1. Tại sao mẹ nên uống sữa sau khi sinh?
Sau khi sinh người mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để vừa nhanh hồi phục sức khỏe, vừa có đủ sữa cũng như chất lượng sữa tốt cho em bé “tu ti”. Một trong những cách bổ sung dinh dưỡng đơn giản nhất cho các bà mẹ sau sinh là uống sữa. Sữa có công dụng bổ sung dinh dưỡng, giúp lợi sữa, cung cấp chất lỏng và giúp mẹ ngủ ngon hơn.
1.1 Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ
Cung cấp Canxi
Sữa được coi như một trong những nguồn thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất hiện nay. Chính vì vậy sau khi sinh mẹ bỉm sữa uống sữa sẽ giúp bổ sung canxi cho cả mẹ và bé.
Nếu trong giai đoạn cho con bú mà người mẹ không bổ sung canxi thì rất dễ bị loãng xương bởi lẽ cơ thể người mẹ luôn ưu tiên một lượng canxi nhất định theo sữa mẹ để em bé bú và phát triển.
Chất đạm
Đạm hay còn gọi là protein là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mẹ bỉm sữa.
Ngoài bổ sung các nguồn thực phẩm có nhiều protein từ thịt, trứng gà… thì sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn bổ sung protein dồi dào.
Chất xơ: Sau sinh các mẹ uống các loại sữa từ hạt như sữa đậu nành, mè đen, hạt sen, yến mạch, hạnh nhân cũng sẽ góp phần bổ sung chất xơ cho cơ thể.
1.2 Giúp mẹ lợi sữa
Uống sữa là một cách để người phụ nữ sau sinh có nhiều sữa thông qua việc bổ sung đạm, canxi, nước cùng các chất dinh dưỡng khác trong sữa vào cơ thể.
Sữa ở dạng lỏng do đó khi uống vào sẽ nhanh chóng được ruột hấp thu, nhanh hơn so với những loại thức ăn khác bởi dạ dày sẽ không phải mất thời gian để nghiền thức ăn.
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa cho biết trước khi cho con bú tầm 20 phút uống 1 cốc sữa ấm sẽ giúp kích thích sữa về nhiều hơn đáng kể.
1.3 Giúp mẹ ngủ ngon hơn
Đa số phụ nữ sau sinh đều bị mất ngủ do phải chăm con, phải dậy cho con bú hay dậy vắt sữa… Một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ nửa tiếng sẽ giúp mẹ ngủ ngon, ngủ sâu hơn qua, đó cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Trong sữa có chứa Tryptophan là thành phần quan trọng tổng hợp nên hydroxy não, serotoni đồng thời hợp chất morphine cũng ức chế tư duy, kích thích giấc ngủ.
1.4 Cung cấp chất lỏng cho cơ thể mẹ
Sữa không chỉ giúp bổ sung canxi, protein, kali, vitamin… mà còn bổ sung một lượng nước đáng kể cho mẹ mỗi lần uống. Do đó uống sữa vừa bổ sung được dinh dưỡng, vừa bổ sung chất lỏng, 1 mũi tên trúng 2 đích, tiện lợi cho các bà mẹ sau sinh.
2. Vậy sau sinh mẹ uống sữa gì là tốt nhất?
Hiện nay có rất nhiều loại sữa để các chị em sau sinh uống sau sinh để cung cấp dinh dưỡng, lợi sữa và nhanh hồi phục là các loại sữa từ động vật và sữa từ thực vật. Vậy các mẹ đã biết sau sinh uống sữa gì tốt cho mẹ và bé?
2.1 Sữa hạt thực vật
Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại sữa từ thực vật như sữa đậu nành, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa gạo, sữa ngô, sữa hạt sen, sữa mè đen… vì thế sau sinh các mẹ bỉm sữa có rất nhiều sự lựa chọn.
Mẹ có thể tham khảo các loại hạt lợi sữa để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Các loại sữa hạt được cho là tốt cho sức khỏe (không chứa hormones từ bò mẹ) và phù hợp về mặt đạo đức hơn (không phải hành hạ hay nuôi nhốt động vật để lấy sữa).
Sữa hạt nguyên chất cũng phù hợp cho các bà mẹ không thể uống được sữa động vật (bị bất dung nạp lactose).
T uy nhiên, sữa hạt hiện nay có nhiều loại có pha trộn giữa sữa bò với sữa hạt, nên các mẹ bị kém tiêu lactose nên xem xét thành phần kỹ trước khi dùng.
Các mẹ đang chưa biết uống gì để tăng cân sau sinh nhằm chăm con tốt hơn thì cũng có thể tham khảo các loại sữa hạt này vì chúng thường chứa lượng calo cao và nhiều dinh dưỡng.
2.2 Sữa tươi tiệt trùng
Sau sinh mẹ nên uống sữa gì? Liệu sữa tươi tiệt trùng có phù hợp với lựa chọn của mẹ không?
Các mẹ nên uống sữa tươi tiệt trùng vì sau khi sinh cơ thể mẹ còn rất yếu, sữa tươi tiệt trùng là sữa đã qua xử lí qua nhiệt độ cao để diệt vi khuẩn, cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ.
Sữa dê cung cấp nhiều năng lượng và chất béo hơn sữa bò và không làm tăng cholesterol trong máu. Giúp làn da mẹ mềm mại, trắng sáng hơn.
2.3 Sữa chua
Trong 100g sữa chua có đến 120mg canxi, 3.3gram protein, 3.6 gram glucid… không chỉ bổ sung lượng canxi tốt cho mẹ, giúp hệ tiêu hóa sau sinh của mẹ tốt hơn và lấy lại vóc dáng nhanh hơn.
Các mẹ sau sinh nên ăn 2 – 3 hộp sữa chua/ngày để tốt cho cơ thể mẹ.
2.4 Sữa bà bầu/ sữa bột
Các mẹ cho con bú nên uống sữa gì?
Tiết kiệm lượng sữa bầu còn thừa trước đó.
Trong sữa bầu, cung cấp lượng protein, canxi, DHA cùng các khoáng chất khác cho cơ thể. Hỗ trợ tốt cho trong việc mẹ cho con bú.
Ngoài ra, trong thành phần sữa bột dành cho mẹ sau sinh chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, chất xơ… bổ sung dưỡng chất cho mẹ khi mẹ không ăn được nhiều trong khẩu phần ăn thường ngày.
3. Lưu ý khi mẹ uống sữa sau sinh
Nếu các chị em đã nắm rõ việc mẹ sau sinh nên uống sữa gì để có nhiều sữa qua nội dung trên, vậy khi sử dụng các loại sữa để uống sau sinh các mẹ cần lưu ý một số điểm sau.
3.1 Thời gian uống sữa
Đối với các mẹ đang cho con bú, thời gian uống sữa tốt nhất là trước khi cho con bú khoảng từ 20-30 phút hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.
Việc uống sữa trước khi cho con bú 20-30 phút sẽ giúp kích thích cơ thể tiết sữa nên sẽ giúp sữa về dồi dào hơn cho bé bú, còn uống trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp mẹ ngủ ngon và sâu hơn.
3.2 Mẹ uống sữa bị dị ứng ở mẹ và bé
Tùy theo cơ địa từng người mà sẽ phù hợp với một loại sữa khác nhau và có thể bị dị ứng với một loại sữa nào đấy. Có nhiều mẹ dị ứng với sữa từ động vật nhưng cũng có nhiều người dị ứng với các loại sữa thực vật.
Ở một số trường hợp khác thì có thể người mẹ uống sữa hoàn toàn không có tác dụng phụ nào nhưng khi em bé bú sữa mẹ thì lại bị dị ứng với các biểu hiện có thể là nôn trớ, mẩn ngứa, đau bụng, đi ngoài…
Trong các trường hợp này để đề phòng khả năng dị ứng khi uống sữa ở mẹ và bé thì người mẹ không nên uống các loại sữa làm từ các thực phẩm mà mình bị dị ứng.
Nếu không biết mình có bị dị ứng với loại sữa đó hay không thì trước hết mẹ nên uống một lượng sữa nhỏ rồi tăng dần lên để thử phản ứng của cơ thể.
3.3 Lượng sữa nên uống trong ngày
Lượng sữa mà mẹ nên uống trong ngày là từ 1-2 ly sữa và nên uống sữa ấm để cơ thể dễ hấp thu sữa hơn.
Uống sữa lạnh vào cơ thể yếu có thể gây ra các tác dụng phụ như lạnh bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khỏe của các mẹ.