Top 3 # Tập Yoga Sai Cách Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Mang Họa Vì Tập Yoga Sai Cách

Vô vàn chấn thương vì tập yoga không đúng phương pháp

Yoga là một phương pháp luyện tâm và luyện thân cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Phương pháp luyện tập này đòi hỏi người tập phải có lòng kiên trì và lòng tin để đạt đến trạng thái như mình mong muốn. Khi tập luyện yoga, với mỗi bài tập khác nhau sẽ tác động lên từng phần của cơ thể khác nhau giúp cơ thể cân bằng, tăng cường chức năng toàn thân, điều tiết cảm xúc, giúp con người có động lực phát triển về trí thức tốt hơn.

Đặc biệt, yoga đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa của người béo sẽ tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, có xu hướng kiềm chế bản thân trước các thực phẩm không có lợi và thói ăn vô độ; còn người gầy, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều.

Điều đó giải thích vì sao cùng một bài tập yoga lại có thể áp dụng được cho cả người gầy và béo. Đó là bởi yoga có sự điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào và sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng làm được.

Trước những lợi ích tuyệt vời mà việc tập luyện yoga mang lại, rất nhiều người đã tìm đến phương pháp luyện tập này, trong số đó cũng có không ít người phải bỏ cuộc giữa chừng. Chị Nguyễn Nguyệt Hà (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Kể từ sau khi sinh con xong vóc dáng tôi sồ sề không được thon gọn như trước. Phần vì tẩm bổ nhiều để lấy sữa nuôi con, phần khác do đặc thù công việc là nhân viên văn phòng chỉ ngồi nhiều, ít phải hoạt động chân tay nên năng lượng dư thừa tích lũy thành mỡ. Trong quá trình tìm hiểu cách giảm cân, tôi thấy nhiều người mách yoga là phương pháp giảm cân rất tốt, lại giúp người tập trẻ ra, tinh thần cân bằng, thư thái, rất hợp với người phải làm việc trí óc nhiều. Tuy nhiên, do không có thời gian nên thay vì đến các lớp tập để huấn luyện viên hướng dẫn, tôi lên mạng tự tìm hiểu cách tập và làm theo. Kết quả là gần một tháng nay tôi bị đau lưng và đau một bên chân, phải đến bệnh viện nhờ bác sĩ kiểm tra”.

Anh Trần Mạnh Quân (27 tuổi, Hà Nội) cũng cho biết: “Tôi cũng đã từng tự tập yoga tại nhà, nhưng việc luyện tập chỉ kéo dài được hơn một tháng phải dừng lại. Vì dù đã cố gắng tập theo hướng dẫn trên video nhưng không hiểu sao người vẫn cứ đau ê ẩm, uể oải. Không hiểu là do tôi tập sai, hay do cơ thể tôi không phù hợp với phương pháp luyện tập này”. Còn anh Nguyễn Thiên Thanh (Hà Nam) thì cho biết: “Tôi tập yoga được 3 tháng thì phải dừng lại vì bị thoái hóa khớp cổ phải đi viện chữa trị. Điều trị đến nay được 6 tháng rồi vẫn chưa khỏi”.

Những lưu ý dành cho người tập yoga

Chia sẻ về việc tự tập yoga, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh – Phòng khám Chấn thương chỉnh hình Mỹ Quốc cho hay: “Tập yoga không đúng phương pháp sẽ có hại nhiều hơn lợi, vì có thể gây tổn thương dây chằng khớp háng, cổ tay, gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng… dẫn đến thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, u hoạt dịch cổ tay, hội chứng ống cổ tay… nhanh và sớm hơn người bình thường. Do vậy khi tập yoga nên tập với thầy có chuyên môn mới chỉnh sửa được từng động tác, tư vấn được cách tập phù hợp với từng đối tượng. Nếu thấy đau sau khi tập thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt”.

Bên cạnh việc người tập luyện tự tập không đúng phương pháp dẫn đến những chấn thương không mong muốn, thì việc tập tại các trung tâm yoga không uy tín, hoặc quá đông cũng là vấn đề đáng lo ngại.

Chị Nguyễn Thanh Loan sống tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi đã tập ở rất nhiều trung tâm yoga trong thành phố, kể cả các trung tâm nổi tiếng và thấy có đến 80% là học viên tập sai nhưng huấn luyện viên không sửa. Mạnh thầy thầy đếm, mạnh trò trò tập, hoặc có sửa cũng không xuể và thêm phần ngôn ngữ bất đồng. Tôi thực sự thấy e ngại và rất nguy hiểm cho người tập”.

Anh Nguyễn Minh, một thầy giáo về dạy yoga cho biết: “Đúng vậy. Tôi đã phải xử lý hậu quả cho rất nhiều người tự tập yoga và tập những chỗ không uy tín. Phần lớn đều bị tổn thương dây chằng lưng, gối và cong vẹo cột sống. Trong 10 năm đi dạy chưa bao giờ tôi dám đăng video lên dạy online cả vì điều đó là cách hại người. Việc tự tập yoga chỉ dành cho người đã được hướng dẫn tập luyện đúng đắn tối thiểu 5 năm liên tục khi đã tự quán tốt được thân – ý – trí”.

Cũng theo các huấn luyện viên, có rất nhiều lưu ý dành cho người tập yoga. Trước hết, cũng như tập luyện khí công dưỡng sinh, yoga đòi hỏi người tập phải kiên trì và nhẫn nại. Yoga không có hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng với những ai “ăn xổi ở thì” và lười biếng.

Tập luyện yoga đòi hỏi người tập phải tự nguyện lựa chọn và có ý chí quyết tâm đi tới cùng. Thứ hai, phải tập luyện đúng phương pháp và kỹ thuật, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mỗi động tác phải phân chia ra nhiều bước với thời gian thích hợp, tốt nhất là phải có thầy chính danh hướng dẫn một cách chu đáo và tỉ mỉ. Nếu không thực hiện chuẩn xác, yoga có thể đem lại những tai biến không đáng có về xương khớp, tiềm thức, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn…Ví như tập luyện sai sẽ dẫn đến trầm cảm, ám ảnh hoặc rơi vào trạng thái phấn khích quá đà dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, thay đổi tính nết…

Nguyên tắc 4 không

Tập Yoga Sai Cách: Coi Chừng Hại Lớn

Chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng nhanh. Ở Bệnh viện Thể Thao Việt Nam có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì khi tập yoga xong có triệu chứng bị đau vai, cổ, lưng… nhưng vẫn không nghĩ đau là do tập yoga không đúng hoặc quá sức… Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tập sai động tác, gây chấn thương là do ngày càng nhiều người có nhu cầu học yoga với hy vọng sức khỏe dẻo dai, luôn trẻ trung… Khi nhu cầu học yoga tăng vọt thì đồng thời sẽ tăng số lượng người hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu đó. Thực tế cho thấy, nhiều người chưa có bằng cấp, chứng chỉ, không đủ trình độ, không có kiến thức về an toàn và khả năng chấn thương do yoga gây ra… vẫn mở lớp dạy như thường. Nếu bạn học ở những trung tâm này thì nguy cơ chấn thương do tập sai tư thế là rất lớn. Với những người có nhu cầu học yoga, nếu có tiềm ẩn bệnh tật không phù hợp với một số động tác trong yoga mà vẫn gắng tập sẽ càng gây tác hại nghiêm trọng như: – Căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ vai, cẳng chân do động tác lặp đi lặp lại, kéo giãn gân cơ dây chằng quá mức. Đau lưng do các tư thế cúi hoặc ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức. – Trật khớp vai hoặc giãn dây chằng nếu khi vai ở vào vị trí không thuận lợi. Ngoài ra, có nhiều cơ xung quanh vai nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ. Những tư thế sai ở vùng vai có thể dẫn đến viêm gân cơ, mất vững khớp vai. – Chấn thương vùng cổ: Nếu đang bị đau cổ hoặc chấn thương cổ cấp tính mà tập động tác như gập cổ, ngửa cổ tối đa sẽ làm tổn thương nặng thêm. – Chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người. – Bong gân cổ chân, giãn dây chằng nếu thực hiện không đúng các tư thế, như ngồi chéo chân, đứng một chân… Do đó, trước khi chọn yoga để rèn luyện sức khỏe, bạn cần nắm rõ quy luật của bộ môn này và nên đến những trung tâm có uy tín để luyện tập. Khi tập, cần đúng động tác, không nên quá sức chịu đựng. Bạn cũng cần cho hướng dẫn viên biết tiền sử tình trạng sức khỏe của mình để biết cách tập thế nào là phù hợp. Yoga mang đến một phương pháp luyện thể chất, dưỡng tâm trí và mở ra con đường “không giới hạn” cho các yogi (người tập yoga) muốn đắc đạo. Tuy nhiên, ở mức độ căn bản, yoga không mang lại những kết quả bất ngờ hay kỳ diệu cho một cơ thể bình thường, càng không phải là cách tập vật lý trị liệu để chữa bệnh, ngược lại còn có thể bị chấn thương mới. Với mục đích rèn luyện sức khỏe, nên xem yoga là một phương cách tập luyện với tất cả lợi ích (nếu tập đúng) cũng như tác hại (nếu tập sai) mà bất kỳ môn thể dục thể thao nào cũng có.

Người bệnh tim cần cẩn thận Việc luyện tập yoga cần được duy trì đều đặn trong thời gian dài. Mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cách tập thích hợp. Yoga là một trong những phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn một số triệu chứng suy giảm chức năng tim mạch do chứng tăng huyết áp, béo phì hoặc lượng đường huyết cao… Thông qua rèn luyện, hệ thống tim mạch sẽ hoạt động ổn định. Được coi là cách phòng ngừa tốt nhất với bệnh tăng huyết áp, các bài tập yoga giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, có một số tư thế trong yoga không thích hợp với người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu (ví dụ tư thế cây nến) sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao, chẳng những không đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngược, khiến cơ thể yếu và mệt – nhất là cách hít thở – yếu tố quan trọng của yoga. Khi tập yoga, bạn cần luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên, thở ra thì phải hóp bụng lại, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu… Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với từng phần tập chính của những động tác yoga, chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, dẫn đến trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma”… khó phục hồi được. Những người bị bệnh tim mạch, trước khi luyện yoga cần lưu ý: – Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim. Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc. – Nếu bị cao huyết áp hoặc tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót hai cánh tay dưới đầu. – Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi. Tóm lại, tập yoga không phải là một trò chơi hay trào lưu nhất thời. Quá trình luyện tập đòi hỏi sự kiên trì mới có tác dụng thật sự.

Đừng quên chế độ ăn uống phù hợp

Bản chất của yoga là tìm được sự thư thái, tĩnh tại của tâm hồn, thể chất. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý cho những người tập yoga một mặt vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết, nhưng cũng phải đảm bảo được nguyên lý:

– Ở độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), nếu có ý định theo chế độ ăn chay, bạn vẫn có thể đảm bảo đủ sức khỏe nếu biết lựa chọn những thực phẩm ăn chay hợp lý. Nhưng nếu bạn dưới 18 tuổi (tuổi đang còn phát triển) thì chưa nên áp dụng chế độ ăn chay vì sẽ hạn chế sự phát triển của cơ thể.

Chế độ ăn chay hợp lý cho người tập yoga là:

– Ăn nhiều hoa quả tươi, sau mỗi bữa ăn và trong những bữa phụ. Với người gầy và đang cần tăng cân, nên chọn những loại quả chín ngọt, nhiều đường sẽ giúp cung cấp nhiều năng lượng và vitamin.

– Các loại rau củ – nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không hầm nhừ rau củ, khiến các vitamin và khoáng chất bị hao hụt. Nên dùng ở dạng salad ăn sống, cơ thể sẽ hấp thu được toàn bộ vitamin trong thực phẩm.

– Trong các bữa chính (2 bữa/ngày), cần có các loại ngũ cốc nhiều năng lượng và đạm như gạo, khoai tây, bánh mì…

– Với người dư cân, có thể chọn ăn bữa chính với các thực phẩm đường bột ít năng lượng hơn như bún, miến, khoai lang, khoai sọ…

– Uống nhiều nước trong ngày vì nước giúp làm sạch toàn bộ bên trong cơ thể chứ không chỉ riêng đường tiêu hóa. Vì vậy, điều này rất hợp với nguyên lý hướng tới của yoga. Có thể uống dạng nước khoáng hoặc chè xanh, nước trái cây, sữa tươi, sữa đậu nành hay nước quả tươi…

Với những người gầy cần lên cân, đang ở tuổi phát triển, hoặc công việc đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng cần bổ sung thêm vào thực đơn ăn chay trên những sản phẩm từ động vật nhưng được chấp nhận trong chế độ ăn chay vì vẫn tuân theo nguyên tắc không sát sinh – đó là sữa, bơ, trứng…

– Không nên ăn nhiều sản phẩm giàu đạm, mỡ khó tiêu, gây cảm giác ì trệ cho cơ thể như: phủ tạng, thịt nhiều mỡ, nước uống có ga, cồn, nhiều đường ngọt như bánh kẹo…

Thực hiện: depweb

Hậu Quả Của Việc Tập Yoga Sai Cách

Hậu quả của việc tập yoga sai cách

( 16-02-2017 – 08:18 AM ) – Lượt xem: 1527

Lợi ích và tác hại như bất cứ môn thể dục thể thao nào Chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng nhanh. Ở Bệnh viện Thể Thao Việt Nam có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì khi tập yoga xong có triệu chứng bị đau vai, cổ, lưng… nhưng vẫn không nghĩ đau là do tập yoga không đúng hoặc quá sức…

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tập sai động tác, gây chấn thương là do ngày càng nhiều người có nhu cầu học yoga với hy vọng sức khỏe dẻo dai, luôn trẻ trung… Khi nhu cầu học yoga tăng vọt thì đồng thời sẽ tăng số lượng người hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu đó. Thực tế cho thấy, nhiều người chưa có bằng cấp, chứng chỉ, không đủ trình độ, không có kiến thức về an toàn và khả năng chấn thương do yoga gây ra… vẫn mở lớp dạy như thường. Nếu bạn học ở những trung tâm này thì nguy cơ chấn thương do tập sai tư thế là rất lớn.

Với những người có nhu cầu học yoga, nếu có tiềm ẩn bệnh tật không phù hợp với một số động tác trong yoga mà vẫn gắng tập sẽ càng gây tác hại nghiêm trọng như:

– Căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ vai, cẳng chân do động tác lặp đi lặp lại, kéo giãn gân cơ dây chằng quá mức. Đau lưng do các tư thế cúi hoặc ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức.

– Trật khớp vai hoặc giãn dây chằng nếu khi vai ở vào vị trí không thuận lợi. Ngoài ra, có nhiều cơ xung quanh vai nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ. Những tư thế sai ở vùng vai có thể dẫn đến viêm gân cơ, mất vững khớp vai.

– Chấn thương vùng cổ: Nếu đang bị đau cổ hoặc chấn thương cổ cấp tính mà tập động tác như gập cổ, ngửa cổ tối đa sẽ làm tổn thương nặng thêm.

– Chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người.

– Bong gân cổ chân, giãn dây chằng nếu thực hiện không đúng các tư thế, như ngồi chéo chân, đứng một chân…

Do đó, trước khi chọn yoga để rèn luyện sức khỏe, bạn cần nắm rõ quy luật của bộ môn này và nên đến những trung tâm có uy tín để luyện tập. Khi tập, cần đúng động tác, không nên quá sức chịu đựng. Bạn cũng cần cho hướng dẫn viên biết tiền sử tình trạng sức khỏe của mình để biết cách tập thế nào là phù hợp.

Yoga mang đến một phương pháp luyện thể chất, dưỡng tâm trí và mở ra con đường “không giới hạn” cho các yogi (người tập yoga) muốn đắc đạo. Tuy nhiên, ở mức độ căn bản, yoga không mang lại những kết quả bất ngờ hay kỳ diệu cho một cơ thể bình thường, càng không phải là cách tập vật lý trị liệu để chữa bệnh, ngược lại còn có thể bị chấn thương mới. Với mục đích rèn luyện sức khỏe, nên xem yoga là một phương cách tập luyện với tất cả lợi ích (nếu tập đúng) cũng như tác hại (nếu tập sai) mà bất kỳ môn thể dục thể thao nào cũng có.

Đừng quên chế độ ăn uống phù hợp

Bản chất của yoga là tìm được sự thư thái, tĩnh tại của tâm hồn, thể chất. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý cho những người tập yoga một mặt vẫn phải đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết, nhưng cũng phải đảm bảo được nguyên lý:

– Ở độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), nếu có ý định theo chế độ ăn chay, bạn vẫn có thể đảm bảo đủ sức khỏe nếu biết lựa chọn những thực phẩm ăn chay hợp lý. Nhưng nếu bạn dưới 18 tuổi (tuổi đang còn phát triển) thì chưa nên áp dụng chế độ ăn chay vì sẽ hạn chế sự phát triển của cơ thể.

Chế độ ăn chay hợp lý cho người tập yoga là:

– Ăn nhiều hoa quả tươi, sau mỗi bữa ăn và trong những bữa phụ. Với người gầy và đang cần tăng cân, nên chọn những loại quả chín ngọt, nhiều đường sẽ giúp cung cấp nhiều năng lượng và vitamin.

– Các loại rau củ – nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không hầm nhừ rau củ, khiến các vitamin và khoáng chất bị hao hụt. Nên dùng ở dạng salad ăn sống, cơ thể sẽ hấp thu được toàn bộ vitamin trong thực phẩm.

– Trong các bữa chính (2 bữa/ngày), cần có các loại ngũ cốc nhiều năng lượng và đạm như gạo, khoai tây, bánh mì…

– Với người dư cân, có thể chọn ăn bữa chính với các thực phẩm đường bột ít năng lượng hơn như bún, miến, khoai lang, khoai sọ…

– Uống nhiều nước trong ngày vì nước giúp làm sạch toàn bộ bên trong cơ thể chứ không chỉ riêng đường tiêu hóa. Vì vậy, điều này rất hợp với nguyên lý hướng tới của yoga. Có thể uống dạng nước khoáng hoặc chè xanh, nước trái cây, sữa tươi, sữa đậu nành hay nước quả tươi…

Với những người gầy cần lên cân, đang ở tuổi phát triển, hoặc công việc đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng cần bổ sung thêm vào thực đơn ăn chay trên những sản phẩm từ động vật nhưng được chấp nhận trong chế độ ăn chay vì vẫn tuân theo nguyên tắc không sát sinh – đó là sữa, bơ, trứng…

– Không nên ăn nhiều sản phẩm giàu đạm, mỡ khó tiêu, gây cảm giác ì trệ cho cơ thể như: phủ tạng, thịt nhiều mỡ, nước uống có ga, cồn, nhiều đường ngọt như bánh kẹo…

Người bệnh tim cần cẩn thận

Việc luyện tập yoga cần được duy trì đều đặn trong thời gian dài. Mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cách tập thích hợp.

Yoga là một trong những phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn một số triệu chứng suy giảm chức năng tim mạch do chứng tăng huyết áp, béo phì hoặc lượng đường huyết cao… Thông qua rèn luyện, hệ thống tim mạch sẽ hoạt động ổn định. Được coi là cách phòng ngừa tốt nhất với bệnh tăng huyết áp, các bài tập yoga giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, có một số tư thế trong yoga không thích hợp với người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu (ví dụ tư thế cây nến) sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao, chẳng những không đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngược, khiến cơ thể yếu và mệt – nhất là cách hít thở – yếu tố quan trọng của yoga.

Khi tập yoga, bạn cần luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên, thở ra thì phải hóp bụng lại, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu… Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với từng phần tập chính của những động tác yoga, chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, dẫn đến trầm cảm, … khó phục hồi được.

-Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim. Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc.

– Nếu bị cao huyết áp hoặc tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót hai cánh tay dưới đầu.

– Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.

Tóm lại, tập yoga không phải là một trò chơi hay trào lưu nhất thời. Quá trình luyện tập đòi hỏi sự kiên trì mới có tác dụng thật sự. Không tự ý tập ở nhà nếu không có người hướng dẫn và theo dõi sát sao. Người hướng dẫn phải là người được cấp bằng bởi những Tổ chức có chuyên môn sâu về yoga và uy tín cao.

Trích nguồn từ omron-yte

Coi Chừng “Tẩu Hỏa Nhập Ma” Vì Tập Yoga Sai Cách

(ĐSPL) – Nhiều người đã tự mày mò tập yoga bằng cách mua các băng đĩa, sách hướng dẫn hoặc tập theo các clip trên mạng mà không biết rằng, nếu tập yoga sai cách, hậu quả sẽ khôn lường.

Ông Đặng Hùng – Giám đốc Học viện yoga cho biết, yoga là một trong những phương pháp tập luyện của y học cổ truyền phương Đông, có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Ấn Độ. Yoga có nhiều trường phái và đôi khi nó bị đan xen với các phương pháp tập luyện khác như dưỡng sinh, khí công. Yoga cũng có những nét tương đồng với Phật giáo bởi cùng hướng đến sự giải thoát cho con người.

Cơ chế luyện tập của yoga gồm 3 phần: điều tâm (giúp cho tinh thần ổn định, không bị lôi cuốn vào các trạng thái cảm xúc thái quá như quá vui, quá buồn); điều khí (thông qua sự tập trung vào hơi thở) và điều thân (thông qua các động tác).

Do đó, việc tự mày mò để tập yoga cũng chia làm hai cấp độ. Nếu chỉ tập ở mức bình thường, tức các asana (tư thế) đơn giản sẽ không sao nhưng nếu tập đến các mức phức tạp hơn như luyện thở sẽ gây ra những bất trắc rất nguy hiểm.

Ông Đặng Hùng cho hay trước hết việc tự tập sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt về mặt thể chất. Bởi không phải bất cứ ai cũng có thể tập các asana như nhau. Trong yoga cũng có những tư thế chống chỉ định với từng người tập. Chẳng hạn với những người bị đau thắt lưng, trật khớp, thoát vị đĩa đệm nếu không có cách tránh sẽ gây ra phản ứng phụ, làm cho vấn đề của người tập sẽ nghiêm trọng hơn. Hay như nếu một người bị đau mạch vành cần phải tránh tạo sức ép ở khu vực đó nhưng có một số động tác yoga sẽ tạo ra sức ép, khi đó hậu quả sẽ khôn lường.

Bởi vậy, tại các trung tâm yoga chuyên nghiệp, trước khi bắt đầu luyện tập cho học viên, các chuyên gia luôn phải kiểm tra sức khỏe cũng như bệnh án của người tập để có thể đưa ra những động tác thích hợp. Nếu các học viên tự tập ở nhà, sách vở hay các clip trên mạng sẽ không thể chỉ giúp họ động tác nào là phù hợp, động tác nào là chống chỉ định.

“Nếu người tập tự mày mò đến các cấp cao như thiền định, các prana thì phải có sự hướng dẫn của những bậc thầy có kinh nghiệm. Nếu không sẽ dẫn đến một số tác động không có lợi cho tinh thần như việc rối loạn tinh thần hoặc tâm thần. Có nghĩa người tập sẽ có những biểu hiện như ảo tưởng, có ảo ảnh, suy nghĩ phi thực tế, trầm cảm hoặc nặng hơn là khi nào cũng cảm thấy có bóng người theo,…”, ông Hùng khuyến cáo.

Đồng quan điểm, ông Dương Bảo Ngọc – Ủy viên ban điều hành Câu lạc bộ yoga Hà Nội – Trung tâm UNESCO Phát riển Nhân văn cũng khuyến cáo: “Tốt nhất người tập nên tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm và được học một cách bài bản. Sau đó hoàn toàn có thể tự tập ở nhà”.

Cũng theo ông Ngọc, việc tự học, tự tập yoga phải hết sức cẩn thận và đòi hỏi người tập phải thực sự tâm huyết tìm hiểu.

Trong hơn chục năm kinh nghiệm của mình, ông Ngọc cho hay thực ra ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị “tẩu hỏa nhập ma” khi tập yoga sai cách song cũng đã có những trường hợp gặp biến chứng và đã kịp thời dừng lại.

Thực tế, đã có người tìm đến sự tư vấn của ông Ngọc sau hai ngày tự mày mò tập thiền ở nhà. Người này có biểu hiện mất trí nhớ tạm thời, tâm trạng luôn bất an. Nhưng rất may, sự việc chưa đi quá xa.

Theo các chuyên gia, khi bắt đầu tập yoga, người tập nên bắt đầu với những tư thế đơn giản như chào mặt trời, chó ngẩng mặt, chó cúi mặt… Khi tập phải đúng tư thế, hít vào thở ra chậm đều, phối hợp giữa tư thế và nhịp thở. Ngoài ra, người tập cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ.

“Đặc trưng của yoga là phải kiên trì và người tập phải không ngừng tự khám phá bản thân mình. Thành quả của việc tập luyện yoga không thể tính bằng ngày, bằng tháng mà phải tính bằng năm và nhiều năm. Điều kỳ diệu của yoga chỉ đến với những ai kiên trì luyện tập và luyện tập đều đặn, đúng cách”, ông Bảo Ngọc cho biết.