Top 9 # Tăng Cân Cho Bé Sơ Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

10 Sữa Tăng Cân Cho Bé Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi muốn tăng cân nhanh có thể chọn những loại sữa như: Nutren Junior, Aptamil, Kid Essentials, S26,… là những loại sữa bột tốt nhất hiện nay được nhiều mẹ tin dùng. Sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi Sữa cho trẻ chậm tăng cân loại nào tốt? 10 sữa tăng cân cho bé sơ sinh-3 tuổi tốt nhất hiện nay Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều…

Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi muốn tăng cân nhanh có thể chọn những loại sữa như: Nutren Junior, Aptamil, Kid Essentials, S26,… là những loại sữa bột tốt nhất hiện nay được nhiều mẹ tin dùng.

Sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi

Sữa cho trẻ chậm tăng cân loại nào tốt?

10 sữa tăng cân cho bé sơ sinh-3 tuổi tốt nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa bột khác nhau dành cho trẻ em. Việc dùng sữa bột nào tốt nhất cho trẻ được nhiều phụ huynh quan tâm. chúng tôi sẽ giới thiệu 10 loại sữa bột giúp tăng cân cho trẻ 0-3 tuổi.

Sữa tăng cân Nutren Junior – Thụy Sĩ

Sữa đặc biệt dành cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng nặng, biếng ăn, chậm lớn.

Độ tuổi khuyến cáo sử dụng sữa tăng cân Nutren là trẻ từ 1-10 tuổi.

Tại Việt Nam sữa Nutren Junior có giá từ 500.000đ.

Sữa Kid Essentials của hãng Nestle – Úc

Sản phẩm thứ ba nằm trong dòng Nestle Health Sceince của Nestle là sữa Kid Essentials đến từ Úc. Đây là dòng sữa tăng cân cực kỳ nổi tiếng được các bà mẹ Việt Nam sử dụng cho con.

Sữa Kid Essentials cho hiệu quả tăng cân rất khoa học, hỗ trợ hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ phát triển tối ưu. Vị vani của sữa thơm ngon, dễ uống, hợp khẩu vị của trẻ em.

Cũng như sữa Clinutren và Nutren, Kid Essentials khuyến cáo độ tuổi sử dụng từ 1-10 tuổi.

Giá của sữa Kid Essentials khoảng 530.000đ – 580.000đ.

Sữa tăng cân S26 – Úc

Số 1 và 2 được sản xuất tại New Zealand, số 3 và 4 được sản xuất tại Úc.

S26 là dòng sữa có năng lượng rất cao, cung cấp những chất cần thiết để trẻ tăng cân một cách nhanh chóng và an toàn.

Sữa không phù hợp với những bé bị cơ địa nóng, tiêu hóa kém do có thể dẫn đến táo bón.

Giá của sữa S26 Úc dao động từ 430.000đ – 550.000đ.

Sữa công thức hỗ trợ phát triển thể chất Aptamil – Đức

Sữa Aptamil có các loại: Aptamil số 1 cho trẻ 0-6 tháng, số 2 cho trẻ 6-12 tháng, số 3 cho trẻ trên 12 tháng tuổi, Aptamil 1+ cho trẻ trên 1 tuổi và Aptamil 2+ cho trẻ trên 2 tuổi.

Sữa Aptamil không có hộp nhỏ, chỉ có hộp nhựa 800g và hộp giấy 1,2kg. Sữa được các bà mẹ ở châu Âu tin tưởng sử dụng rất phổ biến.

Giá của sữa Aptamil dao động 500.000đ – 700.000đ.

Sữa Nan Optipro – Nga

Sữa Nan là dòng sữa cực kỳ nổi tiếng của Nestle, trong đó tại thị trường Việt Nam thì sữa Nan Optipro lại được quan tâm nhiều hơn các dòng Nan khác.

Nan Optipro có chứa đạm Optipro giúp trẻ tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch. Trẻ sẽ hấp thụ các dưỡng chất một cách hiệu quả, từ đó cho hiệu quả tăng cân tuyệt đối an toàn.

Nan Optipro có 4 số tương ứng với trẻ từ 0 đến trên 18 tháng. Quy cách đóng hộp có 2 dạng: hộp nhỏ 400g và hộp to 800g.

Giá của Nan Optipro dao động từ 230.000đ cho hộp nhỏ và 410.000đ cho hộp to.

Sữa Pediasure nắp tím Hãng Abbott – Úc

Pediasure nắp tím là dòng sữa năng lượng rất cao, hỗ trợ trẻ tăng cân nhanh chóng và an toàn. Pediasure nắp tím được khuyến khích sử dụng cho trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, ốm dậy…

Độ tuổi sử dụng sữa: trẻ từ 1-10 tuổi.

Pediasure Úc nắp tím chỉ có loại hộp 800g, giá khoảng 765.000đ.

Sữa tăng trưởng thể chất Glico – Nhật

Các dòng sữa Nhật đều không thực sự nổi trội về tăng trưởng thể chất, trừ sữa Glico. Nếu so sánh với các dòng sữa Nhật như Meiji, Morinaga, Wakodo, Snowbaby thì Glico là sữa cho hiệu quả tăng cân tốt hơn cả.

Glico đậm đặc nhất trong các dòng sữa Nhật, nhưng được bổ sung chất xơ tự nhiên nên hoàn toàn không gây táo bón ở trẻ. Sữa cũng thuộc vào dòng năng lượng cao.

Glico có số 0 cho trẻ 0-9 tháng và số 9 cho trẻ từ 9-36 tháng. Sữa cũng khá đa dạng quy cách để bố mẹ lựa chọn: hộp thiếc, sữa dạng thanh.

Glico hộp thiếc có giá dao động từ 480.000đ trong khi đó Glico dạng thanh có giá từ 175.000đ.

Dòng sữa Hikid đến từ Hàn Quốc mới nổi trên thị trường Việt Nam nhưng đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của nhiều phụ huynh. Sữa HiKid được làm từ nguyên liệu tự nhiên 100% cho độ an toàn tuyệt đối về vệ sinh thực phẩm. Sữa có 2 dòng: Food IS tăng cân và Premium tăng chiều cao.

Hikid Food IS thích hợp sử dụng cho trẻ biếng ăn, còi xương, khó hấp thụ sữa. Độ tuổi sử dụng là: 1-10 tuổi. Sữa có 2 vị vani và socola để bố mẹ lựa chọn phù hợp với khẩu vị từng trẻ.

Hikid Food IS có giá từ 500.000đ.

Sữa bột Bledina – Pháp

Sữa Bledina đến từ Pháp là sữa nước, khác với các loại sữa bột trên thị trường. Sữa được chia làm các số cho trẻ từ 4 tháng đến hơn 12 tháng.

Sữa Bledina nổi tiếng với nhiều hương vị thơm ngon, cho bố mẹ nhiều sự lựa chọn đa dạng: vani, socola, bánh mỳ nướng, bích qui, mật ong, caramel… Sữa cho hiệu quả tăng cân an toàn, đều đặn và có thể thay thế một bữa ăn của trẻ.

Sữa Bledina được đóng làm 4 hộp/lốc, mỗi hộp 200ml.

Giá của sữa Bledina khoảng 170.000đ – 200.000đ/lốc.

Sữa béo Clinutren – Nga

Sữa béo Clinutren Junior là sản phẩm thuộc dòng sản phẩm Nestle Health Sceince nổi tiếng của Nestle. Đây là dòng sản phẩm dành cho những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, mới ốm dậy, mới phẫu thuật, biếng ăn, chậm lớn…

Sữa dành cho trẻ em giai đoạn 1-10 tuổi. Vị thơm, béo ngậy, hỗ trợ tăng cân cực tốt, hợp khẩu vị ngay cả với những trẻ khó ăn nhất.

Sữa béo Clinutren chỉ có hộp 400g, giá dao động: 350.000đ – 400.000đ.

các loại sữa giúp bé tăng cân nhanh

sua giup be tang can nhanh nhat

uống sữa gì để tăng cân nhanh chóng

sữa tăng cân cho bé dưới 1 tuổi

sữa nào tăng cân tốt cho bé dưới 1 tuổi

sữa tăng cân cho bé 6 tháng tuổi

Tập Thể Dục Cho Bé Sơ Sinh

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bé thư giãn mà còn hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển và sinh trưởng của bé. Do đó, khi thực hiện bạn cũng nên biết một vài vấn đề trong việc tập thể dục cho bé.

Trình tự thao tác: trình tự việc tập thể dục cho con thường chia làm ba bước: bước chuẩn bị trước khi luyện tập, bước luyện tập và bước xử lý sau luyện tập.

Chuẩn bị trước luyện tập

Hãy giữ nhiệt độ trong phòng tốt nhất là khoảng 28 o C, trong phòng không nên có gió đối lưu. Trước khi luyện tập cho bé, bạn hãy cắt móng tay và làm sạch móng, lau sạch những móng tay còn sót lại trên tay để tránh làm da bé bị tổn thương. Rửa sạch hai tay và giữ ấm chúng, cởi bớt áo cho bé, chỉ mặc một chiếc áo trong là đủ.

Vận động nở ngực: cầm chắc hai tay trẻ, cho hai tay gập vào lồng ngực trước rồi mở ra vuông góc với thân người.

Vận động thẳng người: cầm chắc hai tay trẻ, đưa lên đầu, hai cánh tay chầm chậm đưa xuống hai bên thân.

Vận động gập chân: cầm chắc hai cẳng chân trẻ, để hai cẳng chân gập xuống ở đầu gối vuông góc 900 rồi từ từ kéo thẳng hai chân ra.

Vận động nâng chân: cầm chắc hai cẳng chân trẻ, nâng hai chân trẻ lên cao vuông góc với thân trên, rồi từ từ đưa hai chân xuống.

Xoay bàn tay: một tay cầm chắc cánh tay trẻ, tay kia cầm chắc bàn tay trẻ, xoay bàn tay trẻ từ từ theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay ngược chiều kim đồng hồ, sau đó chuyển tay.

Xoay bàn chân: một tay giữ chân, tay kia giữ bàn chân trẻ, xoay bàn chân trẻ ngược chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân.

Lật người: một tay đỡ phần bụng bé, tay kia đỡ phần lưng bé, đồng thời dùng lực nhẹ xoay người bé, bé có thể giữ trạng thái lật người 30 giây đến 1 phút rồi sau đó xoay bé lại rồi lật về đằng kia.

Cha mẹ nên thay tã sạch cho con trong môi trường ấm áp, thay quần áo sau khi đã tập thể dục.

Tiêu chuẩn cần đạt: trẻ không khóc quấy, không nôn trớ, tinh thần thoải mái vui vẻ.

Những điều cần lưu ý: Tránh tập cho bé lúc quá đói hoặc quá no, thời gian hợp lý nhất là sau khi bé bú khoảng 1 tiếng. Khi bé khóc quấy không muốn luyện tập thì nên dừng ngay.

Khi luyện tập, phòng phải giữ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải, có thể bật nhạc nhè nhẹ cho bé nghe.

Động tác khi thực hiện nhẹ nhàng vừa phải, và luôn tập trung chú ý vào ánh mắt bé và nhìn âu yếm bé bằng đôi mắt đầy yêu thương chăm sóc của bạn.

Mỗi động tác lặp lại bốn lần, thời gian luyện tập là 15 phút và mỗi ngày làm hai lần là được.

Thể dục bị động rất tốt với trẻ, cha mẹ nếu có điều kiện nên kiên trì luyện tập cho trẻ. Đương nhiên với trẻ sơ sinh có thể cho ra ngoài hít thở khí trời, và tập cho bé thói quen chủ động luyện tập trong không khí mát mẻ để trẻ cảm nhận hết được niềm vui trong khi tập thể dục thể thao.

Theo Mang thai

Trẻ Sơ Sinh Tăng Cân Thế Nào Là Hợp Lý: Biểu Đồ Tăng Cân Của Bé Sơ Sinh

trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý: Nuôi con chỉ mong con lớn lên mỗi ngày. Và lớn lên dễ nhận thấy nhất là cao lên và nặng hơn. Cho nên ba mẹ luôn mong muốn cân nặng của con phát triển. Nhưng chúng tôi khuyên ba mẹ cần tham khảo các chuẩn cân nặng để có lộ trình tăng cân hợp lý cho bé.

trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý

Nhiều bà mẹ lo ngại khi thấy con mình bắt đầu tăng trưởng chậm hơn so với trước đây, cũng có người khá thờ ơ trước những biểu hiện bất thường ở trẻ, và kết quả là cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ không được phát triển toàn diện, gây nên những hậu quả khôn lường.

chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em việt nam

Có nhiều chỉ số thể hiện sự tăng trưởng thể chất và sự phát triển các chức năng mà bạn cần thường xuyên quan tâm:

Mức cân nặng và chiều cao theo tuổi:

Mức tăng trưởng trung bình/ tháng

trẻ 3 tháng tuổi cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu kg là vừa?

Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 750-800g

Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 3-3,5cm

chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 600-700g

Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 2-2,5cm

trẻ từ 6-9 tháng tuổi

Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 400-500g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 1,3-1,7cm

9-12 tháng

Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 250-300g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 1,2-1,3cm

12-36 tháng

Mức tăng trưởng trung bình cân nặng: 200g Mức tăng trưởng trung bình chiều cao: 0,7-1cm

Mức độ tăng cân và chiều cao của trẻ giảm dần theo thời gian. Sau 2 tuổi, mỗi năm trẻ tăng khoảng 2.000g. Từ 3-15 tuổi, mỗi quý trẻ tăng từ 1,3-1,6cm. Sau đó mức tăng chiều cao giảm nhanh, mỗi quý tăng độ 0,3-0,9cm và thông thường quá trình tăng chiều cao sẽ kết thúc lúc trẻ được 20 tuổi.

những cột mốc phát triển quan trọng của bé

Sơ sinh: 2,4 – 4kg (Trung bình 3kg) – Chiều cao: 50cm

5-6 tháng: 6 – 7kg (Gấp 2 lúc sinh) – Chiều cao: 65cm

1 tuổi: 9-10kg (Gấp 3 lúc sinh) – Chiều cao: 75cm

2 tuổi: 12kg (Gấp 4 lúc sinh) – Chiều cao: 85cm

4 tuổi: 16kg – Chiều cao: 102cm

6 tuổi: 20kg – Chiều cao: 115cm

biểu đồ tăng cân của bé sơ sinh

Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.

Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh.

Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm.

Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau:

10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.

5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.

1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh

Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, bạn đã cho bé ăn đủ chưa là phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời.

trẻ sinh non tăng cân như thế nào

Nuôi dưỡng để trẻ sinh non phát triển bình thường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để bé đạt được mức cân nặng bình thường so với trẻ sinh đủ tháng.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển đến bộ phận chăm sóc tăng cường cho trẻ sơ sinh, nơi bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn nhận được sự cân bằng về các chất lỏng, chất khoáng như natri và kali (điện giải) và các chất dinh dưỡng cho đến khi cơ thể hoàn thiện.

Bé được cho sưởi bằng máy đặc biệt nhằm giảm nhu cầu calo thừa nên trẻ không cần phải sử dụng nhiều năng lượng để giữ ấm. Đồng thời việc sử dụng máy làm ẩm không khí nhằm duy trì nhiệt độ cơ thể và tránh mất nước ở trẻ.

Chế độ ăn

Trẻ sinh trước 34 tuần thường không thể ăn hết 1 bình sữa bởi gặp khó khăn khi phối hợp mút, hít thở và nuốt. Ngoài ra, bé bị khó thở, nồng độ oxy thấp, nôn trớ, có vấn đề tuần hoàn, nhiễm trùng máu hoặc các bệnh khác nên không có khả năng bú bằng miệng được.

Trẻ sơ sinh nhỏ hoặc ốm yếu có thể cần nhận chất dinh dưỡng và chất lỏng qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch). Khi trẻ đã lớn và khỏe hơn, bé có thể bắt đầu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thông qua ống nhỏ đưa qua mũi hoặc miệng vào dạ dày (cho ăn bằng ống).

Lượng sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng từ từ để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột (còn gọi là viêm ruột hoại tử-NEC). Những bé được cho ăn sữa mẹ ít có khả năng mắc tình trạng này hơn.

Những bé sinh non sau 34 tuần thường có thể bú bình hoặc bú mẹ. Nếu cho trẻ sinh non bú mẹ sẽ dễ hơn bú bình, bởi dòng sữa từ chai khó kiểm soát hơn và có thể làm bé nghẹt thở. Vì vậy, nếu cho bé bú bình nên sử dụng núm vú làm chậm dòng chảy của sữa sẽ giúp bé bú dễ hơn khi bắt đầu tập bú.

nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em dưới 1 tuổi

Trẻ sinh non mất nước qua da hoặc đường hô hấp nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, thận của bé chưa phát triển đủ để kiểm soát lượng nước trong cơ thể. Bé có thể bị mất nước hoặc thừa nước. Các bác sỹ sẽ theo dõi lượng nước tiểu bé thải ra (bằng cách cân tã) để đảm bảo lượng nước uống vào và lượng nước thải ra được cân bằng. Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để theo dõi nồng độ các chất điện giải.

Trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ, các bác sỹ có thể cho bé dùng các loại sữa non hoặc sữa công thức đặc biệt. Khi trẻ đã đạt 34 – 36 tuần, bé có thể được chuyển sang công thức định kỳ hoặc ‘công thức chuyển đổi’ cho trẻ sinh non lớn hơn.

Trẻ sinh non không được ở trong bụng mẹ đủ lâu để tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết và thường phải uống bổ sung. Những bé được cho bú sữa mẹ có thể cần trộn bổ sung thuốc bổ sữa khi ăn. Thuốc bổ sữa có chứa các protein bổ sung, năng lượng, sắt, calcium và vitamin mà trẻ sinh non cần.

Những bé được cho ăn bằng sữa pha theo công thức có thể cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm vitamin A, C và D, và axít folic. Một số trẻ sinh non sẽ cần phải tiếp tục dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng sau khi xuất viện. Với trẻ bú sữa mẹ, điều này có nghĩa là cho bé bú tăng cường thêm 1 hoặc 2 cữ bú mỗi ngày.

cách tăng cân cho bé

Trẻ sinh non thường được cân mỗi ngày để theo dõi cân nặng. Việc giảm cân trong những ngày đầu là hết sức bình thường và thường là do bị mất nước. Bé sẽ bắt đầu tăng cân trong vòng một vài ngày sau khi sinh.

Tăng cân chuẩn phụ thuộc vào kích thước, tuổi thai và sức khỏe của em bé. Có thể là ít nhất 5 gam mỗi ngày với bé sinh ở tuần thứ 24, hoặc 20 g mỗi ngày với bé lớn hơn sinh vào tuần thứ 33. Trong bất cứ trường hợp nào, em bé cũng nên tăng mỗi ngày khoảng 15 g cho mỗi 1kg cân nặng của mình.

Trẻ sinh non không được ra viện cho đến khi tăng cân đều đặn. Một số bệnh viện có tiêu chuẩn cân nặng nhất định cho em bé trước khi xuất viện. Nhìn chung, trẻ sinh non phải được ít nhất 2 kg trước khi sẵn sàng rời lồng ấp.

Sau mỗi lần cho bú, bé cần đi ngoài 6 – 8 lần và đi tiểu 6 – 8 lần mỗi ngày. Phân lỏng hoặc có máu hay nôn trớ thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó cần phải được xem xét.

các loại trái cây giúp tăng cân

Những loại quả này có chứa nhiều dưỡng chất và năng lượng, là lựa chọn tuyệt vời giúp bé bổ sung dinh dưỡng và tăng cân nhanh chóng.

Quả bơ

Trong một quả bơ cung cấp đến 370cal cho cơ thể. Bơ là loại quả chứa nhiều chất béo không bão hòa và protein cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác. Không chỉ là loại quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh, bơ còn đứng vào hàng những thực phẩm có thể giúp cải thiện cân nặng cho bé. Một ly sinh tố bơ thêm ít đường và sữa hoặc bơ dầm trộn với sữa chua là hai món tuyệt vời bạn có thể bổ sung cho bé.

Chuối

Để giúp bé tăng cân, bạn nên kết hợp chuối trong các bữa ăn chính và cả bữa ăn phụ của bé. Chuối là loại quả chứa nhiều đường và hàm lượng của loại quả này cũng khá cao. Trung bình một quả chuối chứa đến 17g đường và cung cấp 105calo cho cơ thể. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều kali, natri và chất sắt rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.

Xoài

Quả chà là

Quả chà là rất ngọt, lý do là nó chứa đến 60-65% lượng đường. Do đó, nếu muốn giúp bé tăng cân bạn không nên bỏ quả loại quả này. So với xoài, chuối hay bơ thì chà là là loại quả chứa lượng đường và năng lượng cao nhất.

Trái cây sấy khô

một ngày cho trẻ sơ sinh bú mấy lần

Với những ai lần đầu làm mẹ, thật khó để biết con bú đã đủ no hay chưa? Những băn khoăn về cữ sữa của trẻ như vậy cứ luẩn quẩn trong đầu khiến nhiều người mẹ có lúc rơi vào tình trạng strees.

Tùy theo cân nặng, nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác chúng tôi lời khuyên từ các chuyên gia, nên cho trẻ sơ sinh bú nhiều lần từ 8 – 12 cữ sữa trong một ngày. Mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.

Mỗi lần bú mẹ, trẻ phải được duy trì được từ 20 đến 30 phút vì khoảng 10 phút đầu tiên, trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu trong khi lượng sữa tiết ra sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể nghỉ giữa chừng để nghỉ mệt.

Sau hai tuần đầu, trẻ có thể bú trung bình từ 60ml – 100ml/ cữ. Khi đã được 3 tháng lượng sữa của bé mỗi lần bú có thể tăng từ 120 – 150ml và duy trì tiếp tục lượng này cho đến những tháng kế tiếp.

Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.

Những Điều Cần Biết Về Tăng Cân Ở Bé Sơ Sinh

Việc theo dõi cân nặng của bé sơ sinh đóng vai trò trong việc chăm soc sức khỏe của bé. Tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng tăng cân tốt. Mẹ nên lưu ý điều gì?

Theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của bé sơ sinh giúp bác sĩ đánh giá về tình hình sức khỏe chung của bé. Khi bé không tăng cân đạt mức chuẩn bình thường, bé có thể được chẩn đoán mắc một tình trạng gọi là không tăng cân (hoặc không phát triển mạnh). Điều này thường xảy ra nếu bé không ăn uống tốt, bé không hấp thụ hoặc được cung cấp chất dinh dưỡng đúng cách. Nguyên nhân có thể do vấn đề ăn uống, vấn đề đường tiêu hóa hoặc thậm chí một số tình trạng y tế khác.

Khi bé mới ra đời, bác sĩ hoặc y tá sẽ cân em bé khi mới chào đời và sau khi sinh 24 giờ. Em bé sẽ tiếp tục được đo cân nặng mỗi lần bạn đưa bé đến khám bác sĩ trong những năm đầu đời. Các phép đo này sẽ được ghi lại trên biểu đồ tăng trưởng của bé.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:

Cân nặng của bé sơ sinh giảm từ 5-10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trong những tuần sau đó.

Bé sơ sinh có thể tăng từ 1-1,2kg/ tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn từ 4-6 tháng và khoảng 300-400gr trong giai đoạn sau đó.

Bé 4 tháng tuổi có cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh

Trong vòng 12 tháng, chiều dài của bé có thể tăng 1,5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cm

Tuy nhiên, những thông số trên chỉ mang tính tham khảo thôi. Vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác triển khác nhau nên tốc độ tăng cân của bé sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn được.

Hầu hết các mẹ không có thang đo phù hợp để cân em bé ở nhà, nhưng mẹ có thể đếm số lần tã/bỉm ướt để biết xem em bé có bú mẹ đủ hay đang nhận được đủ lượng sữa cần thiết hay không.

Đo lượng nước tiểu: Trong năm ngày đầu tiên, bé sơ sinh có thể chỉ làm ướt một vài tã mỗi ngày. Sau đó, số lượng tăng dần lên bốn đến tám tã ướt hàng ngày.

Theo dõi lượng phân của bé: Trong vài ngày đầu, một số bé chỉ có thể ị một lần mỗi ngày. Sau đó, bé sẽ ị ít nhất hai lần một ngày. Sau tuần đầu tiên, bé có thể sẽ ị 10 lần trở lên mỗi ngày cho đến hết tháng đầu tiên.

Để bé tăng cân đúng cách mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng cho bé đầy đủ thông qua sữa mẹ. Trường hợp dinh dưỡng trong sữa mẹ không đủ mẹ có thể sử dụng sữa công thức cho bé. Mẹ có thể thông qua tư vấn của các chuyên gia mẹ và bé để tìm ra loại sữa phù hợp cho con. Mẹ có thể mua tại các shop mẹ và bé, cửa hàng mẹ và bé hoặc các siêu thị mẹ và bé.