Top 8 # Tránh Tăng Cân Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Ăn Gì Khi Mang Thai Tránh Tăng Cân Nhiều

0 lượt xem

Có rất nhiều phụ nữ tăng cân quá mức khi mang thai. Việc tăng cân quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, ăn gì khi mang thai tránh tăng cân nhiều, mà cả mẹ và bé vẫn khỏe mạnh là thắc mắc của rất nhiều chị em.

1, Có nên tăng cân nhiều khi mang thai không?

2, Mức tăng cân hợp lý khi mang thai?

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau các mẹ bầu nên biết:

Thai nhi: 3.200g – 3.600g.

Nhau thai: 500g – 900g.

Dịch ối: 900g.

Sự phì đại tuyến vú: 500g.

Tử cung: 900g.

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.

Mỡ cơ thể: 2.300g.

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g

Để tránh được việc tăng cân quá mức khi mang thai, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai theo các mức như sau:

BMI = (TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ)/ (CHIỀU CAO X CHIỀU CAO)

Chỉ số BMI trước khi mang thaiMức tăng cân khi mang thai được khuyến nghị

BMI < 19,8 (thiếu cân)

12,5 đến 18 kg

BMI từ 19,8 đến 26 (cân nặng bình thường)

11,5 đến 16 kg

BMI từ 26 đến 29 (thừa cân nặng)

7 đến 11,5 kg

Khác

Những người phụ nữ có chiều cao thấp (<157cm) nên nhắm đến mức thấp hơn trong khoảng tăng cân được khuyến nghị.

Bảng: Chỉ số cân nặng BMI của cơ thể trước và khi mang thai của Kaiser L, Allen LH, Position of the American Dietetic Assosiation.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 1 – 2kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 – 0,5kg/tuần.

3, Thực đơn hợp lý khi mang thai

Đây là giai đoạn thai nhi đang hình thành, nhu cầu năng lượng chưa cao nên thực đơn không cần thay đổi nhiều, chỉ cần duy trì cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ như trước khi mang thai và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sỹ là đủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Trong những tháng đầu của thai kỳ, do cơ thể mệt mỏi, lại thường bị nghén, nên nhiều bà mẹ không ăn được nhiều và sợ cơm, vì thế, muốn đủ năng lượng, các chị nên ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn ưa thích vào bất cứ lúc nào thấy thèm ăn. Nên ưu tiên thực phẩm thuộc nhóm chất bột vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần có tỉ lệ cân đối với các nhóm khác, nếu không cũng sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên ăn gì khi mang thai trong 6 tháng cuối?

Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của bà mẹ là 2.550kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày 350kcal, do đó, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 – 2 bát cơm. Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh cả về thể chất, trọng lượng, trí não, nên thai nhi đòi hỏi một lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhiều, bao gồm cả các chất đa lượng và vi lượng. Người mẹ nên chú ý tăng cường bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn này để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và sức khỏe của mẹ. Bằng cách:

Bổ sung thực phẩm giàu đạm: tăng cường ăn thịt, cá, trứng, sữa,… cho bữa ăn (nên ăn từ 4 đến 7 quả trứng/1 tuần, ít nhất 1 đến 2 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành, ngũ cốc/ ngày)

Thực phẩm chứa lipid (chất béo): khi mang thai mỗi ngày cần ăn thêm 3 đến 4 thìa café dầu ăn hoặc mỡ (bằng cách xào thức ăn hoặc trộn và thức ăn, salad).

Tăng cường bổ sung chất xơ: rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ hoàn hảo cho các bà mẹ có thai. Các loại rau màu xanh thẫm, các loại củ quả có màu vàng, da cam cần được bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày, ví dụ : cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau dền, bông cải, cam, quýt, đu đủ, chuối (chuối là thực phẩm bổ dưỡng có nhiều magie có tác dung làm giảm hiện tượng co thắt cơ bắp, kích thích co bóp cơ tử cung khi chuyển dạ giúp mẹ dễ sinh), và các loại hạt đậu… Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin như táo, nho, cam, quýt… Ngoài việc dễ tiêu hóa, chúng còn giúp phụ nữ mang thai tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh hô hấp trong thời kỳ nhạy cảm này.

Chất bột đường: là loại thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, mẹ nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo giữ được các vitamin còn trong lớp vỏ thực phẩm.

Các mẹ lưu ý không nên ăn quá nhiều trong một bữa vì cho rằng như thế tốt cho con, nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân hợp lý. Vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa. Ví dụ một thực đơn trong 1 ngày cho mẹ bầu như sau:

Bữa sáng: 1 bát phở + 200ml sữa + 1 quả chuối.

Bữa trưa: 2-3 chén cơm + cá chiên + canh rau cải nấu thịt bằm + 1 quả cam (sau ăn 30 phút).

Bữa chiều: 2-3 chén cơm + thịt kho + đậu xào + canh soup rau củ.

Bữa xế : trái cây/ sữa chua/tào phớ/bánh ngũ cốc/các loại hạt,..

Bữa tối: 200ml sữa hoặc súp nóng (rau + thịt + nấm,…)

Như vậy, các mẹ hoàn toàn có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn lành mạnh, bổ dưỡng và đủ chất cho cả hai mẹ con qua những gợi ý như trên.

4, Ăn gì khi mang thai tránh tăng cân nhiều

Cắt giảm đồ ăn vặt:

Thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường, chất béo làm cân nặng của bà bầu tăng nhanh chóng. Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ… Vì vậy các chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo, đồng thời cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga, thay vào đó là các loại hạt tốt cho cơ thể như hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí… trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn chậm nhai kỹ:

“Nhai kỹ no lâu”, do đó tới bữa ăn, các mẹ hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế mẹ bầu ăn nhiều hơn và giúp cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Ăn bữa sáng đầy đủ:

Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến các mẹ muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả mẹ và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm các mẹ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

Đừng ăn cho 2 người:

Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, việc ăn quá nhiều làm hệ thống tiêu hóa hoạt động liên tục. Điều này gây nên sự khó khăn trong quá trình thay đổi trọng lượng của thai nhi. Do đó, các mẹ hãy quan tâm đến chất lượng về chế độ hàng ngày, chứ đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng của mẹ tăng lên không ngờ đấy.

Đừng quên uống đủ nước:

Sự thiếu nước đôi khi làm các mẹ cảm thấy đói. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp các mẹ ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Tập thể dục đều đặn:

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bà bầu đạt được mục tiêu tăng cân hợp lý mà còn tạo ảnh hưởng tốt lên thai nhi, làm giảm nguy cơ của các vấn đề thường gặp khi mang thai như tiểu đường, tiền sản giật… Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này các mẹ bầu không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội… sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé đó.

Hồng Ngọc

Theo Dinhduongbabau.net

7 Cách Kiểm Soát Tăng Cân Khi Mang Thai, Tránh Tăng Quá Nhiều

Trong quá trình mang thai, nếu như cân nặng của bạn tăng một cách quá nhiều chưa hẳn là một điều tốt cho thấy bé của bạn khỏe mạnh mà rất có thể đó là một vấn đề nghiêm trọng. Nó cho thấy bạn ăn uống mất kiểm soát và dễ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sinh non, tiền sản giật,…

7 gợi ý sau đây là sẽ giúp bạn có thể kiểm soát tăng cân khi mang thai, đảm bảo rằng bạn đã nạp đủ chất cho cả hai mà không thừa quá mức.

Một trong những bước quan trọng để bạn có một giai đoạn mang thai khỏe mạnh đó là khởi đầu nó bằng những gì tốt nhất có thể. Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các vitamin cần thiết chuẩn bị cho việc mang thai, một gợi ý dành cho bạn đó hãy kiểm tra trọng lượng cân nặng của mình. Nếu như nó vượt mức quá cao, bạn nên có kế hoạch giảm cân đạt được đến mức lý tưởng nhất phù hợp nhất có thể với chiều cao của mình sau đó hãy thực hiện triển khai kế hoạch sau đó là mang thai. Như vậy bé của bạn sẽ khỏe hơn và tỷ lệ bạn thu thai cũng nhanh hơn.

Thực sự thì bạn không cần quá nhiều Calo hơn mỗi ngày để nuôi dưỡng một em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Thường thì khoảng tháng thứ 2 bạn sẽ chỉ cần nạp 340 calo mỗi ngày và 450 calo mỗi ngày từ tháng thứ ba cho đến ngày sinh. Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý với các bữa chính đầy đủ dưỡng chất, và chọn các đồ ăn nhẹ lành mạnh để ăn xen kẽ giữa các bữa ăn. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có Protein, trái cây và rau củ.

Việc ăn một bữa nhẹ sau mỗi ba giờ ăn chính sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa các cơn thèm ăn sau đó. Bằng cách này bạn có thể hạn chế được tình trạng nạp vào các thực phẩm không tốt cho cơ thể hay ăn quá nhiều. Bạn nên chọn những thức ăn nhẹ có chứa nhiều protein, chất xơ và một số chất béo lành mạnh. Chẳng hạn như một quả táo, bánh ngọt ăn dặm chung với cải bỏ xôi hấp hay các loại trái cây như: Bưởi, cam, lê, mận nó sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng táo bón lại vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn và bé yêu của mình.

Viện Y học khuyên phụ nữ mang thai nên uống 10 ly nước hoặc 8 ly nước các loại nước khác như trái cây ép,.. hay khoảng 3 lít nước cho một ngày, nó sẽ giúp bạn có đủ nước trong thai kỳ, và giảm thiếu cảm giác thèm ăn.

Một trong những dấu hiệu giúp bạn có thể dễ dàng nhận ra việc thiếu nước của mình đó chính là quan sát màu sắc của nước tiểu, nếu chúng có màu vàng đậm điều đó có nghĩa là bạn cần nên uống nhiều nước hơn, lý tưởng nhất là nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong suốt.

Việc uống nhiều nước cũng giúp bạn hạn chế được tình trạng táo bón trong thai kỳ, mặt khác nó cũng giúp bạn giữ cho mọi hoạt động chuyển động trong cơ thể dễ dàng hơn, giảm thiểu được tình trạng bị đầy hơi, khó chịu.

Tinh bột có thể là bạn thân của những phụ nữ mang thai, đặc biệt là nó rất hiệu quả trong việc giúp bạn chống lại các cơn buồn nôn và ốm nghén. Tuy nhiên bạn cần chọn các loại tinh bột có lợi cho sức khỏe của mình, những loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như bánh mì trắng, gạo, và mì sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn mà không hề cho bạn nhiều chất dinh dưỡng như mình cần. Thay vì thế bạn nên chọn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác như gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, vừa nhiều dinh dưỡng lại còn tạo cảm giác no lầu khiến các cơn thèm ăn của bạn giảm đi đáng kể,

Đi bộ sẽ giúp ích rất đáng kể cho việc mang thai của bạn. Khởi đầu việc đi bộ chỉ với 10 phút mỗi ngày, và cứ sau 30 ngày bạn lại thêm 10 phút và đến tháng thứ 3 bạn bắt đầu duy trì 30 phút mỗi ngày cho đến ngày sinh. Đi bộ sẽ giúp cho bạn không bị tăng cân quá mức, đồng thời còn giảm đau nhức đặc biệt khi bạn đến cuối thai kỳ.

Việc cấm bạn hoàn toàn khi bạn đang thèm một cái gì đó sẽ khiến cơn thèm khát của bạn bùng phát hơn. Do đó bạn có thể thỉnh thoảng mỗi tuần 1 lần dùng một ít món mình ưa thích. Hãy đừng quá nhiều và cho nó vào cái chén để khiến nó trông nhiều hơn.

Mặc dù mẹo này sẽ không giúp ích gì trong thời kỳ mang thai, nhưng thực sự thì việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể giúp bạn đạt được cân nặng lành mạnh sau đó.

Có Nên Hạn Chế Ăn Tinh Bột Để Tránh Tăng Cân Khi Đang Mang Thai?

Chào bác sĩ, em 25 tuổi đang mang thai ở tháng thứ 5 năm và tăng hơn 8kg, em thấy sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, nhiều chị ở cơ quan khuyên em trong suốt thai kỳ chỉ nên tăng 12kg là tốt nhất, như em là tăng cân quá nhanh. Em cũng sợ nếu tăng cân nhiều quá sau này sẽ khó nên em định không ăn hoặc ăn rất ít tinh bột để tránh tăng cân nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, em ăn như vậy khi mang thai có được không, có ảnh hưởng ì đến thai nhi không? Em xin cảm ơn! (Lê Diệu Hân).

Diệu Hân thân mến!

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian mang thai, người mẹ khỏe mạnh sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt về sau. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ thời gian này là vô cùng cần thiết.

Có nhiều chị em ăn uống tốt nên tăng cân nhanh và nhiều trong thời kỳ mang thai. Thực tế, tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng là điều không tốt, vì nó có thể kéo theo nhiều bệnh đi kèm như huyết áp cao, tiểu đường thai kì… Đặc biệt, tăng cân nhiều trong thai kì cũng làm các mẹ gặp muôn vàn khó khăn với việc giảm béo sau sinh. Vì thế nhiều chị em đã hạn chế ăn tinh bột cho thực đơn của mình để tránh tăng cân quá nhiều.

Thế nhưng, tinh bột là nguồn dinh dưỡng có vai trò tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, tinh bột cũng có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không thể tự ý không ăn hoặc ăn rất ít tinh bột nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Sự phát triển của thai nhi là rất quan trọng vì thế để có một chế độ dinh dưỡng đúng cách, mẹ bầu cần ăn cân đối giữa các nhóm chất: tinh bột (gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến), chất đạm (thịt, cá, trứng), chất béo và vitamin (rau, củ, quả). Khẩu phần ăn giàu chất nào hơn cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giữa các nhóm chất.

Mặt khác, trong thời gian mang thai, lượng hormon thay đổi tác động lớn nhu cầu đường trong máu. Việc ăn uống đủ chất tinh bột sẽ giúp cung cấp lượng carbohydrate thường xuyên, đảm bảo đủ lượng đường trong máu, giúp chống lại mệt mỏi ở các mẹ.

Bên cạnh đó, trong thời gian này, mẹ bầu cần tuyệt đối không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc không đảm bảo vệ sinh… để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ… Không dùng thức uống có cồn và caffeine như bia, rượu vì chúng có thể gây tổn hại cho sự phát triển của thai nhi.

Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ và con, bạn nên đi khám và tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa. Bạn tuyệt đối không được tự điều chỉnh chế độ ăn của mình khi chưa biết mình cần bổ sung và hạn chế dưỡng chất nào.

Chúc mẹ con bạn vui khỏe!

Tăng Cân Quá Nhanh Khi Mang Thai!

4 tháng đầu mình nghén…Xuống 9kg… Đến tháng thứ 5 mình bắt đầu ăn được..nhưng đồ ăn phải nguội và hết mùi..Kết quả 1 tháng mình tăng 5kg…Mình đang rất lo lắng dù test đường k sao…nhưng cứ đà này 4 tháng cuối mình tăng trên dưới 20kg……..Tiêu mất…phải làm sao bây giờ ( 1 bữa mình ăn ngon miệng thì có khi 5 chén cơm luôn cơ!)

.Có ai có bí kíp giúp kìm hãm sự tăng cân quá đà này k nhỉ?Có ai giống mình cùng bắt tay áp dụng bài báo này nhỉ???

Các bà bầu khi mang thai ăn nhiều hơn bình thường , đó là nguyên nhân tăng cân nhanh chóng và không tốt cho thai nhi, mẹo hay sẽ giúp bạn cách không tăng cân quá nhiều khi mang thai.

Theo nghiên cứu mới nhất, hơn 30% phụ nữ tăng cân qua mức trong thời gian mang thai.

Béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, có thể dẫn đến tiền sản giật. Thậm chí, nguy cơ sẩy thai, chết lưu hoặc sinh non cũng tăng lên nếu mẹ béo phì hoặc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.

Mẹ béo phì hoặc tăng cân quá mức cũng có thể khiến bé dị tật bẩm sinh và khó khăn khi siêu âm, chẩn đoán. Trong thời gian chuẩn bị sinh, mẹ béo phì cũng có thể tăng nguy cơ máu đông, nhiễm trùng và khó gây mê. Nghiên cứu cho thấy, mẹ béo phì cũng có vấn đề về cho con bú, mặt khác, việc giảm cân sau sinh là vấn đề nan giải vô cùng.

Một số thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy những chú chuột được sinh ra từ mẹ thừa cân có thể bị thay đổi cấu trúc não và di truyền vĩnh viễn, gây ra nguy cơ tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.

Ông Melinda Johnson, chuyên gia dinh dưỡng Viện dinh dưỡng và chế độ của Anh, cho hay: “Chúng ta đang tạo ra thế hệ trẻ béo phì, khi chúng lớn lên và sinh con, vấn để di truyền sẽ bị thay đổi nghiêm trọng”.

Nếu bạn đang lập kế hoạch để mang thai, hãy bắt đầu tìm hiểu chế độ ăn uống thích hợp trong thời gian thai kỳ để không tăng cân quá mức.

Mức tăng cân hợp lý khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, dẫn đến thời kỳ gọi là “ốm nghén” như: nhu cầu về năng lượng và các dưỡng chất gia tăng, hấp thu ở ruột tăng, thay đổi về chuyển hóa cơ bản, sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món, buồn nôn, nôn, ợ nóng, táo bón.

Những thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ, khiến họ không tăng cân thậm chí bị sụt cân đi.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng nghén qua đi, nhiều thai phụ ăn “trả bữa”, không kiểm soát, dẫn đến tăng quá nhiều cân mà không lường trước được nhiều vấn đề có thể xảy ra cho sức khỏe của mẹ và em bé như: tình trạng béo phì của mẹ sau khi sinh và những khó khăn khi sinh do con to như chuyển dạ kéo dài, khó sinh do vai em bé to, sinh mổ, chấn thương, hoặc ngạt khi sinh…

Để tránh được việc này, các nhà khoa học đã khuyến nghị chị em phụ nữ mang thai nên tăng cân hợp lý theo chỉ số BMI (chỉ số khối lượng cơ thể) của mình trước lúc mang thai.

Cụ thể như sau: Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 – 12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.

Việc tăng cân quá nhanh khiến mẹ bầu rất dễ mắc tiền sản giật, bệnh tiểu đường thai kỳ, đau lưng, khó thở vì vậy chị em nên tránh những thức ăn nhiều đường và chất béo. Hãy cắt giảm những đồ ăn vặt như bánh ngọt, nước uống có ga trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa nhỏ

Ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu có thể làm cho tất cả các bữa ăn chính của bạn trở lên nhàm chán và tình trạng này sẽ trở lên tồi tệ hơn khi em bé dần lớn lên. Vì vậy, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa và tương đương là khẩu phần ăn mỗi bữa cùng ít đi.

Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bạn nhận được đầy đủ calo và dinh dưỡng cần thiết mà vẫn giữ năng lượng cũng như mức độ đường trong máu ổn định. Cách ăn này còn giúp mẹ bầu bớt ốm nghén.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ta ăn với một ai đó sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn 750 calories so với ăn một mình. Chính vì thế hãy nhấm nháp những loại đồ ăn bạn thích trong ngày. Tới bữa ăn, hãy ăn thật chậm, nhai kỹ. Nó sẽ kiềm chế bạn ăn nhiều hơn khi ăn cùng người khác và giúp bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn.

Nhiều người thường nghĩ bỏ bữa bữa sẽ hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa sẽ khiến bạn muốn ăn nhiều hơn vào bữa sau, hơn nữa sau 6 – 8 tiếng ngủ vào buổi tối cả bạn và em bé cần được cung cấp năng lượng vào buổi sớm trong ngày. Tình trạng thiếu năng lượng, cơn đói cồn cào do bỏ bữa làm bạn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ trong suốt buổi sáng.

Những người xung quanh thường động viên bà bầu ăn nhiều lên, “ăn cho 2 người” nên phải ăn gấp 2 lần, nhưng thực tế, bạn là người biết rõ nhất ăn như thế nào là đủ chất cho cả hai mẹ con. Vì vậy, đừng vì những người khác nói mà cố ăn thêm một chút nữa, mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng lên không ngờ đấy.

Sự thiếu nước đôi khi làm bạn cảm thấy đói. Nếu bạn đã lên kế hoạch sẵn cho việc ăn uống của mình mà vẫn cảm thấy đói, có thể bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa. Nước không chỉ quan trọng với cơ thể, với thai nhi, nó còn giúp bạn ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Tập thể dục đều đặn giúp mẹ bầu tăng cân chuẩn

Nếu bạn đang mệt mỏi hoặc ốm nghén thì rất khó để có thể ngồi dậy tập thể dục nhưng đây lại là hoạt động có lợi cho bà bầu. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân. Ngoài ra thể dục đều đặn còn giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh.

Theo các nghiên cứu, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian này bạn không nên tập những môn thể thao quá khó mà chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng những môn như yoga, đi bộ hoặc bơi lội.

Điều chỉnh cân nặng hợp lý khi mang thai

Nếu bạn bắt đầu mang thai và lo lắng về cân nặng tăng quá mức của mình thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc điều chỉnh cân nặng của mình cho phù hợp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và thai nhi.

Có một thực tế là hiện nay, những bà mẹ bị thừa cân trong quá trình mang thai rất đông, do chế độ ăn uống đảm bảo và việc luyện tập ít được duy trì. Bà bầu có thể tính cân nặng của mình theo chỉ số BMI để biết mình có dư cân hay không.

Khi mang thai, bạn nên tăng bao nhiêu cân?

Các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ chỉ nên tăng từ 12 – 15kg trong suốt quá trình mang thai. Nếu bạn tăng quá số cân này, thì trong những tháng cuối nên điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày cho hợp lý để hạn chế cân tăng quá nhiều. Ngoài ra, bà bầu cũng nên để ý đến cân nặng của em bé để xem mức tăng cân của bé có tỉ lệ với mẹ hay không.

Nếu những phụ nữ bình thường được khuyến nghị tăng không quá 15kg thì những phụ nữ béo phì khi mang thai chỉ nên tăng khoảng 10 – 12kg là tối đa.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2010, cho thấy rằng những phụ nữ tăng cân quá mức quy định có nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường. Chính vì vậy, việc quản lý cân nặng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai là ưu tiên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Bị giảm cân khi mang thai?

Mang thai không phải là lúc bạn nghĩ đến việc thực hiện chế độ giảm cân, tuy nhiên có nhiều người ăn uống đầy đủ vẫn bị hao hụt cân nặng vì nhiều nguyên nhân. Hầu hết những người mang thai trong ba tháng đầu tăng cân rất ít, thậm chí bị giảm cân do những cơn ốm nghén, cơ thể thay đổi nên khó khăn trong việc ăn uống.

Bà bầu cũng nên để ý, hạn chế ăn các loại thức ăn có thể gây hại cho bạn và sự phát triển của thai nhi nhưng tăng cường bổ sung các thức ăn bổ dưỡng khác như thịt, trứng, sữa…

Trong giai đoạn ba tháng đầu tiên, chứng ốm nghén khiến hầu hết các bà bầu bị giảm cân, các cơn buồn nôn làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, bà bầu không cần quá lo lắng bởi ngay cả khi trọng lượng của mẹ bị giảm đi thì bé vẫn có đủ lượng calo cần thiết để phát triển trong giai đoạn đầu.

Những phụ nữ bị thừa cân trước khi mang thai có trữ thêm lượng calo trong chất béo, do đó, khi em bé phát triển, họ sẽ có cảm giác mất một chút trọng lượng. Nhưng mọi việc sẽ không ổn khi bà bầu mất trọng lượng cả trong những tháng sau đó, khi mà em bé cần rất nhiều năng lượng để phát triển trong bụng mẹ.

Làm thế nào để tăng cân hợp lý?

Luyện tập thể dục thường xuyên và ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân hợp lý và thậm chí còn tạo ảnh hưởng tốt lên thai nhi, làm giảm nguy cơ của các vấn đề thường gặp khi mang thai như tiểu đường, tiền sản giật… Ăn uống hợp lý cũng giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.

Bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về các chế độ ăn hợp lý, lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống tốt trong thai kỳ và làm theo các nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai.

Ghi lại chế độ ăn hàng ngày để bạn biết rõ mình có tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết hay không, uống càng nhiều nước càng tốt. Nhật ký ăn uống cũng giúp bạn theo dõi được tâm trạng thay đổi của mình, mức độ đói trong ngày để bạn có thể đưa ra những thay thế cho phù hợp.