Top 3 # Tăng Cân Thai Kỳ Tháng Cuối Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Bí Quyết Tăng Cân Thai Nhi Tháng Cuối Thai Kỳ Nhanh Chóng

Protein là thành phần cực kỳ quan trọng cho sự phát triển cơ thể của thai nhi, đặc biệt là cần thiết cho não bộ và cơ bắp. Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung từ 90-100g protein/ngày. Các nguồn protein lành mạnh mẹ bầu có thể bổ sung bao gồm nguồn thịt từ động vật và cá (thịt bò nạc, thịt heo nạc, thịt gia cầm ít béo, cá ít thủy ngân), trứng, sữa, phô mai, các loại đậu, hạnh nhân…

Ăn thực phẩm giàu carbohydrate (tinh bột)

Thức ăn giàu tinh bột là một nguồn quan trọng để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng. Mẹ có thể dung nạp các thực phẩm giàu tinh bột lành mạnh như: bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, cơm, gạo lứt, mì ống, mì, ngô, kê, yến mạch, khoai lang, khoai mỡ và bột ngô. Mẹ bầu cần tránh những loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng không có chút dinh dưỡng nào như nước ngọt, đường…

Cung cấp canxi và sắt

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ cần chú trọng bổ sung canxi và sắt. Đây cũng là một trong những bí quyết tăng cân thai nhi tháng cuối. Hai loại dưỡng chất này tham gia tích cực vào quá trình phát triển của em bé.

Ngoài các thực phẩm tự nhiên như gan động vật, các loại đậu hạt, rau lá xanh đậm, ngũ cốc… để bổ sung sắt, mẹ cũng có thể uống thêm viên bổ sung vì lượng sắt mẹ cần thời gian này là khá lớn. Canxi mẹ có thể bổ sung từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, mẹ lưu ý là tránh dùng hai dưỡng chất này quá gần nhau, bởi điều này khiến cho cơ thể khó hấp thụ.

Thêm nguồn chất béo có lợi

Một bí quyết tăng cân thai nhi tháng cuối thai kỳ nữa chính là mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung chất béo có lợi – một loại chất béo không bão hòa có trong dầu thực vật, quả bơ, đậu, cá hồi; không gây béo phì. Mẹ bầu thêm chất béo lành mạnh vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp tạo các mô trong cơ thể, giúp bé lớn nhanh.

Mẹ Ăn Gì Để Thai Nhi Tăng Cân Nhanh Tháng Cuối Thai Kỳ?

Do đó, dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng để bé sinh ra không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo sức khỏe bà bầu 3 tháng cuối luôn ổn định.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 9-12kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, cân nặng này cũng còn tùy vào cơ địa của từng người, cụ thể với mẹ bầu dư cân chỉ cần tăng 7-8kg, cân nặng trung bình tăng 11-16kg, mảnh khảnh tăng 12-18kg.

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân tháng cuối?

Không còn những cơn ốm nghén như tam cá nguyệt đầu tiên. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể thoải mái ăn tất cả những gì mình thích. Mẹ phải làm sao để thai tăng cân nhanh tháng cuối?

Chất đạm

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Để bé cưng trong bụng tăng cân đúng chuẩn các mẹ đừng quên bổ sung chất đạm. Nên ưu tiên nguồn đạm có nguồn gốc từ động vật như: thịt, trứng, ốc, tôm, cua, cá, … có nhiều chất đạm quý.

Nhu cầu dung nạp đạm thời gian này tăng lên khoảng 30% so với người bình thường. Cụ thể bà bầu sẽ phải tăng lượng thức ăn chứa đạm từ 45-60g lên đến 75-100g/ ngày tùy theo chị em làm việc nhiều hay ít. Trong 3 tháng cuối, nhu cầu đạm cho cả mẹ và bé là khoảng 70g/ngày, tương đương với khoảng 100g thịt heo, 150g cá hay cua, thêm 100g lạc, 1 quả trứng…

Các chuyên gia cũng khuyên thai phụ nên cân đối dùng khoảng 3 phần ăn chứa đạm loại 1 phối hợp đạm loại 2, uống bổ sung thêm sữa khoảng 400-500ml/ngày, có thể dùng sữa bà bầu, sữa tươi…

Các mẹ ghi nhớ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu phải cung cấp được tối thiểu 70 gam chất đạm trong khẩu phần ăn của mẹ.

Hàm lượng tinh bột

Trung bình, mỗi ngày mẹ bầu cần 2.300 – 2.400 calories. Tinh bột, đường chiếm 65 – 75% tổng năng lượng, còn lại 20% là chất béo và 10 – 35% chất đạm.

Bổ sung hải sản, cá

Các loại thủy hải sản có hàm lượng và chất lượng đạm không kém thịt, cá, còn chất lượng chất đạm của nhuyễn thể (ốc, trai, sò…) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối, tuy nhiên lại giàu khoáng chất hơn, nhất là canxi, đồng (cu) và selen (se).

Lưu ý là phải dùng hải sản đã được nấu chín hoàn toàn. Các loại nhuyễn thể bị chết sẽ bị phân huỷ, sinh ra độc tố, đồng thời là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy, vì vậy khi ăn ốc, trai, sò… phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu và phải nấu chín trước khi ăn.

Chất xơ, vitamin

Các loại rau củ quả và chất xơ là cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón thai kỳ, làm đẹp khi mang thai.

Chất béo

Chất béo cung cấp năng lượng và giúp hấp thu vitamin tốt hơn. Chất béo có nhiều trong trong mỡ, dầu, thịt cá… gồm 4 loại (không bão hòa đơn, không bão hòa đa, bão hòa, chuyển hóa) và không phải chất béo nào cũng tốt cho thai kỳ.

Trong đó, chất béo không bão hòa đơn giúp loại bỏ những cholesterol xấu, còn chất béo không bão hòa đa chứa omega-3, thành phần quan trọng trong quá trình “xây não” của thai nhi và các axit béo omega-6, giúp thai nhi tăng cân.

Trong lúc chế biến thức ăn, các mẹ có thể cho thêm vào canh hoặc rau xào 1 – 2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tốt nhất mỗi tuần mẹ nên ăn cá khoảng 3 – 4 lần để cung cấp axit béo cần thiết cho sự phát triển của trí não của bé.

Chất sắt

Trong số thực phẩm tốt cho thai nhi, không thể không nhắc đến sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cung cấp máu cho thai nhi. Chất sắt cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân và phát triển chiều cao của bé.

Những thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào như: Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền, rau có màu xanh đậm, trái cây sấy khô… Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê thuốc sắt, hàm lượng 60mg/ngày từ lúc mang thai cho đến sau khi sinh khoảng 1 tháng. Khi uống sắt các mẹ nên uống bổ sung thêm vitamin C để có thể hấp thu tối ưu hàm lượng sắt.

Canxi

Mẹ ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Canxi cũng là khoáng chất không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của hệ xương, răng của thai nhi. Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ (ăn cả xương), cua, ốc, hạt vừng… Bà mẹ mang thai (trong suốt quá trình mang thai) cần khoảng 1200 mg canxi/ ngày.

Nhiều chị em truyền tai nhau, muốn tìm kiếm những món ăn giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng thì trong những tháng cuối cùng, mẹ bầu tăng cường ăn trứng vịt lộn (khoảng 3 – 4 trứng/ tuần). Trứng vịt lộn có chứa canxi, photpho, protein, cholesterol,… giúp thai nhi tăng cân nhanh

Bà bầu tháng cuối có nên ăn trứng vịt lộn? Câu trả lời là có, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý đối với những ai bị tiểu đường hoặc dư cân trong quá trình mang thai thì tốt nhất nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vì hàm lượng cholesterol cao dễ gây tắc nghẽn mạch máu.

Uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày

Muốn thai nhi tăng cân đạt chuẩn, chắc chắn mẹ bầu không quên uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày. Bởi khi mang thai các nhu cầu về dinh dưỡng đều tăng vượt trội đặc biệt là năng lượng, protein, sắt, canxi, axit folic… mà bữa ăn hàng ngày thường không thể cung cấp đầy đủ.

Vì thế, cơ thể mẹ dễ bị thiếu hụt các chất quan trọng, cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé như: canxi, sắt, axit folic, các vitamin, axit béo omega 3, omega 6, DHA, ARA… Những dưỡng chất vàng này phát huy hiệu quả khi được bổ sung theo một tỷ lệ và hàm lượng tối ưu trong sữa bầu.

Có thể thấy, ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối không còn là vấn đề quá khó khăn đối với mẹ. Việc ăn uống đủ chất và lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, chế biến kĩ sẽ góp phần củng cố sức khỏe cho mẹ và bé trước hành trình vượt cạn sắp tới.

Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Nên Tăng Tối Đa 5

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tam cá nguyệt thứ ba là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới và cung cấp những dưỡng chất cần thiết nhất cho thai nhi, vì giai đoạn này em bé hấp thu rất tốt dưỡng chất từ mẹ. Tuy nhiên tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Vậy mẹ bầu nên tăng bao nhiêu kg trong ba tháng cuối thai kỳ?

1. Những thay đổi ở mẹ bầu trong ba tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã hoàn thiện các hệ thống cơ quan trong cơ thể và chú trọng tăng cân nhanh để phát triển khối cơ thể. Chính vì những thay đổi của em bé trong bụng mà mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Những thay đổi này bao gồm:

Tăng áp lực tĩnh mạch do trọng lượng của cơ thể tác động lên hai chân và tim làm quá trình lưu thông máu chậm lại

Đau nhức vùng xương chậu, đau lưng

Ngực tăng trưởng nhanh, đau vú

Thường xuyên mất ngủ

Phù nề, ngứa và tê tay chân

Có cảm giác bị hụt hơi khó thở

Táo bón

Những tình trạng này làm mẹ bầu cảm thấy liên tục mệt mỏi, toàn thân ê ẩm, việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải tăng cường chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong giai đoạn cuối cùng trước khi chào đời và góp phần hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé về sau.

2. Ba tháng cuối thai kỳ tăng bao nhiêu kg?

Tăng cân quá nhiều khi mang thai dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ. Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai của người mẹ mà mức tăng cân được khuyến nghị như sau:

Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (chỉ số BMI = 18,5 – 24,9):

Mức tăng cân của người mẹ trong thai kỳ nên đạt là 10 – 12 kg.

Mức tăng cân trong ba tháng cuối là 5 – 6 kg.

Cách tính chỉ số BMI: cân nặng(kg) / [chiều cao(m) x chiều cao(m)]

Với tình trạng dinh dưỡng gầy (chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5):

Mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m có chỉ số BMI = 18 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 10kg (25%) và mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 5kg.

Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25):

Mức tăng cân nên đạt 15% so với cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 80kg – cao 1,5m có chỉ số BMI = 35 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 12kg (15%) và mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 6kg.

3. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong ba tháng cuối

Axit béo: Ba tháng cuối là lúc não bộ của bé phát triển nhanh nhất, lúc này não của bé có thể đạt đến khối lượng bằng khoảng 25% não người lớn, chính vì vậy mà hơn lúc nào hết bé cần được cung cấp nhiều axit béo để phát triển hệ thần kinh. Bên cạnh đó, axit béo cũng rất cần thiết để phát triển mắt cho bé.

Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo bao gồm: một số loại hạt (hạt hướng dương, hạt bí, lạc, vừng…), các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…) hoặc khi chế biến thức ăn có thể cho thêm 1-2 muỗng dầu đậu nành, dầu cá hồi, bơ, …

Vitamin C: Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin C vì nếu thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm. Ngoài ra vitamin C còn giúp hấp thu canxi và sắt tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ổi, đu đủ, …

Protein: Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein vì chúng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Những thực phẩm có chứa nhiều protein như: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt,…

Canxi: Hàm lượng canxi cần thiết cho giai đoạn 3 tháng cuối này là khoảng 1200mg/ngày. Nguồn canxi dồi dào có trong hải sản, sữa, sữa chua, …

Sắt: Bên cạnh đó, nhu cầu về sắt cũng vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, không phải đến thời điểm tháng thứ 9 mới cần cung cấp sắt mà phải bổ sung sắt trong suốt thai kỳ cho đến sau khi sinh. Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như: trái cây khô, thịt bò, đậu, rau lá xanh,… Nếu cảm thấy cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt cho mẹ bầu.

Uống nhiều nước: Mẹ bầu cũng phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết. Nếu thiếu nước rất dễ dẫn đến sinh non, em bé sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân hơn những em bé sinh đúng ngày.

Mẹ bầu ba tháng cuối có ăn dứa được không?

Nếu như trước đây có những loại trái cây mẹ phải hạn chế hoặc không được ăn như: quả dứa, lá tía tô, rau húng quế,… thì trong giai đoạn này có thể sử dụng nhằm giúp co bóp tử cung hiệu quả hơn Nhưng mẹ chỉ nên dùng vào khoảng 1-2 tuần cuối cùng trước ngày sinh dự kiến để tránh tình trạng tác dụng ngược gây chuyển dạ sinh non.

4. Chế độ sinh hoạt của mẹ bầu trong ba tháng cuối

Song song với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, thì mẹ bầu cũng cần phải lưu ý đến chế độ sinh hoạt thường ngày.

Giai đoạn ba tháng cuối cơ thể mẹ bắt đầu nặng nề nên việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế mẹ phải đi đứng cẩn thận, cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế làm việc nặng.

Bên cạnh đó mẹ cần cố gắng luyện tập một số động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập thở đúng cách, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ để quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, giảm cơn đau khi lâm bồn.

Ngoài ra, thai phụ cần đi khám bác sĩ đúng theo lịch hẹn và hoàn thành đủ các loại xét nghiệm cần thiết theo chỉ định để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về ngôi thai, dây rốn, nước ối và cân nặng của thai nhi để kịp thời khắc phục.

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai. Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi.

3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ hàng đầu khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Mẹ Bầu Cần Tăng Bao Nhiêu Cân?

Một câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay là, đến ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tăng mấy cân? Vậy để biết nên tăng bao nhiêu cân vào ba tháng cuối thai kỳ là hợp lý thì các mẹ hãy theo dõi bài viết Lily & WeCare chia sẻ sau đây.

Bà bầu nên tăng mấy cân trong ba tháng cuối thai kỳ?

Đến ba tháng cuối thai kỳ, việc mẹ bầu nên tăng mấy cân sẽ là quyết định chính đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng để có được mức cân nặng ổn định thì các mẹ bầu nên lưu ý phải có một chế độ ăn uống hợp lý và kết hợp với những bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo ý kiến đánh giá và phân tích của các chuyên gia thì đến ba tháng cuối thai kỳ, tức là từ tuần thứ 26 trở đi, đa phần lúc này mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Nhưng các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của mình và ăn một cách thường xuyên hơn, để tránh các hiện tượng bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng khi ăn nhiều.

Cũng theo đó thì trọng lượng của mẹ đến tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36 -38 sẽ là 12 -13 kg, so với cân nặng trước khi mang thai.

Ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 900g đến 1kg và dài khoảng 37 cm. Và trong những tuần cuối cùng thai kỳ thì chỉ số lý tưởng của bé là 3 kg đến 4 kg và dài khoảng 51 cm.

Tăng cân nhiều trong thai kỳ không tốt cho thai nhi

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, phụ nữ tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai có thể gây tác hại đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” của mình được an toàn.

Chất béo

Vitamin C

Đối với suốt quá trình mang thai của mẹ bầu thì vitamin C là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, vitamin C giúp hình thành các mô liên kết ở da, ở xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Hàm lượng sắt

Trong ba tháng cuối thai kỳ, khối lượng máu tăng vọt lên khiến mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể, để đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình mang thai. Ngoài ra, việc thiếu sắt trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến mất máu quá nhiều trong khi sinh con, như vậy sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Hàm lượng protein

Hàm lượng protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Bởi các axit amin trong protein là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của các tế bào, và thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn này.