Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục mới nhất trên website Quatangmenard.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những điều bố mẹ nên biết về sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh
Theo những tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ bú sữa mẹ được xem là tăng trưởng bình thường khi:
Trong tuần đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ tụt khoảng 5-10% cân nặng. Từ 2-3 tuần sau đó, trẻ bắt đầu tăng cân đều đặn.
Cân nặng của trẻ 4 tháng tuổi tăng gấp 2 lần so với khi sinh, tăng gấp 3 lần vào thời điểm trẻ 13 tháng tuổi (đối với bé trai) và 15 tháng tuổi (đối với bé gái).
Giai đoạn 12 tháng, chiều dài của trẻ tăng khoảng 1,5 lần và chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm.
Tuy vậy, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ, trong đó có một vài nguyên nhân thường gặp đó là:
Trẻ sinh non
Trẻ sinh non thường có xu hướng chậm lên cân hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Ngoài ra, sức khỏe của trẻ sinh non thường yếu hơn, khiến trẻ có nguy cơ dễ mắc các bệnh hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Trẻ ngủ nhiều bú ít
Trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân cũng là điều khiến không ít bậc bố mẹ lo lắng. Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh không chịu bú hoặc đòi bú khi đói nhưng lại nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Điều này khiến cho việc bú sữa của trẻ bị gián đoạn, khiến trẻ chỉ bú được một lượng sữa rất ít. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tác động tiêu cực tới sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là về cân nặng và chiều cao.
Trẻ không bú đủ sữa
Có những trường hợp mẹ không xác định được lượng sữa như thế nào là đủ để cung cấp cho trẻ, hoặc mẹ có quá ít sữa và không đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
Các vấn đề về sức khỏe
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao?
Chăm chút cho giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Vì vậy bố mẹ nên đảm bảo rằng trẻ luôn ngủ đủ giấc. Tốt nhất là bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ ngủ ngon và sâu trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, vì khi đó, hooc-môn tăng trưởng của trẻ sẽ tăng lên 4 lần so với những thời điểm khác trong ngày.
Thường xuyên cho trẻ bú
Để tránh trường hợp trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Mẹ nên cố gắng giữ cho thời gian bú của trẻ kéo dài càng lâu càng tốt. Nhờ có vậy, hàm lượng chất béo trong sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn, thậm chí là gấp đôi so với sữa ban đầu.
Cho trẻ bú đúng cữ
Nhiều khi trẻ ngủ quá sâu vào ban đêm và bỏ qua cữ bú. Điều này có thể ảnh hưởng đến lượng sữa nạp vào cơ thể trẻ, dẫn tới giảm cân nặng. Do đó, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để cho con bú đúng cữ. Hơn nữa, trong trường hợp sữa mẹ không có đủ, thì bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức để hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ.
Ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm
Bố mẹ không nên cho trẻ ăn dặm từ quá sớm, đặc biệt là giai đoạn dưới 6 tháng tuổi. Còn với trẻ đang trong tuổi ăn dặm, bố mẹ nên bổ sung vào thực đơn của trẻ nhiều nguồn thực phẩm cung cấp các dưỡng chất khác nhau như ngũ cốc, trứng, thịt, rau củ quả…
Trong trường hợp trẻ sơ sinh chậm tăng cân do những vấn đề về sức khỏe thì bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và điều trị bệnh, từ đó giúp con bắt kịp tốc độ phát triển bình thường như những trẻ khác.
ODPHUB hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã hiểu rõ lý do vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân, từ đó có phương pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, tránh những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ về sau.
Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân : Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác biệt, có trẻ tăng cân nhanh nhưng cũng có trẻ tăng cân chậm, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ không đạt được mức cân nặng cần thiết ứng với mỗi độ tuổi, thì bố mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua và phải tìm cách khắc phục ngay.
by Nguyễn Phương272 Views
Sự tăng cân ở trẻ sơ sinh
Tăng cân là một dấu hiệu rõ ràng của sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào các em bé cũng sẽ tăng cân một cách đều đặn.
Một trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng 5% đến 10% trọng lượng sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Điều này là hoàn toàn bình thường và phổ biến.
Sau đó, trẻ sẽ tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 3 đến 4 tháng đầu sau khi sinh. Bé trai có thể tăng gần 3 lần trọng lượng sơ sinh trong năm đầu tiên. Còn các bé gái thì có thể mất tới 16 tháng.
Trong khoảng thời gian này, sẽ có thời điểm em bé tăng cân chậm hoặc bị sụt cân, điều này cũng rất bình thường, xảy ra với hầu hết các em bé.
Nó do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do ốm bệnh và do thức ăn (vì trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu và chưa ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau).
Thông thường, các em bé sẽ dần lấy lại trọng lượng của mình và tiếp tục tăng cân theo quy luật phát triển tự nhiên. Nhưng nếu tình trạng này vẫn kéo dài, thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của đứa trẻ.
Tóm lại, tăng cân chậm ở trẻ sơ sinh có thể là bình thường nhưng cần phải được theo dõi và không nên để nó kéo dài.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Em bé có thể bị mệt mỏi nhiều lần và ngủ thiếp đi trước khi bú đủ sữa.
Phản xạ mút yếu khiến em bé không thể lấy đủ sữa từ bầu ngực nếu bạn đang cho bú sữa mẹ trực tiếp hoặc thậm chí là từ bình sữa.
Nếu bạn đang cho bé bú sữa bột , chuẩn bị sữa bột không đúng cách (lượng sữa, cách pha sữa,…) có thể dẫn đến việc tăng cân chậm.
Vú của bạn không sản xuất đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của em bé.
Lịch trình cho con bú sữa không phù hợp, dẫn đến em bé không bú được nhiều sữa. Trẻ càng lớn thì nhu cầu về thức ăn càng gia tăng.
Nếu em bé bị bệnh (cúm, nhiễm trùng tai,…), cơ thể của bé có thể cần nhiều calo và chất dinh dưỡng hơn để tự chữa lành. Một cơn sốt nhẹ cũng có thể khiến em bé trở nên chán ăn và mệt mỏi.
Trẻ khóc nhiều, nhiệt độ không phù hợp (kéo dài), nôn trớ sữa thường xuyên,…có thể khiến em bé khó chịu, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, kết quả là trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
Thức ăn dặm mới lạ, em bé chưa quen nên không chịu ăn.
Em bé có thể đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như : tiêu chảy, trào ngược thực quản , bệnh celiac hoặc không dung nạp sữa.
Nếu người mẹ bị trầm cảm sau sinh hoặc quá bận rộn…. có thể làm giảm sự chú ý và quan tâm đối với em bé, kết quả là em bé không nhận được sự chăm sóc đầy đủ và tốt nhất.
Hiếm gặp hơn, trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể là triệu chứng của một vấn đề về phổi, chẳng hạn như xơ nang; một vấn đề hệ thần kinh, chẳng hạn như bại não; một vấn đề nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down ; bệnh tim; thiếu máu ; hoặc rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng. Những vấn đề như này cần phải được phát hiện sớm và điều trị ngay lập tức.
– Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi :
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Khi em bé còn nhỏ, tất cả nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ được đáp ứng đầy đủ với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bé có thể bú khoảng 8-12 lần một ngày, khoảng 2-4 giờ một lần hoặc khi bé đang đói và có nhu cầu bú thêm.
Nếu bạn đang sử dụng sữa bột, bé có thể cần ăn 6-8 lần một ngày. Do sữa bột tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.
Nếu em bé không bú đủ trong ngày, mẹ nên thức dậy vào ban đêm để cho con bú, đặc biệt là khi em bé đang tăng cân chậm hoặc bị sụt cân.
Vào thời điểm bé đã đạt đến khoảng 4 tháng, bạn sẽ bắt đầu cắt giảm số lần cho bé bú mỗi ngày.
Nếu bạn đang cho con bú, bây giờ em bé có thể bú 4-6 lần một ngày, thay vì 8-12. Lượng sữa mà em bé tiêu thụ ở mỗi bữa ăn sẽ tăng lên.
Kiểm tra xem em bé có ngậm ti đúng hay không, công thức sữa bột, lịch trình bú sữa,…. Quan sát biểu hiện mệt mỏi, sự khó chịu, triệu chứng bệnh,…ở em bé. Xác định được nguyên nhân chính xác sẽ giúp bố mẹ thay đổi và giải quyết được vấn đề dễ dàng.
Khi bé được 4-6 tháng tuổi, bé nên tiêu thụ khoảng 28-45 ounce sữa bột mỗi ngày, và bạn có thể bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc.
– Với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi và đang tập ăn dặm :
Khi cho em bé làm quen với thức ăn đặc, bạn không nên cố gắng vội vàng. Phải từ từ cho em bé tập làm quen với thức ăn mới. Hãy tham khảo danh sách thức ăn dặm phù hợp với từng tháng tuổi sơ sinh, có trong sách hoặc kinh nghiệm từ các bà mẹ khác. Nếu thức ăn không phù hợp, trẻ không ăn được, không tiêu hóa được, nôn chớ, dị ứng, đau bụng,….kết quả là trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
Nếu bạn thấy rằng em bé thường xuyên từ chối một món ăn mới mà không chịu nếm thử nó trước, bạn có thể trộn thức ăn mới với thức ăn quen thuộc.
Giới thiệu các loại thực phẩm mới một cách dần dần và không cố gắng ép buộc bất cứ thứ gì. Có thể cho trẻ vừa ngồi chơi vừa ăn, trẻ sẽ thấy thoải mái hơn.
Bạn có thể tăng số lượng thức ăn mà cô ấy ăn trong suốt cả ngày bằng cách cung cấp một lượng nhỏ thức ăn vặt giữa các bữa ăn. Rau củ nấu chín mềm hoặc trái cây ít đường ít axit là lựa chọn tốt nhất.
Nếu em bé của bạn được hơn 6-7 tháng tuổi, bạn cũng có thể cho em bé ăn thử thức ăn khô như bánh quy và bánh mì. Tránh thức ăn mặn hoặc có đường tinh chế.
Em bé của bạn sẽ bắt chước rất nhiều những gì bạn làm, vì vậy việc ăn cùng nhau có thể khuyến khích em bé. Bé sẽ theo dõi bạn cẩn thận và học hỏi từ những gì bạn đang làm.
Điều quan trọng là cung cấp nhiều loại thức ăn khác nhau để em bé có một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và em bé cũng sẽ làm quen nhanh với các loại thực phẩm.
Các em bé thích tự chọn thức ăn, vì vậy hãy cho các em bé cơ hội. Bằng cách đặt thức ăn quanh bàn, để em bé ngồi trong đó và tự thưởng thức bữa ăn của mình mà không cần bố mẹ đút cho (lưu ý, cách này chỉ phù hợp với những trẻ gần 1 tuổi).
Nếu trẻ bị ốm bệnh, trước tiên cần phải điều trị bệnh trước đã. Cần phải chấp nhận rằng khi em bé bị bệnh, em bé không thể ăn được nhiều và thức ăn cần phải được chế biến đặc biệt trong từng điều kiện cụ thể.
Hy vọng rằng, qua bài viết này bố mẹ đã biết được những lý do trẻ sơ sinh chậm tăng cân và những cách khắc phục hiệu quả nhất.
5 Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân Mẹ Cần Biết Để Khắc Phục Kịp Thời
1. Trẻ sinh non
Trẻ sinh ra thiếu ngày thiếu tháng vì nhiều nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tác động đó là điều không ai kiểm soát trước được. Thông thường ở các trẻ sinh non sẽ thường có tình trạng chậm lớn, chậm tăng cân hơn so với các bé sinh đủ tháng. Chưa kể ngoài cân nặng thì các bé sinh non cũng thấp hơn các bạn, dễ mắc bệnh và sức khỏe, sức đề kháng cũng kém hơn các bạn bé sinh đủ tháng khác.
Nhưng mẹ yên tâm, trong 2 năm đầu đời nếu mẹ cho bé sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn 100%, đủ cữ, bé ăn ngon, ngủ đủ giấc, sinh hoạt bình thường thì sẽ dần bắt kịp đà tăng trước so với các bạn khác và sẽ không khiến mẹ phải quá lo lắng cho cân nặng và chiều cao của con đâu.
2. Bé không bú đủ sữa
Vì lý do nào đó mẹ không có sữa, mẹ thiếu sữa, sữa mẹ bé không thích bú hoặc chính mẹ cũng không xác định được lượng sữa cho bé bú có đủ hay là không thì bé sẽ luôn trong tình trạng bú không đủ sữa. Từ đó sinh ra lằn nhằn, khó ngủ, hay khóc, hay quấy khiến mẹ mệt mỏi và vất mà mà con thì lại chậm tăng cân.
3. Trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe
Điều này là tất yếu – bé chậm tăng cân do vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn bé gặp phải các vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày, rối loạn riêu hóa… Hoặc, bé bị một số rối loạn khác ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thì bé sẽ chậm tăng cân.
Khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị dứt điểm tránh tự mình nghe ở đâu đó rồi tự ý mua thuốc hay men tiêu hóa cho con uống không đúng chuẩn gây biến chứng và tình trạng cân nặng của bé càng trầm trọng hơn.
4. Mẹ thường tắm cho trẻ ngay sau khi ăn
Nhiều mẹ bỉm sữa trước khi cho trẻ sơ sinh đi tắm thường cho con bú một cữ sợ con đói tắm không ngoan, không hợp tác, cáu bẳn và khóc nhè. Tuy nhiên, điều mẹ không ngờ tới là chính thói quen sai lầm này của mẹ lại khiến con chậm tăng cân.
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sụt cần hoặc chậm tăng cân. Vì thế mà mẹ nên tắm cho trẻ trước khi ăn, để giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.
5. Trẻ ngủ nhiều bú ít
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bé chậm tặng cân vì do lười bú, không chịu bú, ham ngủ. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Do đó khi bé bú mẹ cũng cần thu hút sự chú ý của bé như nói chuyện với bé, tạo hứng thú cho bé bú đủ sữa rồi mới ngủ thì tình trạng cân nặng của con mới được cải thiện hơn.
Tạm kết:
Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:
Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần
Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái
Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng
Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi
Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau. Sau khi mẹ đã tìm ra được nguyên nhân tại sao con mình tăng cân chậm thì mẹ cần quan tâm chăm sóc nhiều hơn tới thói quen của mẹ, của con và điều chỉnh phù hợp. Nếu bé có vấn đề gặp phải về sức khỏe mẹ cần đưa bé đi khám ngay và điều trị dứt điểm. Có vậy trẻ mới tăng cân tốt mẹ yên tâm.
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Lười Bú Chậm Tăng Cân Và Giải Pháp
– Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, lợi bị sưng đau. Vệ sinh răng miệng chưa tốt gây tưa lưỡi (đẹn) làm trẻ khó chịu và ko thèm ăn uống.
– Một số chứng bệnh khiến trẻ bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: trẻ mắc chứng bệnh về tai, mũi; trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…
– Bầu ngực của mẹ có mùi lạ khiến trẻ sợ như: mẹ dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực…
– Mùi vị sữa mẹ bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng của mẹ: ăn thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua caffein hay rượu bia. Ngoài ra, mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể khiến trẻ bị đầy hơi, thậm chí đau bụng. Sữa bò, hạt hạnh, bột mì, cá và trứng cũng là một số đồ ăn và đồ uống có thể gây dị ứng ở trẻ.
– Không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú (bú ở những giờ cố định) sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém hiệu quả: trẻ không phân biệt lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
– Trẻ ngại bú do đầu ti của mẹ cứng hoặc tụt sâu.
– Trẻ bị tâm lý khi trẻ cắn ti mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách nói to.
– Do trẻ quen với việc bú sữa bình có dòng sữa chảy mạnh nên không chịu bú mẹ vì nguồn sữa thất thường.
-Tư thế bú không đúng, khiến trẻ không thoải mái và sữa mẹ không ra đều làm trẻ khó chịu.
Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân
Sau khi kiểm tra các nguyên nhân trên, để có nhiều sữa cho con hơn, mẹ có thể kích nhiều sữa bằng cách: Cho con bú nhiều để kích thích tuyến sữa, xoa bóp ngực, ngủ nghỉ hợp lý (8 – 10 giờ/ngày), tránh căng thẳng, và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, thận trọng về việc dùng thuốc trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý những điều sau:
– Đổi cách bế trẻ khi cho bú, hoặc cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh, hơi tối một chút.
– Mẹ nên cho trẻ bú khi con buồn ngủ.
– Cố gắng xác định rõ nguyên nhân trẻ không chịu bú. Nên đưa trẻ đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không (đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ lười bú). Mẹ nên kiểm tra nguồn sữa, đặc biệt nếu trẻ bú thất thường hoặc ngày càng phụ thuộc vào việc bú bình.
Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Chậm Tăng Cân: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục trên website Quatangmenard.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!