Top 12 # Tỷ Lệ Tăng Cân Của Trẻ Sơ Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Quatangmenard.com

Tiêu Chuẩn Tăng Cân Của Trẻ Sơ Sinh

Quá trình tăng cân ở trẻ sơ sinh không phải bé nào cũng giống nhau

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:

Cân nặng của trẻ sơ sinh giảm từ 5-10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trong những tuần sau đó.

Bé sơ sinh có thể tăng từ 1-1,2kg/ tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr/tháng trong giai đoạn từ 4-6 tháng và khoảng 300-400gr trong giai đoạn sau đó.

Trẻ 4 tháng tuổi có cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc mới sinh

Trong vòng 12 tháng, chiều dài của trẻ có thể tăng 1,5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cm

Tuy nhiên, những thông số trên chỉ mang tính tham khảo thôi. Vì mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác triển khác nhau nên tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh cũng không thể giống nhau hoàn toàn được.

Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh mãi vẫn không có sự biến chuyển, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giúp bé cưng cải thiện cân nặng.

Giúp bé ngủ ngon: Mẹ có biết lúc ngủ cũng chính là lúc trẻ sơ sinh lớn lên? Vì khi bé ngủ, tuyến yên sẽ tiết hormone giúp bé phát triển chiều cao cũng như cân nặng. Vì vậy, trong giai đoạn này, bé cưng cần ngủ rất nhiều, có thể lên tới 20 tiếng/ngày. Bên cạnh việc làm trẻ khó chịu, ngủ không đủ giấc còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.Cho bé bú đúng cách :ới bé sơ sinh, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Cho bé bú đầy đủ, đúng cách sẽ giúp bé bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mình.

Bé sơ sinh cần được cho bú liên tục mỗi 2-3 tiếng/lần

Ăn dặm đúng cách, bé tăng cân tốt hơn: Khi bước sang tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng lên. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm để bổ sung nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này.

Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Vì càng vận động nhiều, bé càng nhanh đói hơn. Hệ tiêu hóa cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Massage cho trẻ sơ sinh: Không chỉ giúp bé thư giãn và dễ ngủ hơn, thường xuyên massage cho bé sơ sinh cũng có tác dụng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Bé không gặp vấn đề về tiêu hóa, cân nặng cũng tăng nhanh hơnTóm lại, việc tăng cân ở trẻ sơ sinh nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ liên tục “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian dài, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý phù hợp.

Biểu Đồ Tăng Trưởng Của Trẻ Sơ Sinh

Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh. Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.

Nếu không bạn có thể dựa vào các mốc chính như:

10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.

5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.

1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.

Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:

– Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.

– Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.

– Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.

– Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần. Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…

Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ: Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:

– Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.

– Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.

– Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.

Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân:

Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.

Lưu ý: Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.

Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân. Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.

Medonthan tổng hợp

Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân

Những ngày đầu nuôi con, bà mẹ nào cũng mong con có sự tăng trưởng nhanh để nhanh chóng tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, hiện tượng trẻ sơ sinh chậm tăng cân đang trở thành nỗi khổ tâm của nhiều mẹ. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những lý do vì sao.

Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Thế nào là tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh?

Tăng cân là một dấu hiệu mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát cho thấy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú mẹ. Nhưng không phải lúc nào sự tăng cân chậm ở bé cũng là vấn đề.

Khi nào tăng cân chậm là bình thường?

Một số bé không có tốc độ tăng cân mạnh mẽ như nhiều đứa trẻ cùng lứa. Tuy nhiên, mức độ tăng vẫn diễn ra đồng đều qua từng tháng. Đây không phải trường hợp trẻ sơ sinh tăng cân chậm đáng lo ngại nhưng chúng ta vẫn cần theo dõi.

Khi sự tăng cân diễn ra bình thường, dù chậm. Nhưng bạn sẽ yên tâm hơn qua các biểu hiện: + Bé có thể tự mình thức dậy, tỉnh táo. + Tã ướt và bẩn nhanh hơn trong quá trình bé lớn. + Bé tăng cân chậm nhưng vẫn đều đặn.

Vấn đề tăng cân chậm sẽ trở thành đáng quan ngại nếu…

Không phải lúc nào vấn đề bé chậm tăng cân cũng là bình thường. Nếu một số tình huống sau xảy ra thì bạn cần phải thật sự cẩn thận: + Bé nhỏ hơn rất nhiều so với trẻ cùng tuổi bao gồm: trọng lượng, chiều cao và kích thước vòng đầu. + Bé mất hứng thú với thế giới xung quanh. + Bé thường xuyên quấy khóc. + Buồn ngủ và ngủ cả ngày. + Bé không có các cột mốc vật lý đúng chuẩn như lăn, ngồi, bò, đi… so với trẻ cùng lứa.

Lúc này, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại vitamin tổng hợp, đặc biệt là sự có mặt của các vitamin nhóm B. Điều này không chỉ giúp bổ sung đủ lượng vitamin thiếu hụt cho bé mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Vấn đề trẻ sơ sinh tăng cân chậm được đề cập ở phần 1 có thể đến từ rất nhiều yếu tố như: chất lượng y tế, xã hội, tài chính… hoặc khả năng tiêu hóa thực phẩm, hấp thu dinh dưỡng ở bé có hạn.

Nguyên nhân về y tế

+ Trẻ sinh non thường khó bú cho đến khi vùng cơ để mút sữa của chúng phát triển hoàn toàn. + Bé mắc hội chứng Down gây khó khăn khi bú mẹ. + Bé có sẵn một số rối loạn chuyển hóa như đường huyết thấp, phenylketo niệu,… khiến việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng gặp hạn chế. + Bé bị xơ nang khó hấp thụ calo. + Bé bị dị ứng hoặc không dung nạp được một số chất có trong thức ăn. + Trào ngược dạ dày gây nôn mửa thường xuyên, bé không ăn được.

Nguyên nhân về xã hội – tài chính

+ Cha mẹ không có sự chuẩn bị sữa công thức chính xác hoặc tần suất trẻ sơ sinh được bú quá thấp. + Gia đình có mâu thuẫn do ly hôn, áp lực, căng thẳng… cũng ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé. + Cha mẹ chưa đủ điều kiện để cung cấp cho bé đầy đủ nguồn dinh dưỡng.

Bài viết đã cung cấp đến bạn một số nguyên nhân gây ra vấn đề trẻ chậm tăng cân. Hy vọng qua việc hiểu rõ nguyên nhân, bạn đã có biện pháp điều chỉnh và sớm khắc phục tình trạng này cho bé.

Mức Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh

Từ lúc sinh ra, trẻ cần được theo giỏi sự phát triển về cân nặng và chiều cao một cách chặt chẽ. Việc theo dõi sẽ giúp cho các bậc cha mẹ biết được sự phát triển của bé có bình thường hay không, từ đó các bà mẹ mới có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

Bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh:

Lưu ý:

Khi đo trọng lượng của bé sơ sinh cần trừ đi trọng lượng của quần áo và tã ( khoảng 200 – 400 gram).

Nên đo trọng lượng cho bé khi bé đi tiểu hoặc đã đi đại tiện.

Nên cân mỗi tháng một lần.

Tiêu chuẩn trẻ sơ sinh sau một tháng

Hầu hết trẻ sau khi sinh do bú ít, bị mất nước qua da và thở cộng với bài tiết nước tiểu và phân cho nên trong 2 – 4 ngày sau khi sinh, bé sẽ có biểu hiện sút cân, đó gọi là sút cân sinh lý. Nhưng lượng giảm sút không quá 300 gram. Từ ngày thứ 4, 5 trở đi trẻ bắt đầu phục hồi và tăng cân.

Sau khi phục hồi trọng lượng cân nặng của trẻ cũng tăng dần theo thời gian với chế độ ăn, khi tròn một tháng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sẽ tăng 600 – 800 gram hay 1000 gram.

Sau 1 tháng với chế độ ăn khác nhau bé sẽ tăng từ 1 – 2 kg tùy theo sự phát triển thể trạng của từng trẻ. Làm sao để mẹ có thể đảm bảo tiêu chuẩn của trẻ được tốt nhất và khi trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bí quyết đảm bảo tiêu chuẩn cân nặng cho trẻ sơ sinh

Khi bé mới sinh ra, các bà mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé bằng một thực đơn đa dạng cho bé. Đồng thời cần theo dõi sức khỏe, sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa để đảm bảo mang lại sự hấp thụ đều và tốt nhất.

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé ăn dặm để cung cấp các chất dinh dưỡng và bổ sung một số khoáng chất bổ sung cho sự phát triển của bé. Bé cần có chế độ ăn đa dạng và đáp ứng nhu cầu cơ thể. Có nhiều bà mẹ thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày và trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Ngoài ra, bé nên tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi, có nhiều bà mẹ cho rằng khi bé đã ăn dặm được là bé có thể cai sữa, nhưng ăn dặm chỉ là cung cấp thêm các dinh dưỡng cho bé chứ không thể nào thay thế sữa mẹ hoàn toàn.

Tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Vì giai đoạn này sẽ quyết định sự phát triển của bé, nên các ông bố bà mẹ phải hết sức quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tiêu chuẩn cân nặng của trẻ sơ sinh. Hãy quan sát từ khi bé sơ sinh cho tới bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi để giúp bé kịp thời bổ sung đủ dinh dưỡng trong cơ thể.