Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Giải Pháp mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bé ở nhà ăn rất khỏe nhưng vẫn không thấy tăng cân xíu nào. Thậm chí còn còi xương và nhỏ con hơn các bạn cùng trang lứa. Vậy trẻ chậm tăng cân nguyên nhân do đâu và giải pháp để bố mẹ áp dụng để cải thiện tình hình này cho bé như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Bé bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán
Ở Việt Nam, nhiễm giun sán dường như rất phổ biến ở trẻ em. Giun sán không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ chia nhỏ thức ăn thi đi vào dạ dày của bé. Nếu phụ huynh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ chậm tăng cân và có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Bé ăn nhiều nhưng tiêu hóa và hấp thu kém.
Khi trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng, mẹ sẽ thấy những biểu hiện sau:
– Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể hoải, không thích hoạt động nhiều và giấc ngủ không chất lượng.
– Bé thường xuyên đau bụng, trướng bụng hoặc sôi bụng.
– Đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng rất lỏng, có nhiều nước nàu vàng nhạt và có mùi tanh.
– Bé phát triển không bình thường, biếng ăn, sụt cân hoặc chậm tăng cân.
Cho trẻ ăn không đúng cách
Chỉ nấu cháo bằng nước hầm xương, cho bé ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc, ép ăn, kiêng cử dầu ăn,…là những sai lầm khi cho trẻ ăn. Các mẹ hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé sao cho thật hợp lý và cho bé ăn đúng cách thì tình trạng chậm tăng cân sẽ được cải thiện.
Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường
Một số bé có khả năng tăng trưởng và phát triển cao hơn bình thường nhưng bố mẹ lại chưa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Cho nên, bé ăn dù nhiều nhưng vẫn bị chậm tăng cân.
Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân
Khi bé ở nhà bị chậm tăng cân bởi một trong các nguyên nhân trên, phụ huynh có thể làm những điều sau đây:
– Tẩy giun định kỳ cho bé
– Cho bé ăn đủ chất và đa dạng: Hãy cho bé ăn đủ các chất dinh dưỡng có trong nhiều loại thức ăn khác nhau để hệ tiêu hóa của bé hấp thu hiệu quả. Đừng có bé ăn quá ít hoặc quá nhiều một loại thức ăn nào đó vì nó có thể làm cho bé thiếu chất dinh dưỡng và không phát triển toàn diện.
– Đối với trẻ trong độ tuổi từ 4-6 tháng, ngoài việc cho con bú, mẹ phải bổ sung thực đơn ăn dặm để cung cấp chất dinh dưỡng cho bé.
– Không nên cho trẻ ăn vặt: Ăn vặt sẽ khiến bé không cảm thấy đói và khó khăn khi ngồi vào bữa ăn chính.
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 1 ngày 3 bữa, mẹ có thể chia nhỏ thành 5-6 bữa để bé không cảm thấy chán ăn và ăn ngon hơn.
– Ăn sữa chua và uống sữa: Ăn sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa có thêm lợi khuẩn và hoạt động trơn tru hơn. Sữa sẽ cung cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
– Mẹ cũng có thể áp dụng thực đơn cho trẻ biếng ăn và chậm tăng cân để giúp bé ăn ngon hơn và phát triển một cách bình thường.
– Nếu cần thiết, hãy cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhất.
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm bằng thảo dược giúp bé ăn ngon miệng và trí não phát triển dành cho trẻ bị nóng nhiệt mẹ có thể bổ sung thêm cho phát triển toàn diện.
Chúc các mẹ thành công!
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Lười Bú Chậm Tăng Cân Và Giải Pháp
– Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, lợi bị sưng đau. Vệ sinh răng miệng chưa tốt gây tưa lưỡi (đẹn) làm trẻ khó chịu và ko thèm ăn uống.
– Một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: trẻ mắc chứng bệnh về tai, mũi; trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…
– Bầu ngực của mẹ có mùi lạ khiến trẻ sợ như: mẹ dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực…
– Mùi vị sữa mẹ bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng của mẹ: ăn thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua caffein hay rượu bia. Ngoài ra, mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể khiến trẻ bị đầy hơi, thậm chí đau bụng. Sữa bò, hạt hạnh, bột mì, cá và trứng cũng là một số đồ ăn và đồ uống có thể gây dị ứng ở trẻ.
– Không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú (bú ở những giờ cố định) sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả: trẻ không phân biệt lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
– Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ cứng hoặc tụt sâu.
– Trẻ bị tâm lý khi trẻ cắn ti mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách nói to.
– Do trẻ quen với việc bú sữa bình có dòng sữa chảy mạnh nên không chịu bú mẹ vì nguồn sữa thất thường.
-Tư thế bú không đúng, khiến trẻ không thoải mái và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.
Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân
Sau khi kiểm tra các nguyên nhân trên, để có nhiều sữa cho con hơn, mẹ có thể kích nhiều sữa bằng cách: Cho con bú nhiều để kích thích tuyến sữa, xoa bóp ngực, ngủ nghỉ hợp lý (8 – 10 giờ/ngày), tránh căng thẳng, và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, thận trọng về việc dùng thuốc trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý những điều sau:
– Đổi cách bế trẻ khi cho bú, hoặc cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh, hơi tối một chút.
– Mẹ nên cho trẻ bú khi con buồn ngủ.
– Cố gắng xác định rõ nguyên nhân trẻ không chịu bú. Nên đưa trẻ đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không (đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ lười bú). Mẹ nên kiểm tra nguồn sữa, đặc biệt nếu trẻ bú thất thường hoặc ngày càng phụ thuộc vào việc bú bình.
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Tăng Cân Và Chiều Cao
Không có nhiều khác biệt về sự phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi ở nước ta so với các quốc gia khác trong khu vực, cũng như trên thế giới. Đến giai đoạn ăn dặm, chỉ số chiều cao, cân nặng của các em có phần giảm. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt năng lượng, chất đạm, các acid béo thiết yếu và nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như A, B, C, D; sắt, kẽm, selen, canxi… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trí lực của trẻ.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chậm lớn ở trẻ: khẩu phần ăn mất cân bằng (nhiều chất bột đường nhưng thiếu chất đạm, vitamin, khoáng chất); bữa ăn của trẻ thất thường (ăn nhiều, ít, không đúng giờ); thức ăn nghèo nàn, không thay đổi thực phẩm thường xuyên, thiếu dưỡng chất cần thiết; trẻ bị giun, sán, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hô hấp, tiêu chảy… Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là chế độ ăn thiếu 2 vi chất quan trọng là kẽm và selen. Đây là 2 thành phần chủ chốt, cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ. Vì vậy, cơ thể các bé thiếu 2 chất này sẽ gây ra tình trạng chậm lớn, rối loạn chức năng hấp thu, rối loạn tiêu hóa và hay mắc bệnh đường hô hấp.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm cho biết: “Ở trẻ biếng ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn trẻ bình thường nhiều lần. Là những vi chất cần thiết để gia tăng chuyển hóa, tăng cường hấp thụ, giúp trẻ ăn nhanh và cao lớn nhưng kẽm và selen lại là 2 vi chất cơ thể không tự sinh ra. Do đó, để đủ lượng kẽm và selen cần thiết, cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm tự nhiên như hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, củ cải trắng, giá đỗ…Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng siro ăn ngon có chứa kẽm và selen nguồn gốc thực vật – có tỷ lệ hấp thu cao để bổ sung trực tiếp cho trẻ”.
Siro ăn ngon Ích Nhi chứa kẽm và selen có nguồn gốc thực vật (được chiết xuất từ tỏi), an toàn, khả năng hấp thu tốt hơn so với kẽm và selen vô cơ, giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch phục hồi nhanh chóng. Không chỉ bổ sung thêm vitamin nhóm B gồm B1, B2, B6; các acid amin thiết yếu như L – Lysine, Taurin – giúp tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất béo cho cơ thể, siro ăn ngon Ích Nhi còn giúp phát triển trí tuệ, tầm vóc, gia tăng chuyển hóa để hấp thu tối đa dinh dưỡng.
Đặc biệt, siro ăn ngon Ích Nhi chứa omega 3 (DHA và EPA), canxi… , giúp trẻ phát triển trí thông minh và nâng cao thể lực. Sản phẩm hữu hiệu, tác động trực tiếp vào chuỗi các trọng điểm gây nên vòng luẩn quẩn của sự hấp thu kém. Sản phẩm kết hợp được nhiều tính năng, cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện: chiều cao (D3 và canxi), trí lực (Omega), bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt (vitamin, khoáng chất, Acid amin…) để trẻ luôn khỏe mạnh.
Trung tâm tư vấn sức khỏe: 04.3995.3901 hoặc truy cập website ichnhi.vn.
(Nguồn: Nam Dược)
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Tăng Cân Và Cách Khắc Phục
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục
Trẻ chậm tăng cân khi nào?
Một số giai đoạn trong quá trình phát triển bé sẽ không tăng cân hoặc sụt cân là điều bình thường như trẻ sơ sinh chậm tăng cân trong 5 đến 7 ngày đầu đời.
Theo nghiên cứu, việc giảm 5% cân nặng được coi là bình thường đối với trẻ dùng sữa công thức và giảm 7 -10% là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ [1].
Hoặc trường hợp bé không tăng cân từ 6 tháng trở đi do khi đó sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, hay khi trẻ chuyển sang giai đoạn học bò, tập đi cũng sẽ làm trẻ chậm tăng cân.
Nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến tình trạng bé không tăng cân?
Về nguyên nhân bệnh lý, có thể bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến việc trẻ hấp thu kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, xuất phát từ các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, trào ngược dạ dày, tiêu chảy,…
Trẻ bị nhiễm giun sán do nhiễm bẩn từ thức ăn, đồ chơi trẻ cho lên miệng ngậm.
Do trẻ có thể mắc bệnh celiac – bệnh khiến trẻ dị ứng với gluten, một loại protein có trong các loại ngũ cốc. Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đối với protein này làm tổn thương lớp lót của ruột nên nó không thể hấp thu các chất dinh dưỡng đúng cách [2].
Các loại thức ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Thức ăn không phù hợp với khẩu vị của bé khiến trẻ biếng ăn, không muốn ăn.
Các bữa ăn cách nhau quá xa.
Trẻ sụt cân sau khi cai sữa mẹ, hay trong quá trình tập ăn dặm. Tình trạng trẻ không tăng cân do nguyên nhân này sẽ sớm kết thúc khi bé đã quen với việc ăn dặm ngoài sữa mẹ.
Do trẻ đang trong quá trình mọc răng khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, trẻ đi ngoài lỏng (tướt mọc răng) và có thể bé bị sốt nên bé có thể sụt cân hoặc không tăng cân.
Cách khắc phục khi trẻ không tăng cân
Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân như đã nêu ở trên mà có cách khắc phục sao cho phù hợp.
Nếu là do nguyên nhân bệnh lý thì điều đầu tiên là cần chữa khỏi bệnh cho con. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng bệnh kéo dài. Có thể bổ sung thêm cho con các loại men tiêu hóa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa ImmuneGammaZ để giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng / lần.
Mẹ nên tìm hiểu khẩu vị của con, hỏi xem con thích ăn gì để từ đó thiết kế khẩu phần ăn cho con hợp lý, giúp bé thấy hứng thú và ngon miệng khi ăn.
Hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng về các nhóm dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất trong thực phẩm để bổ sung đầy đủ cho con trong trường hợp bé không tăng cân kéo dài.
Nếu bé có dấu hiệu chán ăn, không muốn ăn thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa vì điều này sẽ khiến trẻ càng chống đối và hấp thu kém hơn.
Trẻ thường sụt cân trong quá trình sau khi cai sữa mẹ. Do vậy mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này. Một số sữa cho trẻ chậm tăng cân cũng là biện pháp giải quyết tốt vấn đề cân nặng cho bé.
Điều cuối cùng là mẹ nên theo dõi thường xuyên cân nặng của con, nếu có bất kỳ dấu hiệu rối loạn nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Trẻ không tăng cân là điểu xảy ra khá thường xuyên, tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ chủ quan để tránh tình trạng này phát triển thành suy dinh dưỡng ở trẻ.
Dược sĩ Ngọc Mai
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân và cách khắc phục
5
(100%)
1
vote
(100%)vote
Bạn đang xem bài viết Trẻ Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Giải Pháp trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!