Thể dục nhịp điệu có ý nghĩa rất lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Tập thể dục nhịp điệu giúp bé khỏe, năng động, sáng tạo, phát huy khả năng múa hát và vận động một cách nhanh nhẹn. Bên cạnh đó đẩy lùi một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non như béo phì, lười vận động, tự ti, tự kỷ, và một số bệnh tim mạch khác.Thể dục nhịp điệu cho bé giúp bé có khả năng thích nghi, hòa đồng với bạn bè,…
Tác dụng của việc học thể dục nhịp điệu
Hoạt động thể dục nhịp điệu nhiều giúp bé có cảm giác sảng khoái, thoải mái, hăng say trong vui chơi, học tập và giúp cha mẹ làm việc nhà, giúp bé tự tin khi đứng trước đám đông, hòa nhập với bạn bè xung quanh, giúp cơ thể lưu thông mạch máu tốt cho tim mạch, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai,…
Nghe nhạc có tác dụng rất tích cực đến trẻ, những em bé được tiếp xúc với âm nhạc sẽ có thể giúp tâm trạng thoải mái ,biết cách cảm nhạc khi học thể dục nhịp điệu.
Thể dục nhịp điệu kết hợp giữa âm nhạc và vận động cơ thể sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ có thể lực tốt. Từ đó tăng khả năng miễn dịch, chống lại những căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi, phát ban… Không chỉ tăng cường thể chất, tập thể dục nhịp điệu còn cho bé một trí não tinh thông, sáng tạo, ghi nhớ tốt.
Thể dục nhịp điệu có những lưu ý khi tập
Trẻ con thường hiếu động nên việc dạy trẻ tập thể dục nhịp điệu chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên, hướng cho trẻ tập và tập như thế nào để tăng cường thể lực và rèn luyện sức bền cho trẻ là điều không đơn giản. Để tăng hiệu quả tập cho trẻ, có một số lưu ý:
Thể dục nhịp điệu tùy thuộc vào lứa tuổi
Ngay từ khi bé còn là sơ sinh, bạn cũng đã có thể giúp bé tập những động tác đơn giản như giơ chân, giơ tay hay mát-xa cho bé. Bé tập bò, tập đi, cha mẹ có thể giơ tay đón bé để bé nhoài tới. Bé ở độ tuổi mẫu giáo bạn có thể cho bé tập một số bài tập nhịp điệu có động tác đơn giản kết hợp tay chân và nhạc vui nhộn, dễ thuộc. Khi bé cảm giác thích những bài hát, sẽ dạy cho bé những động tác vận động tương ứng, tập thường xuyên sẽ nhớ động tác và trẻ có thể tự tập.
Tùy thuộc thể trạng của trẻ để phù hợp với thể dục nhịp điệu
Tùy thuộc vào năng khiếu, tính cách của trẻ thích nghi khi học thể dục nhịp điệu
Khi được tập luyện những môn mà bé có năng khiếu và yêu thích, bé sẽ tham gia một cách thoải mái, tự giác còn nếu bị ép thì bé sẽ phản kháng và không mấy quan tâm đến việc tập luyện.
Nếu bé có năng khiếu, tiếp thu nhanh, thì có thể cho trẻ học những bài tập có thời gian dài, nhiều động tác. Nếu bé thích hoạt động tập thể thì nên chọn các môn khiêu vũ mang tính đồng đội. Nhưng một số bé nhút nhát, ngại tiếp xúc với đám đông thì trước tiên hãy để bé tập cùng cha mẹ. Sau đó, cho con làm quen dần với hoạt động và các bài tập cùng mọi người. Nên cho bé tập từ mức thấp đến cao, luôn có khởi động trước những môn hoạt động thể lực.
Thời gian và thời điểm tập luyện khi học thể dục nhịp điệu
Việc lựa chọn thời gian và thời điểm tập của bé rất quan trọng, để không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết…). Nên cho bé tập buổi sáng hàng ngày từ 10-15 phút (có thể dài hơn tùy độ tuổi), tập vào thời gian nhất định trước bữa ăn sáng hoặc cho bé tập ở các công viên, nhà trẻ.
Tập thể dục nhịp điệu không chỉ có tác dụng tới sức khỏe của trẻ mà còn giúp trẻ thể hiện được sở trường của mình và hòa đồng cùng mọi người. Việc nâng cao hiệu quả của những buổi tập sẽ có ý nghĩa rất lớn đến tương lai của trẻ sau này.