bầu dang 2 chân rộng hơn vai, rồi chắp 2 tay để phía trước. Sau đó hạ trọng tâm thấp xuống giống như ngồi xổm, sao cho phần khuỷu tay chạm vào 2 đầu gối chân là được. Thực hiện động tác này chừng 60 – 90 giây thì trở về tư thế ban đầu và làm lại. Khi ngồi xổm mẹ bầu lưu ý chỉnh mũi bàn chân xoay ngang sang 2 bên.

Đây là bài tập Yoga giúp giảm phù nề cho bà bầu rất tốt, đồng thời cũng giúp mẹ bầu sinh nở nhanh, dễ hơn. Động tác phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

Động tác này có tác động tới các cơ xương chậu, lưng dưới và hông, rất tốt cho việc sinh nở. Để thực hiện bài tập Yoga cho bà bầu sắp sinh em bé đơn giản tại nhà này, các mẹ làm như sau:

– Các mẹ ngồi quỳ đầu gối xuống sàn và ngồi bệt vào chân, đưa tay trái lên cao áp sát vào đầu, tay phải ôm vào bụng bầu. Sau nghiêng người sang phải, sao cho phần sườn có cảm giác kéo căng là được. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây rồi trở về tư thế ban đầu và đổi tay.

Tư thế này giúp mẹ bầu 3 tháng cuối củng cố cơ mông, tăng cường sức mạnh vùng core và gân cốt, hỗ trợ tốt cho việc sinh đẻ. Tư thế này phù hợp với mọi thời gian thai kỳ.

Động tác Yoga này tương tự phương pháp nghỉ ngơi, tập trung vào hơi thở. Đây cũng là cơ hội để bà bầu luyện tập hơi thể để chuẩn bị cho ngày chuyển dạ thuận lợi hơn. Tư thế này còn có tác dụng làm giảm cơn đau lưng dai dẳng, trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn hạn chế chứng phù nề ở chân và buồn nôn trong 3 tháng đầu.

– Đầu tiên, mẹ bầu ngồi thoải mái trên gót chân. Hít vào cúi gập người về phía trước, trán, mũi chạm sàn. Hạ ngực càng gần đầu gối càng tốt,vươn dài cánh tay ra phía trước.Giữ nguyên tư thế và thở đều. Ngồi dậy khi thấy thoải mái.

Đây là bài tập có tác dụng “6 trong 1” giúp căng cơ đùi, hông, ngực, vùng bụng, đầu, vai cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

– Mẹ bầu đứng thẳng, sau đó bước chân sang bên phải tầm 10 cm, bàn chân xoay ngang. Còn chân bên trái xoay ra bên ngoài một góc 30 độ. Tiếp theo nâng hai tay ngang bằng vai, lòng bàn tay úp xuống để song song với mặt sàn. Chân phải gập vuông góc với mặt sàn. Hít vào thở ra trong khoảng 5 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu. Đổi bên lặp lại động tác.

Đây bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối giúp cải thiện thần kinh cột sống và các cơ quan vùng bụng. Bên cạnh đó,tư tư thế này giúp tăng độ dẻo của hông và dễ sinh thường.

– Dạng 2 chân rộng sang 2 bên, sao cho tạo thành một góc 45 độ là được. 2 tay dang rộng, sau đó cúi người xuống, tay trái chạm xuống sàn để song song với chân trái. Đồng thời tay phải giơ lên cao. Để im tư thế này chừng 1 phút thì đổi bên và làm tương tự.

Động tác xoay hông giúp mẹ bầu xương chậu cũng như thư giãn. Luyện tập động tác này thường xuyên giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở hơn.

– Đứng hai chân rộng thoải mái, chân hơi chùng. Hai tay chống hông, xoay hông đều thành vòng tròn. Giữ chắc phần người trên, tập trung xoay đều vùng mông và eo. Hít thở đều trong hi xoay.

II. Những lưu ý khi mang thai cho mẹ bầu sắp sinh

1. Tháng thứ 8

Thai bước vào giai đoạn lớn nhanh, tăng trọng nhanh, nhưng mẹ bầu thì không nên tăng cân quá mức. Từ lúc thụ thai đến giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu đã tăng thêm 10kg, trong 2 tháng cuối thai kỳ. Tăng bình quân mỗi tháng 500g là bình thường.

Tư thế đứng kéo dài làm bà bầu mệt mỏi, đôi khi thấy nặng chân và phù nhẹ vào cuối ngày. Lúc này bà bầu cảm thấy muốn nghỉ ngơi thật nhiều. Mẹ bầu thường hay bị những cơn co thắt không đau, nhưng vùng chậu đôi khi lại có cảm giác đau vì các hormone tác động lên hệ thống dây chằng làm mềm dây chằng. Đồng thời các khớp xương cơ động làm vùng chậu mở rộng chuẩn bị cho em bé lọt qua.

Bầu vú căng lên, nặng hơn, do các tuyến sữa phát triển. Một số bà mẹ ngay từ lúc này đã thấy vú tiết ra một chất nước vàng nhạt, đó là sữa non.

2. Tháng thứ 9

Bụng đã rất to, lưng ưỡn ra, gánh nặng đè lên đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng sẵn sàng tiết sữa. Bạn có thể xoa nhẹ bầu vú cho đỡ căng tức bằng một loại kem massage ngực. lưu ý không nên kích thích đầu ti vì có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sinh non.

Khi các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau, đó là do cổ dạ con chuẩn bị giãn nở, mở đường cho bé lọt ra. Lúc này, bạn sẽ buồn tiểu thường xuyên hơn.

Giấc ngủ khó tơi vì bạn không cảm thấy có tư thế nằm nào thuận tiện. Cử động, đi lại đều rất khó khăn, luôn có cảm giác hụt hơi khi nói chuyện và làm việc. Tất cả những rắc rối này đều bình thường.

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Thai Kỳ

3 Tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần dinh dưỡng như thế nào?

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần dinh dưỡng nhiều hơn để gấp rút trong giai đoạn cuối. Vì dinh dưỡng của thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ nên việc mẹ bổ sung dinh dưỡng như thế nào rất quan trọng. Cụ thể trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần lượng dinh dưỡng như sau:

Trong 3 tháng cuối mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm 475 Kcal/ ngày.

Hàm lượng protein tăng khoảng 18g/ ngày.

Hàm lượng chất béo sẽ tăng từ 20 – 25%, tương đương với khoảng 60g chất béo/ ngày.

Mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm các loại vitamin với hàm lượng gồm: vitamin D cần5mcg/ngày, vitamin A cần 500mcg/ngày, Vitamin B1 cần 1.4mg/ngày, vitamin C cần 80mg/ngày, vitamin B12 cần 2.6mcg/ngày, folic cần 600mcg/ngày.

Các chất khoáng: Canxi cần thêm 1,000mg/ngày, hàm lượng sắt  cần bổ sung thêm từ 15 – 30 mg/ngày.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Các chuyên gia cho rằng tình trạng sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn mang thai nguồn dưỡng chất duy nhất mà trẻ có được chính là hấp thụ từ mẹ.

Một khi hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, thai phụ tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên trước khi áp dụng thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối bạn cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng.

Nhiều phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thường nghĩ ăn càng nhiều thức ăn càng tốt vì đây là thời điểm thai nhi phát triển cân nặng nhanh chóng. Nhưng thực tế việc ăn quá nhiều không được các chuyên gia khuyến khích vì 3 tháng cuối nếu hấp thu dinh dưỡng lớn khiến mẹ và bé tăng cân nhanh, con sinh ra dễ béo phì về sau.

Vậy nên mẹ bầu cần đi theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp, nạp vào cơ thể mỗi ngày lượng calorie khoảng 1950. Và mẹ duy trì khẩu phần ăn hàng ngày làm sao đến tháng sinh nở chỉ tăng mức 4 – 6 kg là đủ tiêu chuẩn. Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối nên giàu dưỡng chất như vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất béo và đạm.

Muốn bé phát triển não và thần kinh toàn diện tăng cường bổ sung acid béo Omega 3 và Choline. Hơn nữa mẹ bổ sung thêm canxi ở giai đoạn 3 tháng cuối là 2500mg Canxi/ngày để cấu tạo hệ khung xương và răng vững chắc.

Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối sẽ được chia theo các giai đoạn phát triển của thai nhi. Đến tháng thứ 7, đây là khoảng thời gian mà cơ thể mẹ sẽ cần nhiều sắt nhất. Cách bổ sung chất sắt mẹ có thể tham khảo là từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu…

Cùng với đó là mẹ cũng cần chú trọng bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các chất này chủ yếu có trong các thực phẩm như: Rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,… và cả các loại cá, tép moi, trai biển…

 Đặc biệt, vào thai kỳ của tháng thứ 7 cũng là lúc não bộ của thai nhi phát triển nhanh nhất chính vì vậy mà hơn lúc nào hết mẹ hãy bổ sung thêm nhiều axit béo để giúp phát triển hệ thần kinh và mắt cho bé.

Không chỉ riêng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mà xuyên suốt thời điểm thai kỳ mẹ bầu đừng quên bổ sung thêm vitamin C. Vì nếu thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm, cũng như giảm khả năng hấp thu canxi và sắt.

Trong tháng này mẹ bầu không nên ăn quá no vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và ăn nhiều lần trong ngày để tăng khả năng hấp thụ cho cả mẹ bầu và thai nhi. [1]

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8

Khi bước vào thai kỳ thứ 8, táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng hoặc khó tiêu xuất hiện nhiều hơn nên sẽ làm phiền đến mẹ bầu. Để có thể giảm được những tình trạng này, mẹ bầu cần phải chú trọng cung cấp thêm nhiều chất xơ, những thực phẩm tươi mát, dễ tiêu hóa như: Đu đủ chín, khoai lang, các loại rau xanh…

Ngoài ra cũng cần nhắc đến tình trạng bị chuột rút trong tháng thứ 8, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung ngay những thực phẩm giàu phốt pho và canxi trong bữa ăn của mình để có thể khắc phục được tình trạng này như: Súp lơ xanh, sữa, phô mai,…

Thời điểm này cũng là lúc mẹ cần quan tâm đặc biệt đến nguồn sữa mẹ để cung cấp cho bé sau khi sinh. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein. Bởi chúng có khả năng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Những thực phẩm có chứa nhiều protein được biết đến như: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt,…[2]

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối

Khi bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ, là thời điểm các mẹ cần phải lưu ý cung cấp nhiều năng lượng hơn, chuẩn bị sức đề kháng khỏe mạnh để có thể trải qua kỳ vượt cạn sắp tới.

Những thực phẩm có chứa nhiều năng lượng được biết đến đó là: Thịt gà, cá và những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, ngũ cốc,…

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối không thể không kể đến nguồn sữa. Mẹ hãy tăng cường uống sữa đặc biệt là sữa tươi không đường để bổ sung thêm canxi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu luôn phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bảo đảm đủ ối, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết. Bởi nếu thiếu nước rất dễ dẫn đến sinh non, em bé sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân hơn những em bé sinh đúng ngày.

Nhu cầu về sắt vẫn luôn vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, nên đến thời điểm này, thậm chí là sau sinh mẹ bầu vẫn cần phải duy trì bổ sung thêm sắt qua đường ăn uống. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt để giúp mẹ tăng cường lượng sắt cho cơ thể.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong giai đoạn này thai nhi cần nhiều dưỡng chất để phát triển trí não cũng như cân nặng. Vì thế việc đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn uống khoa học hàng ngày của bà bầu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Thực đơn hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 7

Bước sang tháng thứ 7 thai kỳ là thời điểm cơ thể mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất sắt. Nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất này mà mẹ không được bỏ qua là thịt nạc, gan động vật, họ đậu, trái cây…

Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, kẽm thông qua các thực phẩm như rong biển, đậu phụ, rau cải, trứng gà, lạc, cá… Đồng thời mẹ không nên ăn quá no để tránh xảy ra tình trạng ợ hơi, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8

Tháng thứ 8 mẹ không được lơ là trong chế độ dinh dưỡng mà phải bổ sung nhiều chất cho cơ thể. Một số loại thực phẩm mẹ nên nạp vào hàng ngày được các chuyên gia khuyến khích là các loại hạt ngũ cốc, trứng, thịt, cá, sữa, rau xanh cùng các loại trái cây.

Đặc biệt trong giai đoạn này trí não của bé đang trên đà phát triển nhanh chóng, vì thế mẹ cần tăng cường Omega 3. Trong các loại hạt dinh dưỡng như óc chó, hạnh nhân, chia,… và các loại hải sản nhất là cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất này. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều mà chỉ sử dụng ở mức vừa phải, để để cung cấp dưỡng chất cho con và tránh cơ thể mẹ tăng cân quá nhanh.

Tháng thứ 8 mẹ hạn chế ăn nhiều đậu nành, khoai lang để tránh bị chướng bụng. Hơn thế mẹ không quá lạm dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp… mà chỉ nên tăng cường dưỡng chất cho cơ thể qua thức ăn. Đây là cách an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm giúp con hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện.

Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 9

Mẹ không nên bỏ bữa hay nhịn ăn quá lâu, cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Cung cấp lượng canxi cho cơ thể giúp xương và răng bé được chắc khỏe, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao về sau.

Hạn chế ăn mặn, tăng cường uống nhiều nước để tránh tình trạng phù nề.

Giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ chế biến dưới dạng chiên xào để tránh tăng cân quá nhiều ở mẹ.

Ăn nhiều rau xanh để giảm táo bón, tăng cường sắt tránh thiếu máu và bổ sung thêm chất béo từ thực phẩm tự nhiên.

Bổ sung nhiều omega 3 hỗ trợ phát triển trí não tốt bằng cách ăn cá và các hạt dinh dưỡng.

Tăng cường lượng vitamin cho cơ thể theo chỉ định bác sĩ, thức ăn được chế biến kỹ càng, không ăn đồ sống để tránh tình trạng sinh non, sảy thai.[1]

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn 1

Bữa sáng: Bún, nước ép trái cây.

Bữa sáng phụ: nho khô, sữa.

Bữa trưa: Cơm – thịt bò xào đậu – canh rau dền – đậu nành sốt cà.

Bữa phụ trưa: Chè đậu đỏ cốt dừa – hạt hạnh nhân.

Bữa tối: Cơm – canh mồng tơi nấu tôm – đậu cove xào nấm – sườn kho.

Bữa phụ tối: Thanh long – sữa chua.

Thực đơn 2

Bữa sáng: Cháo gà – sữa hạt.

Bữa phụ sáng: khoai lang sấy, sữa chua.

Bữa trưa: Cơm – bông cải xanh xào thịt bò – canh bí đỏ nấu sườn non – đậu phụ hấp.

Bữa phụ trưa: Súp cua, táo.

Bữa tối: Cơm – canh rau biển nấu sườn – rau lang luộc – mực chiên mắm.

Bữa phụ tối: sữa, bánh mì.

Thực đơn 3

Bữa sáng: Miến lươn, nước cam.

Bữa phụ sáng: hạnh nhân, chuối.

Bữa trưa: Cơm – bông bí xào tôm – canh rau khoai nấu tôm – cá thu sốt cà chua.

Bữa phụ trưa: Bánh mì phô mai, sữa chua.

Bữa tối: Cơm – canh rau mồng tơi nấu thịt – thịt kho tàu – rau lang xào tỏi.

Bữa phụ tối: Súp cua, sữa.

Thực đơn 4

Bữa sáng: Phở bò – nước ép dưa hấu.

Bữa phụ sáng: Hạt óc chó, sữa chua.

Bữa trưa: Cơm – cải bẹ trắng xào tỏi – sườn xào chua ngọt – canh chua cá lóc.

Bữa phụ trưa: Sinh tố trái cây.

Bữa tối: Cơm – canh rau dền nấu tôm – thịt bò xào rau cần – cá bống kho tiêu.

Bữa phụ tối: chè đậu đen cốt dừa, sữa.

Thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung và cần tránh trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nhóm thực phẩm nên bổ sung cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và protein: Các loại rau có màu xanh lá, trái cây sấy khô, các loại thịt đỏ, đậu nành, thịt gia cầm… Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, sữa…

Bổ sung thực phẩm giàu canxi: Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối như hải sản, phô mai, sữa chua…

Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie: Mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như cám yến mạch, lúa mạch, hạnh nhân, hạt bí ngô…

Các loại thực phẩm giàu DHA: Các loại hạt óc chó, macca, hạt lanh, cá ngừ, dầu cá… là những loại thực phẩm giàu DHA bạn có thể sử dụng để bổ sung DHA.

Các nhóm thực phẩm khác: Các loại thực phẩm giàu acid folic, giàu chất xơ, giàu vitamin C cũng là nhóm thực phẩm nên bổ sung cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ.

Các thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng cuối

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ nên tránh:

Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay và béo

Tránh các loại thực phẩm có chứa natri

Tránh đồ uống có ga và caffein

Tránh các đồ uống có cồn và chất kích thích.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Do đây là thời điểm tăng cân nhanh chóng vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối được các bác sĩ khuyên nên hạn chế những thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt như đồ chiên rán hay nước ngọt, kẹo, bánh,…Đây được coi là những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và bé.

Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước dừa và nước mía mẹ uống cũng được khuyên nên giảm dần để nhường cho những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng. Những loại nước này tuy tốt nhưng khiến mẹ luôn cảm thấy no và không muốn ăn.

Ngoài ra, nếu như vào những tháng đầu thai kỳ các loại trái cây mẹ phải hạn chế hoặc không được ăn thì tháng cuối thai kỳ mẹ có thể sử dụng nhằm co bóp tử cung hiệu quả hơn như: quả thơm, lá tía tô, rau húng quế,… Lưu ý, mẹ chỉ nên dùng vào khoảng 1-2 tuần cuối cùng để tránh tình trạng tác dụng ngược lại.

Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối nên chú ý cẩn thận. Hãy đảm bảo bổ sung thực phẩm phù hợp. Ngoài ra có thể tham khảo thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng cuối Gani chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và em bé phát triển tốt.

Bà Bầu Nên Tăng Mấy Cân Trong 3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ?

Đã đến tháng cuối thai kỳ, việc mẹ bầu nên tăng mấy cân là tốt nhất sẽ quyết định chính đến sự phát triển của các thai nhi. Nhưng để có thể có được một cân nặng ổn định thì các mẹ bầu cũng nên lưu ý phải có một chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp với những bài tập để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cân nặng tốt nhất cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Theo ý kiến đánh giá và phân tích của các chuyên gia thì đến 3 tháng cuối cùng: Từ tuần thứ 26 trở đi, đa phần lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Nhưng nếu có hiện tượng bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của mình và ăn một cách thường xuyên hơn.

Bà bầu trong 3 tháng cuối nên tăng mấy cân thì hợp lý?

Cũng theo đó thì trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36 -38 sẽ là 12 -13 kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Do vậy, nếu bạn giữ được cân nặng dưới 13kg thì sau khi sinh, cơ thể bạn sẽ dễ dàng trở lại cân nặng ban đầu hơn. Ở giai đoạn này bé sẽ nặng khoảng 900g – 1kg và dài khoảng 37 cm. Và trong những tuần cuối cùng thì chỉ số lý tưởng của con là 3 – 4 kg và dài khoảng 51 cm.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Đối với suốt quá trình mang thai của các mẹ bầu thì vitamin C là thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, mẹ bầu không thể bỏ qua vitamin C trong những tháng cuối thai kỳ.

3. Hàm lượng sắt

Trong 3 tháng cuối, khối lượng máu tăng vọt lên khiến mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể.

Ngoài ra, việc thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất máu quá nhiều trong quá trình sinh con bởi máu không thể đông lại.

4. Hàm lượng protein

Các mẹ có biết, protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các axit amin trong protein tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu của bé trong giai đoạn này.

+ Mẹ bầu nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày.

+ Nên chọn đồ ăn nhanh ít dầu mỡ, chất béo ví dụ như một miếng thịt gà nhưng là phần ức gà kết hợp với cà chua và rau diếp,…

+ Không nên uống quá nhiều sữa. Bởi nếu tiêu thụ quá nhiều sữa sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.

+ Nên thường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải trong thai kỳ cũng giúp bạn đốt cháy calo. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu lựa chọn cho mình một môn thể thao nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

+ Hãy giới hạn đồ ngọt như bánh quy, kẹo, bánh rán, mật ong, khoai tây chiên. Thay vào đó thay thế bằng trái cây tươi, sữa chua không đường.